Lịch sư đảng

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bền | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Lịch sư đảng thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Báo cáo viên: NGUYỄN VĂN BỀN
Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin
I/ Mục đích của chuyên đề:
Giúp học viên nắm một cách hệ thống về:
- Tình hình xã hội nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX;
- Những thành tựu nước ta đạt được qua 83 năm Đảng lãnh đạo.
- Hình thành niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của đảng. Phấn đấu, thi đua lao động, học tập sáng tạo, nêu gương sáng trước quần chúng.
II/ Yêu cầu:


- Nắm được khái quát tình hình xã hội nước ta trước Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời;
- Vì sao nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt quyết định của Cách mạng Việt Nam?
- Ba thành thành tựu vẻ vang của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Những truyền thống quý báu của Đảng ta.
I/ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1/ Tình hình xã hội nước ta trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời:
a/ Tình hình thế giới:
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất (cuối thế kỷ (18 đầu Thế kỷ 19) và lần thứ 2 (1871-1914): Hàng loạt phát minh, sáng kiến đã làm cho nền sản xuất Đại công nghiệp ra đời.
+ CNTB phát triển. Xuất hiện các nhu cầu: Lao động, tài nguyên khoáng sản, thị trường, và chạy đua vị thế bá chủ hoàn cầu…Làm xuất hiện phong trào xâm chiếm thuộc địa ở các nước Tư bản.
b/ Tình hình trong nước
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị tàn bạo, phản động của Chủ nghĩa thực dân lên nước ta.
Một số hình ảnh quân ta
Về chính trị: Pháp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, chia nước ta thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau. Câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế, áp bức quần chúng lao động.
- Về kinh tế: chúng thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển, đồng thời bóc lột, vơ vét tài nguyên.
- Về văn hoá: Thực hiện chính sách ngu dân.
-> Xã hội nước ta có sự phân hoá sâu sắc:
Xã hội nước ta xuất hiện 2 giai cấp mới: g/c Tư sản và g/c công nhân. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Hình thành 2 mâu thuẫn cơ bản:
- Toàn thể dân tộc ta > < thực dân pháp xâm lược.
- Nhân dân > < phong kiến.
Mâu thuẫn nào chủ yếu?.
Nhiệm vụ chống thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc và chống phong kiến để đòi quyền dân chủ dân sinh là 2 nhiệm vụ không tách rời nhau, đòi hỏi nhân dân ta phải tiến hành cuộc cách mạng.
Nhân dân ta chịu hai tầng áp bức bóc lột (Một cổ hai tròng)

2/ Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi có Đảng.
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, dưới sự chỉ đạo của các Văn thân, Sỹ phu yêu nước, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy đấu tranh như: Phong trào Cần Vương; Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân... do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám... Nhưng đều thất bại.
Nguyên nhân: Chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn; chưa có một tổ chức đủ mạnh để tập hợp, lãnh đạo lực lượng toàn dân đoàn kết đánh giặc ngoại xâm.
Nước ta rơi vào khủng hoảng đường lối cứu nước.
3/ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng:
a/ Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước:
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở Bến cảng Nhà rồng.
Bến cảng Nhà rồng
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở Bến cảng Nhà rồng.
→ Mở đầu cho chặng đường quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tiến bộ trên thế giới để sàng lọc, lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn.
Sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành với các bậc Tiền bối trong việc ra đi cứu nước?

















