Lich su dang
Chia sẻ bởi Phan Thanh |
Ngày 09/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: lich su dang thuộc Hình học 12
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các bạn
đã đến với bài thuyết trình của nhóm chúng tôi
Nội dung bài thuyết trình bao gồm 3 phần
Phần I: Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng tám 1945.
Phần II: Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Phần III: Những chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm bảo vệ cách mạng và chuẩn bị toàn quốc kháng chiến.
Phần I:Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945.
Tình hình quốc tế:
Sau cách mạng tháng 10 Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu trở thành một trụ cột cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hòa bình của thế giới.
Cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ.
Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa có thay đổi vị trí: các nước phát xít bị bại trận, các đế quốc thực dân kiểu cũ như Anh, Pháp suy yếu. Mỹ trở thành đế quốc lớn nhất.
Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giải phóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc cũ và mới là nội dung chính của tiến trình lịch sử thế giới sau chiến tranh thế gới thứ 2. Tình hình đó tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam
Tình hình Việt Nam.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng.
Giặc ngoại xâm: cuối tháng Tám năm 1945 theo thỏa thuận của đồng minh ở hội nghị Poxdam, gần 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 17 trở ra làm nhiệm vụ rải ráp quân Nhật.
Phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh với danh nghĩa đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã tiếp tay cho quân đội Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
Quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh đã cầm súng dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
QUÂN ĐỘI ANH ĐẾN VIỆT NAM ĐỂ GIẢI GIÁP QUÂN ĐỘI NHẬT
QUÂN ĐỘI TƯỞNG GIỚI THẠCH Ở MIỀN BẮC
Các tổ chức phản động.
Việt Cách, Việt Quốc đã dựa vào những thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền nhân dân phản lại cách mạng đòi cải tổ lại chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở nhiều nơi như: Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên…
Giặc đói:
Trong lúc còn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài thì ta còn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế. Nạn đói ở miền Bắc do Pháp, Nhật gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt…tình hình tài chính rất khó khăn (kho bạc chỉ có vỏn vẹn 1,2 triệu đồng), trong đó hơn quá nửa là tiền rách…
NGƯỜI CHẾT ĐẦY ĐƯỜNG TRONG NẠN ĐÓI 1945
ĐẦU LÂU XẾP ĐỐNG TRONG NẠN ĐÓI 1945
NGƯỜI CHẾT TRONG NẠN ĐÓI 1945
Giặc dốt:
95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại ngày càng hết sức nặng nề.
Trong những năm đầu cách mạng, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta, đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, tổ quốc đứng trước lâm nguy.
Phần II: Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cần kíp của cách mạng nước ta, chỉ thị xác định:
“Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”. Khẩu hiệu đấu tranh “Dân tộc là trên hết, tổ quốc là trên hết”
Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược.
Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của toàn dân tộc là: củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là: bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng.
Những biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ trên.
Về nội chính: xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập hiến pháp, bài trừ nội phản đối lập, củng cố chính quyền nhân dân.
Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân trường kì kháng chiến.
Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, thêm bạn bớt thù. Đối với quân đội Tưởng, thực hiện nguyên tắc “Hoa - Việt thân thiện”.
Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Ban thường vụ Trung ương Đảng đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo về chiến lược và sách lược cách mạng trong thời kì mới giành được chính quyền, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Phần III: Những chủ trương của Đảng và nhà nước để bảo vệ chính quyền
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945,cách mạng nước ta đứng trước những khó khăn, thử thách cực kì nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa. Đứng trước tình hình đó, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp và chủ trương để đưa nước ta vượt qua những khó khăn.
Thực hiện tăng cường khối đoàn kết toàn dân, củng cố chế độ mới.
Về chính trị: đã khẩn trương tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 6-1-1946 bầu Quốc hội, bầu hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng, các tổ chức quần chúng tiếp được củng cố và mở rộng. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần lượt ra đời. Đảng xã hội Việt Nam thành lập nhằm đoàn kết trí thức yêu nước phục vụ chính quyền mới.
NHÂN DÂN NAM BỘ ĐI BẦU QUỐC HỘI TRONG CẢ NƯỚC
Về quân sự: Đảng coi trọng xây dựng và phát triển công cụ của bạo lực cách mạng như công an, bộ đội. Cuối 1946, lực lượng thường trực quân đội lên tới 8 vạn, lực lượng quần chúng phát triển rộng khắp, hầu hết các thôn ấp đều có đội tự vệ.
Về kinh tế, tài chính: Đảng và Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh gia tăng sản xuất, bãi bỏ thuế thân, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân nghèo, thực hiện giảm tô 25%. Huy động nhân dân đóng góp cho “quỹ độc lập” hàng chục triệu đồng, cho “tuần lễ vàng” hàng trăm kg vàng, từng bước xây dựng tài chính độc lập.
Về văn hoá, giáo dục: Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ tệ nạn văn hoá nô dịch, lạc hậu, phát triển phong trào bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ. trong vòng 1 năm đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
Những thành tựu nói trên tạo nên sức mạnh bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng, chống thù trong, giặc ngoài.
