Lich su Dang

Chia sẻ bởi Ngiuyen Thi Ngoc Trang | Ngày 02/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: lich su Dang thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA THỦY SẢN









Đề tài: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng
GVHD: Hoàng Nghĩa Mạn
Nhóm SVTH: Nhóm 4
BÀI TIỂU LUẬN
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, nghề cá nước ta phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình nuôi vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, năng suất nuôi thấp và không ổn định, chi phí đầu tư và hệ số rủi ro cao. Nhưng xuất phát từ tiềm năng về diện tích, điều kiện tự nhiên, nhu cầu của thị trường nhiều nơi đã đẩy nhanh việc nghiên cứu, hoàn thiện và phổ biến rộng rãi công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi; xây dựng mô hình phát triển nuôi cá biển tập trung kết hợp với chế biến và xuất khẩu; đẩy mạnh công tác tiếp thị giới thiệu sản phẩm và đa dạng đối tượng nuôi là một hướng quan trọng của phát triển nuôi biển.Ở nước ta, hiện đang nuôi một số đối tượng kinh tế như cá hồng, cá mú, cá tráp, cá chẽm, cá măng, cá giò… để hiểu hơn sau đây chúng tôi cùng tìm hiểu đề tài: “Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng”.
Phần 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình nuôi cá biển hiện nay
3.2. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Tráp vàng
3.3. Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng
3.4. Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm cá tráp vây vàng
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình nuôi cá biển hiện nay
* Sản lượng nuôi cá biển trên thế giới
Nghề nuôi cá biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
Tổng sản lượng nuôi cá biển của toàn khu vực tăng 11% từ năm 2004 đến năm 2005
Sản lượng tăng từ 1,031,800 tấn (năm 2004) lên 1,143,719 tấn (năm 2005) với giá trị sản lượng tăng 9%, tương ứng với 3.815 tỷ USD (năm 2004) và 4.141 tỷ USD (năm 2005)
* Sản lượng nuôi cá biển ở nước ta
Những năm gần đây, phong trào nuôi cá biển như cá chẽm, cá song, cá mú, cá cam, cá măng cũng đã được hình thành, nhất là các tỉnh miền Trung và miền Bắc, nhưng vẫn dựa hoàn toàn vào nguồn giống thu gom từ tự nhiên.
Việc sản xuất giống các loài cá này vẫn còn ở qui mô nghiên cứu cơ bản, hay nghiên cứu thực nghiệm bước đầu, chưa có trại sản xuất giống  đại trà chính thức nhằm cung cấp giống đầy đủ cho nghề nuôi.
3.2. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Tráp vàng (Sparus latus)
3.2.1. Đặc điểm phân loại, phân bố
3.2.1.1. Phân loại
Ngành động vật có xương sống : Vertebrata
Lớp cá xương : Osteichthyes
Bộ cá Vược : Perciformes
Họ cá Tráp : Sparidae
Giống cá Tráp : Sparus
Loài Tráp vàng : Sparus latus (Houttuyn, 1782)
* Khoa học : Sparus latus (Houttuyn, 1782).
* Tiếng Anh : Yellowfin seabream.
* Tiếng Việt : Cá Tráp Vàng.
3.2.1.2. Phân bố
Trên thế giới: Nam Trung Quốc, Philippine, Nhật Bản ở Hồng Hải, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia.
Ở Việt Nam cá tráp vây vàng phân bố ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, miền Trung, vùng cửa sông Quảng Ninh, cửa sông bạch Đằng, Hồng, Thái Bình.
Cá sống vùng sát đáy, ven bờ dưới 50 m, nơi có đáy là cát sỏi, bãi đá san hô chết hoặc đáy bùn cát
Nhiệt độ thích hợp của cá con hẹp hơn cá lớn. Nhiệt độ sinh sống bình thường từ 9,5 – 25oC; thích hợp nhất 17 – 27oC, chết rét ở nhiệt độ 8,8oC, chết nóng ở 32oC, thích nghi với độ mặn từ 5‰ đến 43‰ .
3.2.2. Đặc điểm hình thái
Cá hình bầu dục, thân dẹt, dài khoảng 20 cm, bụng bè
Mõm nhọn, miệng bằng, hàm trên và hàm dưới dài bằng nhau,
vây lưng liên tục,
Ở giữa không có khuyết lõm.
Thân màu xanh xám,
có dải màu vàng.
Hai bên thân có một vài dải dọc
và 4 dải nghiêng.
3.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tráp vây vàng thuộc lọai cá dữ ăn thịt. Cá con ăn động vật là chính, cá lớn ăn thức ăn thực vật là chính (Chủ yếu là khuê tảo đáy) và cũng ăn các động vật giáp xác cỡ nhỏ
Cá tráp con khi đói có thể ăn thịt lẫn nhau, cá ăn mạnh nhất ở điều kiện nhiệt độ nước từ 17 – 20oC.
3.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Sống ở thủy vực tự nhiên sau một năm cá Tráp vàng có chiều dài thân: 20 cm, nặng 300gram.
2 năm tuổi chiều dài thân 30 cm, nặng 450 gram, cá 3 năm tuổi dài 35 cm, nặng 600 gram.
Cá to nhất dài 45 cm, nặng 3.500 gram.
3.2.6. Đặc điểm sinh sản
Cá Tráp vàng là loài cá có tập tính sinh sản đực, cái đồng thể. Cá đực thành thục trước. Cá đực 1-2 tuổi đã có tuyến sinh dục thành thục, sau 2-3 tuổi cá đực chuyển thành cá cái.
Nhiệt độ thích hợp cho đẻ trứng là 16-230C, nồng độ muối 25-33%o. Trứng cá Tráp vàng thuộc loại trứng nổi, rời, hình tròn trong suốt, nhiệt độ thích hợp cho sự nở trứng là 18 -220C. 
3.3. Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng

3.3.2. Nuôi vỗ, cho đẻ
Cá bố mẹ cỡ 300 – 500g/con, nuôi ở ao có diện tích 2.000 m2, nước ao được thay theo thủy triều.
Cho ăn : Thức ăn là cá tạp xay nhỏ + Vitamin A và E. Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày là 2% khối lượng đàn cá, cứ 2 ngày trộn thêm vào thức ăn Vitamin E và A (liều lượng 1 viên/1 kg cá).
3.3.3. Thuốc kích thích sinh sản

Tiêm sơ bộ : Não 10 – 50 g/kg cá cái. Liều quyết định cho 1 kg cá cái: Não 20 + 50 g, HCG : 15 – 45 g, LHRHa : 10 – 20 g. Dùng phối hợp: Não + HCG, tỷ lệ 1 : 1 ; Não + GnRHa, tỷ lệ 1 : 1,5
3.3.4. Ấp trứng
Xác định thời gian rụng trứng. Sau 2 giờ tiến hành vuốt trứng, thụ tinh khô
Ấp trứng trong bể composite 1 m3, lưu tốc nước 2,5 – 10 lít/phút
Lượng tinh dịch cần thiết để thụ tinh có hiệu quả cho 1 vạn trứng cá tráp vây vàng là 0,10 ml. Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 24oC và độ mặn 25‰ sau khi thụ tinh 24 giờ, trứng cá tráp trở thành ấu trùng.
3.4. Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm cá tráp vây vàng
3.4.1. Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm cá tráp vây vàng trong ao
3.4.1.1 Điều kiện ao nuôi
Độ mặn thay đổi 0.2- 21‰, pH: 6.8- 7.8. Ao nuôi có đầy đủ cống cấp và thoát nước. Diện tích ao nuôi 0.6- 1 ha, độ sâu nước 2- 2.8 m.
3.4.1.2. Thả giống

Nguồn giống cá tráp vây vàng trước mắt là giống đánh bắt thiên nhiên hoặc sinh sản nhân tạo. Giống đánh bắt thiên nhiên nhìn chung quy cách từ 1.5- 2.5 cm/con.

Sau khi đánh bắt phải nuôi tạm một thời gian ở trong phòng hoặc ao nuôi tiến hành thuần hoá độ mặn (giảm độ mặn) và thuần hoá thức ăn.
3.4.1.3. Phương thức nuôi

* Nuôi đơn
+ Tuổi cá dài 5- 8cm, mật độ nuôi 4.5- 5.5 vạn con/ha
+ Tuổi cá dài 15- 16cm, mật độ nuôi 2.25- 2.7 vạn con/ha.
+ Tuổi cá dài 21- 21.5cm, mật độ nuôi 1.5- 1.8 vạn con/ha.
3.4.1.3. Phương thức nuôi
* Nuôi ghép
Cá tráp vây vàng là cá sống ở tầng đáy thường nuôi ghép với các loài cá vược mõm nhọn, vược hoa và các loài cá tráp khác Nuôi ghép với cá vược (Lates calcarifer)
Cá tráp vây vàng dài: 10- 12cm, mật độ thả 0.5 – 1.2 vạn con/ha
Cá vược : 12- 14cm, mật độ thả 15- 18 vạn con/ha
Nuôi ghép với cá vược hoa.
Cá tráp vây vàng 5- 8cm, mật độ thả:1.5- 1.8 vạn con/ha.
Cá vược hoa 10- 12cm, mật độ thả: 1.5- 2.5 vạn con/ha.
Cá tráp vây vàng dài 10-12cm, mật độ thả 0.9- 1.2 vạn con/ ha.
Cá tráp vây vàng dài 12- 14cm, mật độ thả 1.5- 1.8 vạn con/ha.
3.4.1.4. Cho ăn