Tàu Admiral Latouche Tréville, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước tháng 6-1911
Các bậc tiền bối:
- Chưa nhận diện được kẻ thù: “Người Nhật anh cả da vàng”
- Tư thế: Người đi cầu viện, cứu nước.
- Hướng đi: Phương đông.
- Con đường: Sao chụp, bê nguyên…
Hồ Chí Minh:
- Nhận diện được kẻ thù: là thực dân
- Tư thế người đi tìm đường cứu nước.
- Hướng đi: phương Tây.
- Con đường: khảo sát, sàng lọc, lựa chọn…
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp năm 1920
Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản “Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa” nêu rõ:
- Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải là cách mạng vô sản.
- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp; ĐLDT gắn liền với CNXH;
- Giai cấp vô sản phải lãnh đạo cuộc cách mạng...”.
→ Đây là bước ngoặt lịch sử, đưa Nguyễn Ái Quốc từ một chiến sỹ giải phóng dân tộc, một người dân yêu nước trở thành chiến sỹ cộng sản. Quyết định thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Sự khác biệt giữa cách mạng Vô sản với cách mạng tư sản?
C/M Tư sản:
- Người lãnh đạo: G/c Tư sản. (liên minh giai cấp)‏
- Mục đích: lật đổ phong kiến;
- Lực lượng: Toàn dân.
- Thành quả: lập nên nhà nước Tư sản., bảo vệ lợi ích cho g/c tư sản.
C/M Vô sản:
- Người Lãnh đạo: (Đông đảo quần chúng theo lập trường vô sản)‏
- Mục đích: Lật đổ chế độ bóc lột (T/sản và P/Kiến)‏
- Lực lượng: toàn dân
- Thành quả: nhà nước XHCN, bảo vệ lợi ích cho quần chúng lao động.
b/ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ 1924 đến 1929, Nguyễn Ái Quốc truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào yêu nước Việt Nam, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh ở trong nước phát triển, làm xuất hiện 3 tổ chức tiền thân của Đảng:
- 17/6/1929: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ;
- Mùa thu 1929, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ;
- 1/1/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung kỳ.
Ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì tổ chức Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản, thành lập Đảng CSVN.
→ ĐCS Việt Nam là kết quả của sự kết hợp CN Mác-Lênnin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của sự sàng lọc, lựa chọn lịch sử của Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Đảng chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm.
II/ NHỮNG THÀNH TỰU VẺ VANG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1/ Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền- 1945.
Với đường lối cứu nước đúng đắn, Đảng đã qui tụ, tập hợp quần chúng nhân dân tạo thành lực lượng cách mạng vô địch đứng dậy đấu tranh, làm xuất hiện 3 cao trào lớn: 30-31; 36-39; 39-45. Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám 1945 thành công.
Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
2/ Thắng lợi của những cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
a/ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc bảo vệ độc lập chủ quyền :
Hoàn cảnh lịch sử:
- Giặc đói: hơn 2 triệu người chết.
- Giặc dốt: 95% dân số mù chữ.
- Giặc ngoại xâm: 20 vạn quân Tưởng phía Bắc+ 15 vạn quân Pháp phía Nam; các thế lực phản động trong nước nổi dậy....
→ Vận mệnh nước ta như ngàn cân treo sợi tóc.










+ Bảo vệ Chính quyền Cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)‏
- Giặc đói: Phát động phong trào sản xuất, hũ gạo cứu quốc...
- Giặc dốt: Phong trào bình dân học vụ...
- Giặc ngoại xâm: Ký các hoà ước, hiệp ước để loại bỏ bớt kẻ thù, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng để trường kỳ kháng chiến.
Đêm 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ...”.
→ Với đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến vừa kiến quốc...Tháng 5/1954, chiến thắng vẻ vang Điện Biên Phủ đã đập tan ách thống trị thực dân Pháp xâm lược.
Một số hình ảnh Điện Biên phủ 1954
Pháp đầu hàng
- Chiến thắng Điện Biên phủ là chiến công chói lọi, đột phá vào thành trì của Chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của Chủ nghĩa thực dân.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ, yếu lại đánh thắng một tên đế quốc hùng mạnh...; chứng tỏ chân lý “dù một dân tộc nhỏ, yếu nhưng một khi đoàn kết đứng dậy kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Chính đảng Mác-lênin để giành độc lập dân tộc thì có thể đánh bại bất kỳ kẻ thù nào”...
►Ở Bác Ái: 1947 tổ chức Đảng ra đời; 1950 huyện được thành lập...
+ Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:


Chính quyền cách mạnh, hoà bình.
-N/v tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

- Quân địch tập kết;
- Hai năm sau rút khỏi miền Nam,
tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- N/V: Tiếp tục đấu tranh cách mạng.