NGƯỜI LỚN ĐI HỌC VÀO BAN ĐÊM TRONG PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ
BỘ ĐỘI DẠY HỌC TRONG PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ
BÁC HỒ VỚI PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ
2. Thực hiện chính sách khôn khéo khi đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Tạm hoà hoãn với Tưởng ở miền Bắc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam (9/1945 đến 6/3/1946), Đảng ta đã nhân nhượng cho Tưởng một số vấn đề:
Kinh tế: cung cấp lương thực cho quân Tưởng trong khi nhân dân ta lại đang đói kém.
Quân sự: chủ trương tránh xung đột, không mắc âm mưu, khiêu khích của chúng.
Chính trị: chủ động mở rộng thành phần chính phủ, nhân nhượng một số ghế trong quốc hội cho tay sai của Tưởng, Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là lui về hoạt động bí mật để tránh mũi tấn công của kẻ thù nhằm vào Đảng.
Nhờ vậy, Đảng ta đã làm thất bại âm mưu khiêu khích của Tưởng, vô hiệu hoá hoạt động chống phá của tay sai, tập trung toàn lực để chống Pháp ở miền Nam.
Sách lược hoà với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước.
Ngày 26/2/1946, hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, quân đội Pháp ra thay quân Tưởng ở miền Bắc và Pháp phải nhượng cho Tưởng một số quyền lợi, đặt cách mạng nước ta vào một hoàn cảnh phức tạp. Đảng ta đã chọn hoà hoãn với Pháp để đánh đuổi Tưởng ra khỏi đất nước, đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp lâu dài.
Ngày 6/3/1946,chính phủ ta đã kí với chính phủ Pháp “hiệp định sơ bộ” đặt cơ sở đi đến một cuộc đàm phán kí hiệp định chính thức.
Nhằm tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, chủ tịch Hồ Chí Minh kí tiếp với chính phủ Pháp tạm ước 14/9/1946.
Chủ trương thương lượng kí các hiệp định với Pháp là cần thiết và đúng đắn, đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn nghiêm trọng, bảo vệ thành quả cách mạng và chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
NHÓM THỰC HIỆN:
ĐOÀN HÙNG DŨNG.
NGUYỄN THÀNH ĐẠI.
VŨ VĂN ĐẠI.
NGUYỄN ĐÌNH HẢI.
TRƯƠNG CÔNG THÁI HOÀNG.
PHẠM CÔNG HỘI.
NGUYỄN ĐÌNH HỢP.
NGUYỄN THÁI KIM.
TRẦN QUANG LỤC (NHÓM TRƯỞNG).
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY VUI VẺ
đã đến với bài thuyết trình của nhóm chúng tôi
Nội dung bài thuyết trình bao gồm 3 phần
Phần I: Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng tám 1945.
Phần II: Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Phần III: Những chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm bảo vệ cách mạng và chuẩn bị toàn quốc kháng chiến.
Phần I:Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945.
Tình hình quốc tế:
Sau cách mạng tháng 10 Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu trở thành một trụ cột cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hòa bình của thế giới.
Cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ.
Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa có thay đổi vị trí: các nước phát xít bị bại trận, các đế quốc thực dân kiểu cũ như Anh, Pháp suy yếu. Mỹ trở thành đế quốc lớn nhất.
Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giải phóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc cũ và mới là nội dung chính của tiến trình lịch sử thế giới sau chiến tranh thế gới thứ 2. Tình hình đó tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam
Tình hình Việt Nam.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng.
Giặc ngoại xâm: cuối tháng Tám năm 1945 theo thỏa thuận của đồng minh ở hội nghị Poxdam, gần 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 17 trở ra làm nhiệm vụ rải ráp quân Nhật.
Phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh với danh nghĩa đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã tiếp tay cho quân đội Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
Quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh đã cầm súng dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
QUÂN ĐỘI ANH ĐẾN VIỆT NAM ĐỂ GIẢI GIÁP QUÂN ĐỘI NHẬT
QUÂN ĐỘI TƯỞNG GIỚI THẠCH Ở MIỀN BẮC
Các tổ chức phản động.
Việt Cách, Việt Quốc đã dựa vào những thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền nhân dân phản lại cách mạng đòi cải tổ lại chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở nhiều nơi như: Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên…
Giặc đói:
Trong lúc còn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài thì ta còn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế. Nạn đói ở miền Bắc do Pháp, Nhật gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt…tình hình tài chính rất khó khăn (kho bạc chỉ có vỏn vẹn 1,2 triệu đồng), trong đó hơn quá nửa là tiền rách…
NGƯỜI CHẾT ĐẦY ĐƯỜNG TRONG NẠN ĐÓI 1945
ĐẦU LÂU XẾP ĐỐNG TRONG NẠN ĐÓI 1945
NGƯỜI CHẾT TRONG NẠN ĐÓI 1945
Giặc dốt:
95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại ngày càng hết sức nặng nề.
Trong những năm đầu cách mạng, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta, đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, tổ quốc đứng trước lâm nguy.