Nuôi diện tích lớn, dùng thức ăn cá tạp ướp đông, hệ số thức ăn là 8-10, dùng thức ăn viên nổi, hệ số thức ăn là 2.5- 2.7.
Cho ăn phải cố định vị trí nhất định, ngày cho ăn 2 lần buổi sáng và buổi chiều.
3.4.1.5. Chăm sóc, quản lý

Phải quan sát ghi nhật ký hàng ngày
Điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.
Tốt nhất trong ao có thiết bị sục khí
một tuần thay nước 2- 3 lần, lượng nước thay 15- 20cm.
3.4.2. Kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng (Sparus latus Houttuyn) bằng lồng bè trên biển
3.4.2.1 Chọn địa điểm nuôi

Yêu cầu chung
- Vùng nuôi là vùng biển ít chịu ảnh hưởng của sóng gió trong mùa mưa bão, nước thủy triều lưu thông, chất nước sạch, không bị ô nhiễm.
- Vùng nuôi phải thuận tiện về giao thông, gần nguồn cung cấp giống và thức ăn.


* Yêu cầu cụ thể
Nên chọn vùng nuôi là các eo, vịnh có lưu tốc nước từ 0,2-0,3 m/s.
Chất đáy là cát bùn. Độ sâu thích hợp từ 5- 10 m. Khi nước thủy triều xuống thấp nhất, độ sâu của nước phải đạt từ 3,5 – 4,0 m.
3.4.2.2.Thiết kế lồng bè nuôi cá

Khung lồng có thể thiết kế thành hình vuông, hình tròn, hoặc đa giác. Có 2 loại lồng nuôi cá phổ biến hiện nay là lồng có phao nổi và lồng chìm, các loại lồng đều được neo cố định
3.4.2.3. Quản lý, chăm sóc

* Mật độ giống thả nuôi
- Cỡ cá giống: Từ 30 – 50 gr/con.
- Mật độ thả: Từ 70 – 120 con/m3.
* Cho ăn
+ Thức ăn tươi: Bao gồm các loại tôm, cá tạp, mực nhỏ... 
Ưu điểm
Có mùi vị hấp dẫn, dễ tiêu hóa, hấp thu.
Không phải qua chế biến, dễ sử dụng
Giá thành phù hợp.
Nhược điểm
Gây ô nhiễm môi trường
Rất khó bảo quản trong thời gian dài
Rất khó đáp ứng một khối lượng lớn thức ăn khi qui mô nuôi phát triển.
Bị động vào mùa mưa bão, dẫn đến chất lượng thức ăn sử dụng không đảm bảo.
Hệ số thức ăn cao.
3.4.2.3. Quản lý, chăm sóc
+ Thức ăn công nghiệp: Là loại thức ăn chế biến dạng viên khô, có hàm lượng đạm cao và đủ các chất khoáng, vitamine. 
Ưu điểm:
Không gây ô nhiễm môi trường
Có thể đáp ứng một khói lượng lớn vào bất kỳ thời điểm nào.
Chủ động thức ăn trong suốt quá trình nuôi.
Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền, rất sẵn có tại địa phương.
Hệ số thức ăn thấp.
Nhược điểm:
Cá không quen sử dụng vì vậy từng bước phải tập cho cá ăn
3.4.2.3. Quản lý, chăm sóc
- Liều lượng và phương pháp cho ăn: Thời kỳ cá còn nhỏ, lượng thức ăn được tính khoảng từ 6-10% khối lượng cá trong lồng, cho ăn từ 3-6 lần/ngày.
Khi cá lớn, lượng thức ăn được tính bằng 3-5% khối lượng cá trong 1 ngày, số lần cho cá ăn từ 1-2 lần/ngày.
- Phương pháp cho cá ăn là rải đều từng đợt thức ăn xuống lồng, để cá sử dụng hết thức ăn, nhằm hạn chế dư thừa thức ăn do cá không bắt mồi kịp.
3.5. Phòng trị bệnh cho cá 

Phòng bệnh cho cá: Trước khi thả cá giống hoặc san cá trong quá trình nuôi, tắm cho cá bằng thuốc tím hoặc nước ngọt
Tăng cường sức đề kháng cho cá: Định kỳ bổ sung các loại vitamine và khoáng chất vào thức ăn cho cá.
XIN CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngiuyen Thi Ngoc Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)