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước ta tạm thời chia thành 2 miền với 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
- Miền Bắc hoàn toàn thống nhất tiến hành cách mạng XHCN; làm căn cứ địa vững mạnh cho cả nước.
- Miền Nam tiếp tục đấu tranh cách mạng chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng đất nước.
Tuy mỗi miền có một nhiệm vụ chiến lược khác nhau, nhưng cùng một nhiệm vụ chung là Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Với tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do”, nhân dân ta đã vượt qua mọi hy sinh gian khổ, chiến đấu ngoan cường, anh dũng, đập tan mọi chiến lược quân sự thâm độc của kẻ thù...; giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
►Vài nét về Bác Ái: 1958-1959 phong trào đồng khởi phá các Khu tập trung của địch; 30/8/1960 diệt đồn Tàlú, Ma ty giải phóng Bác Ái....
→ Chiến thắng oanh liệt mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn 1 thế kỷ của Chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta...mở ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta; mở ra thời kỳ mới-thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
b/ Làm tròn nghĩa vụ quốc tế
Giúp nhân dân Campuchia đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Pôn pốt (1977-1978).
3/ Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.
a/ Hoàn cảnh lịch sử
+ Thuận lợi:
- Chính quyền về tay nhân dân;
- Đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất.
- Khí thế cách mạng dâng cao; nhân dân đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khó khăn:
- Hậu quả chiến tranh nặng nề.
- Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu...
- Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động luôn tìm cách chống phá...
- Chủ nghĩa xã hội trên thế giới rơi vào thoái trào...
b/ Những thành tựu:
+ Từ 1975-1985:
- Ưu điểm: Đảng lãnh đạo nhân dân đánh thắng các cuộc chiến tranh biên giới; làm trọn nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Cam Pu chia; khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; bình ổn sản xuất và đời sống nhân dân.
- Hạn chế: Duy trì chế độ tập trung, quan liêu bao cấp. Lạm phát cao, đời sống nhân dân gặp khó khăn...
+ Từ 1986-1991:
- Ưu: Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện, tạo bước ngoặt trong xây dựng CNXH ở nước ta. Nền sản xuất đã có bước chuyển biến, Việt Nam bắt đầu hội nhập thế giới...
- Nhược: Đổi mới còn chậm so với yêu cầu. Đời sống nhân dân tiếp tục khó khăn...
+ Từ 1991-1995:
- Ưu: Đại hội VII (1991) thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới”. Tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới đất nước toàn diện, quyết liệt... Kinh tế phát triển, có tích lũy và bước đầu xuất khẩu gạo... Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét.
- Khó khăn: Liên xô và các nước XHCN ở Đông âu sụp đổ; CNĐQ và thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt...
+ Từ 1995-đến nay:
- Ưu: Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Con đường đi lên CNXH ngày càng rõ nét hơn; Quốc phòng an ninh giữ vững; Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập sâu vào thế giới...Khẳng định vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế...
- Nhược: Tụt hậu so với khu vực và thế giới; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất; các thế lực thù địch chống phá với chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “dân tộc”, “tôn giáo”; nguy cơ chệch hướng XHCN.
III/ NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÍ BÁU CỦA ĐẢNG
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng.
- Có tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
- Kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ ĐLDT và CNXH.
- Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế...
Kết luận: Học tập, nghiên cứu để hiểu biết lịch sử và truyền thống của Đảng không phải để tự hào về Đảng, mà quan trọng hơn là có một cái nhìn đúng đắn, khoa học, từ đó có niềm tin khoa học cho bản thân, đồng thời giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống của Đảng, làm cho đảng luôn đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm thời đại mới, đưa ngọn cớ vinh quang của Đảng lên tầm cao mới.
Câu hỏi thảo luận:
1/ Qua 83 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại nào?.
2/ Với tư cách là một đoàn viên ưu tú, đồng chí hãy nêu vai trò của mình trong việc kế thừa, phát huy các truyền thống quí báu của Đảng?.
Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt và sớm được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)