LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

Chia sẻ bởi cù mạnh linh | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 2
KHOA QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG
Giáo viên
Trung tá CN, Nguyễn Danh Phong
BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1945 - 1954)
MỞ ĐẦU
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
a) Về chính trị
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG,
GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
Ngày 6/1/1946, hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên, cả nước bầu được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập Ban dự thảo Hiến pháp.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua ngày 9/11/1946.
* Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế.
b) Về quân sự
Lực lượng vũ trang được xây dựng: Vệ Quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam ngày 22/5/1946. Lực lượng dân quân, tự vệ củng cố và phát triển.
Biện pháp cấp thời: Tổ chức quyên góp thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”, “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”.
2. Giải quyết nạn đói
Biện pháp lâu dài: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nữa!”; bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân, chia lại ruộng đất công.
Kết quả: Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.


Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.
3. Giải quyết nạn dốt
Từ tháng 9/1945 đến 9/1946, toàn quốc tổ chức gần 76.000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Các cấp học được khai giảng sớm. Nội dung, phương pháp đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đẩy lùi từng bước các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới.
Kết quả: Đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “qũy độc lập”, 40 triệu đồng vào “ quỹ đảm phụ quốc phòng”.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp “quỹ độc lập” và phong trào “tuần lễ vàng”.
Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền
Việt Nam.
Ý nghĩa:
- Cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn, củng cố và tăng cường sức mạnh chính quyền, Nhà nước làm cơ sở chống thù trong giặc ngoài.
- Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền, bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được.




- Được quân Anh ủng hộ, quân Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta.
- Ngày 6/9/1945 chúng đánh chiếm một số vị trí chiến lược quan trọng ở Nam Bộ.
- Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai.
III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
- Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc bằng mọi hình thức.
- Ngày 5/10/1945, quân Pháp được tăng viện, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ
- Biện pháp:
+ Đối với quân Trung Hoa Dân quốc:
+ Đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai của Trung Hoa Dân quốc:
- Kết quả:
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc
- Chủ trương: Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.
a) Hiệp định Sơ bộ
3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
Hoàn cảnh
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
- Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí hiệp ước Hoa - Pháp (28/ 2/ 1946), theo đó Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc đang làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: Một là đánh Pháp, hai là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh đối đầu cùng lúc nhiều kẻ thù.


- Ngày 3/ 3/ 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”.
- Chiều 6/ 3/ 1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ. Nội dung


- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, rút dần trong thời hạn 5 năm. Hai bên ngừng bắn ở Nam bộ.
Nội dung Hiệp định sơ bộ:
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta.
Ý nghĩa:
- Ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Ta có thêm thời gian hòa bình để cũng cố ch. quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kh/Chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.
b) Tạm ước 14 – 9 – 1946
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam bộ, cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô thất bại, quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
- Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước 14 – 9 – 1946, nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.
Kết quả

Địch bị chết, bị thương 6.000 tên, ra hàng 270 tên, bắn rơi 16 Máy bay

Ngày 7/10/1947, 12.000 quân Pháp thành 2 gọng kìm tiến công theo Đường số 4 và số 2 tiến lên Việt Bắc;
Đồng thời, cho quân nhảy dù xuống chợ Đồn, chợ Chu, chợ Giã nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta.
Quân và dân ta đã chủ động chặn đánh, tiêu hao, tiêu diệt và bẻ gãy 2 gọng kìm, buộc địch rút khỏi Việt Bắc.
Ngày22/12/1947, chiến dịch
Việt Bắc
kết thúc
thắng lợi.
ĐỊCH
TA
DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947
- Địch thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh kéo dài”.
2. Giai đoạn 2: (Từ 1948 đến Thu Đông 1950)
a) Tình hình địch
- Từ giữa 1950, Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, đẩy mạnh xây dựng hệ thống cứ điểm, xin tăng cường viện trợ của Mỹ.
Thực hiện chủ trương và chỉ thị của Đảng, ta mở 5 đòn tiến công chiến lược và đều giành thắng lợi.
b) Tình hình ta:
Ta quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
3. Giai đoạn 3: (Từ 1950 đến 1955)
Diễn biến chính:
- Đợt 1: (Từ 13/3 - 17/3), ta tiến công tiêu diệt địch ở cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo.
- Đợt 2: (Từ 30/3 - 30/4/1954), ta đánh công kiên địch ở cứ điểm A1, C1 và ngã 3 Mường Thanh.
- Đợt 3: (Từ 01/5 đến 07/5/1954), ta diệt lần lượt các cứ điểm, đánh thẳng vào sở chỉ huy bắt sống tướng Đờ-Cát và toàn bộ Bộ Tham mưu địch.
Quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc hầm Đờ-Cát vào chiều ngày 07/5/1954
KẾT QUẢ
Ta diệt và bắt sống 16.200 tên (1 thiếu tướng, 16 đại tá), bắn rơi phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, quân trang quân dụng của địch.
Quân địch bị ta bắt sống trong chiến dịch Điện Biên Phủ
1. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NTQS TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
- Nội dung:
+ Đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện.
+ Cách đánh: Du kích chiến là chủ yếu, vận động chiến là phù trợ, kết hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân trong cả nước.
+ Nghệ thuật tác chiến:
- Từ truyền thống và kinh nghiệm thực tiễn qua các cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam.
2. Luôn nêu cao tư tưởng tích cực, chủ động tiến công
- Từ mục tiêu và quy luật để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh của ông cha ta.
2. Luôn nêu cao tư tưởng tích cực, chủ động tiến công
Chủ động, tích cực tiêu hao, ngăn chặn địch
Củng cố, phát triển thế và lực, chủ động tiến công địch khi có thời cơ thuận lợi
Chủ động tiến công địch trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao, binh địch vận
Tiến công địch rộng khắp, liên tục, mọi lúc, mọi nơi khiến địch bị động, phân tán, lúng túng đối phó
3. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy để phát triển mạnh mẽ thế tiến công chiến lược
Tạo sự thay đổi tương quan LL, làm chuyển biến cục diện chiến trường, tạo thế có lợi cho ta.
3. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy để phát triển mạnh mẽ thế tiến công chiến lược
Kết hợp chặt chẽ CT du kích với CT chính quy, lấy đòn tiến công của chủ lực để tiêu diệt lớn quân địch
Tạo lập thế trận CTND vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, có khả năng tập trung cao lại có thể nhanh chóng phân tán khi cần
Kết hợp các lực lượng, quy mô, bằng nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo.
Đầu cuộc kháng chiến: LLVT ta còn quá chênh lệch so với địch; do đó, ta phải thực hiện đánh nhỏ lẻ, phân tán với các hình thức hết sức linh hoạt, sáng tạo, để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, buộc địch phân tán, căng kéo để đối phó, tạo điều kiện cho chủ lực đánh tập trung, tiêu diệt ngày càng lớn.
Giữa cuộc kháng chiến: Phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh tác chiến tập trung, tạo sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.
Giai đoạn cuối: Ta mở nhiều chiến dịch lớn lấy nòng cốt là bộ đội chủ lực, đánh tập trung, phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh du kích, phối hợp với các chiến trường trên cả nước để phân tán, căng kéo địch, tạo thế có lợi cho ta.
4. Nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”, kết hợp vũ khí thô sơ với vũ khí hiện đại để đánh thắng địch