Phần II: Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cần kíp của cách mạng nước ta, chỉ thị xác định:
“Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”. Khẩu hiệu đấu tranh “Dân tộc là trên hết, tổ quốc là trên hết”
Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược.
Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của toàn dân tộc là: củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là: bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng.
Những biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ trên.
Về nội chính: xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập hiến pháp, bài trừ nội phản đối lập, củng cố chính quyền nhân dân.
Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân trường kì kháng chiến.
Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, thêm bạn bớt thù. Đối với quân đội Tưởng, thực hiện nguyên tắc “Hoa - Việt thân thiện”.
Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Ban thường vụ Trung ương Đảng đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo về chiến lược và sách lược cách mạng trong thời kì mới giành được chính quyền, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Phần III: Những chủ trương của Đảng và nhà nước để bảo vệ chính quyền
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945,cách mạng nước ta đứng trước những khó khăn, thử thách cực kì nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa. Đứng trước tình hình đó, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp và chủ trương để đưa nước ta vượt qua những khó khăn.
Thực hiện tăng cường khối đoàn kết toàn dân, củng cố chế độ mới.
Về chính trị: đã khẩn trương tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 6-1-1946 bầu Quốc hội, bầu hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng, các tổ chức quần chúng tiếp được củng cố và mở rộng. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần lượt ra đời. Đảng xã hội Việt Nam thành lập nhằm đoàn kết trí thức yêu nước phục vụ chính quyền mới.
NHÂN DÂN NAM BỘ ĐI BẦU QUỐC HỘI TRONG CẢ NƯỚC
Về quân sự: Đảng coi trọng xây dựng và phát triển công cụ của bạo lực cách mạng như công an, bộ đội. Cuối 1946, lực lượng thường trực quân đội lên tới 8 vạn, lực lượng quần chúng phát triển rộng khắp, hầu hết các thôn ấp đều có đội tự vệ.
Về kinh tế, tài chính: Đảng và Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh gia tăng sản xuất, bãi bỏ thuế thân, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân nghèo, thực hiện giảm tô 25%. Huy động nhân dân đóng góp cho “quỹ độc lập” hàng chục triệu đồng, cho “tuần lễ vàng” hàng trăm kg vàng, từng bước xây dựng tài chính độc lập.
Về văn hoá, giáo dục: Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ tệ nạn văn hoá nô dịch, lạc hậu, phát triển phong trào bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ. trong vòng 1 năm đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
Những thành tựu nói trên tạo nên sức mạnh bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng, chống thù trong, giặc ngoài.
NGƯỜI LỚN ĐI HỌC VÀO BAN ĐÊM TRONG PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ
BỘ ĐỘI DẠY HỌC TRONG PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ
BÁC HỒ VỚI PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ
2. Thực hiện chính sách khôn khéo khi đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Tạm hoà hoãn với Tưởng ở miền Bắc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam (9/1945 đến 6/3/1946), Đảng ta đã nhân nhượng cho Tưởng một số vấn đề:
Kinh tế: cung cấp lương thực cho quân Tưởng trong khi nhân dân ta lại đang đói kém.
Quân sự: chủ trương tránh xung đột, không mắc âm mưu, khiêu khích của chúng.
Chính trị: chủ động mở rộng thành phần chính phủ, nhân nhượng một số ghế trong quốc hội cho tay sai của Tưởng, Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là lui về hoạt động bí mật để tránh mũi tấn công của kẻ thù nhằm vào Đảng.
Nhờ vậy, Đảng ta đã làm thất bại âm mưu khiêu khích của Tưởng, vô hiệu hoá hoạt động chống phá của tay sai, tập trung toàn lực để chống Pháp ở miền Nam.
Sách lược hoà với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước.
Ngày 26/2/1946, hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, quân đội Pháp ra thay quân Tưởng ở miền Bắc và Pháp phải nhượng cho Tưởng một số quyền lợi, đặt cách mạng nước ta vào một hoàn cảnh phức tạp. Đảng ta đã chọn hoà hoãn với Pháp để đánh đuổi Tưởng ra khỏi đất nước, đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp lâu dài.
Ngày 6/3/1946,chính phủ ta đã kí với chính phủ Pháp “hiệp định sơ bộ” đặt cơ sở đi đến một cuộc đàm phán kí hiệp định chính thức.
Nhằm tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, chủ tịch Hồ Chí Minh kí tiếp với chính phủ Pháp tạm ước 14/9/1946.
Chủ trương thương lượng kí các hiệp định với Pháp là cần thiết và đúng đắn, đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn nghiêm trọng, bảo vệ thành quả cách mạng và chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
NHÓM THỰC HIỆN:
ĐOÀN HÙNG DŨNG.
NGUYỄN THÀNH ĐẠI.
VŨ VĂN ĐẠI.
NGUYỄN ĐÌNH HẢI.
TRƯƠNG CÔNG THÁI HOÀNG.
PHẠM CÔNG HỘI.
NGUYỄN ĐÌNH HỢP.
NGUYỄN THÁI KIM.
TRẦN QUANG LỤC (NHÓM TRƯỞNG).
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY VUI VẺ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)