Lịch sử (CĐ-ĐH).Những đặc điểm trật tự Ianta

Chia sẻ bởi nguyễn nhựt cường | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử (CĐ-ĐH).Những đặc điểm trật tự Ianta thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Nhóm 1
Thực chất là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống Phát xít.
Những quyết định của Hội nghị cuối cùng đã được thực hiện đầy đủ nhưng dưới sự thỏa thuận và chi phối giữa hai siêu cường với những ý đồ chiến lược riêng
Những thỏa thuận của các cường quốc ở Hội nghị đã xâm phạm đến vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích dân tộc của một số quốc gia
Đặc điểm cơ bản trật tự Yalta – Potsdam
Hai Hội nghị thượng đỉnh Yalta và Potsdam đã xác lập địa vị ưu thế của hai đại cường quốc Liên Xô và Hoa Kì trong quan hệ quốc tế thời hậu chiến và đã góp  phần tạo ra cục diện lưỡng cực kéo dài trong suốt thời chiến tranh lạnh.
Hai Hội nghị này đã sinh ra chiến tranh lạnh
Những cuộc khủng hoảng đầu tiên của “chiến tranh lạnh”
Hy Lạp
Trong những năm Hy Lạp bị chiếm đóng, chính phủ lưu vong không kiểm soát được tình hình chính trị trong nước dẫn đến các thế lực kháng chiến thành lập với nhiều đường hướng chính trị khác nhau - lớn mạnh nhất là phong trào cộng sản Mặt trận Giải phóng Quốc gia Hy Lạp (EAM).
Xung đội giữa EAM và các lực lượng kháng chiến khác ngày càng tăng cao với các vụ đấu súng kéo dài.
Năm 1943 (bị quân Đức – Ý xâm chiếm) thì tranh chấp giữa hai phái khuynh hữu và khuynh tả bắt đầu.
EAM lúc này là lực lượng chủ yếu, phản đối quân Anh, đòi giành quyền cai quản thủ đô Athens. Quân Anh đánh bại quân EAM và lực lượng vũ trang của mặt trận này bị giải tán. Nhưng EAM vẫn còn có mặt trong quốc hội và tiếp tục giằng co với phe khuynh hữu.
Tháng 12/1944, Hy Lạp được quân Đồng Minh kéo vào giải phóng.
Sau vài chiến thắng đầu tiên, quân đội Dân chủ Hy Lạp yếu dần (sự kiện chia rẽ giữa Stalin và Tito đã giảm sức mạnh của họ). Còn Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường viện trợ cho chính phủ Hy Lạp và kết quả cuối cùng là chính phủ thân Mỹ thắng lợi
Năm 1946 ĐCS Hy Lạp chỉ huy dưới hỗ trợ của các nước XHCN Đông Âu (Albania, Nam Tư, Bulgaria và Liên Xô) thiết lập lực lượng du kích Quân đội Dân chủ Hy Lạp (để chống lại quân đội Quốc gia Hy Lạp và quân Đồng Minh)
Sau chiến thắng này, quân đội Hy Lạp được gia nhập NATO.
Chính sách chống cộng của Hy Lạp từ đó được củng cố và Chính phủ quân phiệt Hy Lạp (1967 – 1964) ra đời.
Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia chiến tranh thế giới nhưng khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô yêu cầu Thổ phải trả lại Liên Xô hai vùng đất trước đây thuộc Đế quốc Nga, đồng thời yêu cầu Thổ để cho Liên Xô cùng cộng tác trong việc quản lí và phòng thủ các eo biển Dardanelles và Bosphore. Mĩ và Anh liền đứng về phía Thổ để chống lại áp lực của Liên Xô.
Vì những điều Liên Xô làm nên Truman có cơ hội tiến hành chính sách xây bờ ngăn Liên Xô từ vùng biển Baltics qua Hắc hải vào tới Địa Trung Hải
Học thuyết Truman ra đời (1947) sau khi Truman yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho Thổ và Hy – nhằm yểm trợ các dân tộc tự do có thể bảo vệ ước nguyện của Mỹ
Iran
Năm 1942 Iran đã ký một thỏa thuận mà theo đó quân Anh và Liên Xô được phép vào Iran để bảo vệ Iran khỏi bị tấn công bởi quân Đức. Theo đó, Mỹ cũng sớm xuất hiện tại Iran.
Tuy nhiên năm 1944, Anh và Mỹ bắt đầu gây áp lực yêu cầu chính phủ Iran cho họ quyền khai thác dầu và Liên Xô ngay sau đó cũng yêu cầu tương tự
Hiệp ước 1942 đã quy định tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ phải rút quân trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc chiến tranh.
Đầu 1946, Mỹ đã kiến nghị lên LHQ về tình hình ở Iran và cáo buộc Liên Xô can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền.
Năm 1945, thái độ của Mỹ bắt đầu cứng rắn với Liên Xô.
Liên Xô đã quyết định hành động vì lo sợ rằng Anh và Mỹ đã âm mưu loại bỏ ảnh hưởng của mình ở Iran. Nên Liên Xô đã hỗ trợ một nhóm phiến quân ở miền Bắc Iran.
Ngày 2/3/1946 là hạn chót cho việc rút quân khỏi Iran. Tuy nhiên, lực lượng Liên Xô vẫn không chịu di dời, và khủng hoảng bắt đầu phát triển.
Đến 25/3/1946, bất ngờ Liên Xô tuyên bố rằng họ sẽ rút quân tại Iran trong vòng 6 tuần.
Truman thì luôn cho rằng lời đe dọa về đối đầu quân sự của mình chính là yếu tố quyết định khiến Liên Xô lùi bước (nhưng có lẽ không phải vậy)
Liên Xô và Iran đã đạt được một thỏa thuận (theo đó Liên Xô sẽ có quyền khai thác dầu ở Iran). Người Liên Xô đã thực hiện rút quân khỏi Iran đúng như họ nói
Khủng hoảng Iran, cùng những nghi ngờ và giận dữ nó tạo ra giữa Mỹ và Liên Xô, đã tạo nên căng thẳng đầu tiên cho Chiến tranh Lạnh.
Ngay lập tức sau đó, chính phủ Iran đã phá vỡ thỏa thuận dầu. Nhờ sự giúp đỡ và tư vấn của Mỹ, họ đè bẹp cuộc nổi dậy ở miền bắc Iran
Nhưng mọi chuyện thay đổi khi Liên Xô rút quân
Liên Xô rất giận dữ, nhưng đã kiềm chế không đưa lực lượng vũ trang của họ vào Iran vì sợ sẽ leo thang xung đột với Mỹ và Anh
Tài liệu tham khảo
Nghiencuuquocte.org
Quanhequocte.org
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn nhựt cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)