- Cơ sở:

+ Từ so sánh tương quan về lực lượng, phương tiện giữa ta và địch.

+ Từ kinh nghiệm, truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta.
- Nội dung:
* Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Là sản phẩm của nghệ thuật lấy “thế” thắng “lực”.

4. Nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”, kết hợp vũ khí thô sơ với vũ khí hiện đại để đánh thắng địch
+ Phát huy cao nhất sức mạnh nội lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
+ Biết khai thác, khoét sâu, đánh vào điểm yếu của địch và hạn chế, chế ngự, triệt tiêu điểm mạnh của chúng.
+ Lựa chọn địa bàn, khu vực tác chiến phù hợp và tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý
+ Với nghệ thuật “lấy ít địch nhiều”, ta đã phát huy tối đa khả năng CĐ của LLVT 3 thứ quân và của các binh chủng.
+ Kết hợp đánh nhỏ lẻ, đánh vừa, đánh lớn; kết hợp du kích chiến với đánh tập trung. Phối hợp tác chiến rộng khắp, khi cần thiết thì tập trung LL lớn hơn để quyết đánh và quyết thắng, chắc thắng.
Nd2: Kết hợp vũ khí thô sơ với vũ khí hiện đại để đánh thắng địch
- Vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo với quy mô thích hợp và bằng mọi loại vũ khí có trong tay.

- Phát huy tối đa khả năng, sở trường của các lực lượng trong suốt quá trình chiến đấu.
5. Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang phối hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và các mặt đấu tranh khác
- Cơ sở:
+ Từ mối quan hệ giữa các mặt đấu tranh.
+ Từ so sánh tương quan về lực lượng, phương tiện giữa ta và địch.

+ Từ truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta.
5. Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang phối hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và các mặt đấu tranh khác
- Nội dung:
+ Chiến tranh toàn dân toàn diện, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh.
+ Kết hợp tiêu diệt địch với phát triển lực lượng chính trị quần chúng, binh vận trong binh lính địch.
+ Vừa đánh, vừa đàm để xây dựng, củng cố lực lượng, đồng thời, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới.
6. Xác định đúng hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh của chiến dịch
Từ nghệ thuật “biết địch, biết ta” của ông cha ta qua các cuộc chiến tranh
Từ đặc điểm, tính chất địa hình khu vực tác chiến
Từ tương quan về lực lượng, phương tiện giữa ta và địch
6. Xác định đúng hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh của chiến dịch
Đánh giá chính xác địch, địa hình, cơ động lực lượng triển khai thế trận linh hoạt
Tổ chức lực lượng hợp lý, hình thành thế áp đảo ngay từ đầu chiến dịch
Đánh địch bằng “mưu, kế”; thắng địch bằng “thế, thời”, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta
7. Chuẩn bị, tạo và nắm thời cơ đánh trận then chốt quyết định, kết thúc chiến tranh
- Cơ sở:
+ Từ so sánh tương quan về lực lượng, phương tiện giữa ta và địch.
+ Từ nghệ thuật, truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta.
- Nội dung:
+ Đánh thắng trận mở đầu chiến dịch và kết thúc chiến dịch đúng lúc.
+ Khuếch trương chiến quả của các trận then chốt trước với các trận then chốt sau trong chiến dịch.
+ Là đỉnh cao của nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu”.
Khi thế và lực phát triển, ta chủ động mở các chiến dịch với nhiều quy mô trên khắp các chiến trường, làm cho địch từ chủ động thành thế bị động, bất ngờ, phân tán, lúng túng đối phó.
KẾT LUẬN
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Trình bày những vấn đề nổi bật về NTQS trong kháng chiến chống Pháp? Phân tích “Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc”? Liên hệ thực tiễn?
2. Trình bày những vấn đề về NTQS trong kháng chiến chống Pháp? Phân tích “Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều; kết hợp vũ khí thô sơ với vũ khí hiện đại để đánh thắng địch”? Liên hệ thực tiễn?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: cù mạnh linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)