Lich su den ben duoc

Chia sẻ bởi Hồ Hải Ly | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Lich su den ben duoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI – ĐỀN BẾN DƯỢC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN BÌNH THẠNH
THCS CÙ CÍNH LAN
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐẢO CỦ CHI
1. LỊCH SỬ CỦA ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trungvà Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
2. VỊ TÍ ĐỊA LÝ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phũng thủ tring lũng đất ở huyện Củ Chi, cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Tây - Bắc Hệ thống này được mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.
Vị trí của địa đạo củ chi
II. CẤU TẠO, CUỘC SỐNG Ở ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
1. CẤU TẠO CỦA ĐỊA ĐẠO
Hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt
đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ
còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...
Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn,để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương)
Mô hình chung của địa đạo Củ Chi
Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn quân địch tới gần.
Cửa hầm địa đạo
Bếp Hoàng Cầm
Bên trong hầm địa đạo
Hầm chông
2. CUỘC SỐNG THỜI CHIẾN DƯỚI ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa
số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực,thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.
Người dân dùng dụng cụ thô sơ
để đào hang
Cuốc để đào đất
Một chiến sĩ đang tranh
thủ đọc
Miệng hầm
III. ĐỀN BẾN DƯỢC
1. GIỚI THIỆU ĐỀN BẾN DƯỢC
Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng. Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Giai thoại kể rằng, nguyên là tên Bến Vượt, nhưng do cách phát âm của người Nam bộ, đã bị biến âm, nói trại đi thành "Bến Dược".
a. Lịch sử đền Bến Dược
Đền được khởi công vào ngày 19 tháng 5 năm 1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trên một vùng đất rộng 7 ha trong quần thể của khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Đền khánh thành
giai đoạn 1 vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và bắt đầu đón khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm. Đền
chọn ngày 19 tháng 12 làm ngày lễ chính thức của đền. Về phong thủy, đền nằm trên một thế đất cực đẹp của
vùng Củ Chi hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam.
Được thết kế theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương.
Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới.
Chính giữa cổng tam quan là biển đề: Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang.
2. CẤU TẠO, KIẾN TRÚC ĐỀN BẾN DƯỢC
a. Cổng tam quan
Trải tấm lòng son vì đất nước,
Đem dòng máu đỏ giữ quê hương
Lòng biết công ơn nhang thơm một nén
Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm
b. Nhà văn bia
Là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng
3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.
Nội dung bài văn bia:
Vùng đất sáng ở Miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng bằng. Chống xăm lăng từ Trương Định,Trương Quyền, máu dũng sĩ chảy tràn sông suối. Thuở đất nước đắm chìm trong tăm tối, Nguyễn Tất Thành tím ruột xót non sông, tìm hướng tương lai, khói phủ Bến Nhà Rồng. Giặt quyết đẩy dân ta lùi về thời đồ đá.Tiếng Bác Hồ: "Dù đốt chảy dãy Trường Sơn..." Muôn triệu trái tim sôi sục căm hờn. Cả nước vì Sài Gòn vì cả nước quyết hy sinh. Moi ruột đất ẩn sâu vào lòng đất, trái tim thành chiến hào, ánh mắt hóa vì sao, bàn tay thành lưỡi kiếm… 
Thần, người căm giận.
Ầm, Ầm chiến dịch Hồ Chí Minh.
Như bão gầm, như thác lũ, dũng tướng, tinh binh, bạt núi, san đèo, tiến về Thành phố.
Rạp trời cờ đỏ
Trúc chẻ ngói tan
Quét sạch hung tàn
Quê hương giải phóng
Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn.
Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường?
Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn...chim bay về núi tối rồi.
Máu hồng toả hương chính khí
Nhân kiệt làm nên địa linh.
Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng,
Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước.
Người đang sống nhớ thương người đã khuất,
Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời.
Những anh liệt như ngàn sao tỏa sáng,
Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người.
Văn bia ở đền Bến Dược
HÌNH ẢNH THAM QUAN ĐỀN BẾN DƯỢC CỦA CHÚNG EM ( 26/10)
Kỉ niệm một lần viếng thăm đền Bến Dược Củ Chi 26/10/2013
Địa đạo Củ Chi đã mang đậm dấu ấn của lịch sử. Đến với địa đạo chúng em đã hiểu sâu hơn về sự hy sinh cao cả của các anh . Chiến sĩ Cách mạng ngày xưa, qua 4 câu thơ trong bài thơ của nhà thơ Viễn Phương.
Máu hồng toả hương chính khí
Nhân kiệt làm nên địa linh.
Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng,
Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước.
Điều này thật đáng tự hào đối với dân tộc Việt Nam. Địa đạo còn nói lên sự thông minh khéo léo, sang tạo của nhân dân ta qua chế tạo ra những cạm bẫy để chống giặc.
Chính vì điều đó mà nhân dân ta càng phải học hỏi và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta.
Phải noi gương những vị anh hung đã hy sinh vì tương lai của một đất nước. Chúng ta cũng cần phải gìn giữ được những di tích lịch sử để mọi người có thể noi theo đó mà học tập.
IV. CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI- ĐỀN BẾN DƯỢC
Bản thân chúng em cũng sẽ cố gắng để phát huy những truyền thống đó. Để đạt được điều này thì chúng
em sẽ tìm hiểu nhiều hơn về nền lịch sử lâu đời của nước nhà.
CẢM ƠN CÁC QUÝ THẦY CÔ ĐÃ
THEO DÕI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA
CHÚNG EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Hải Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)