Lịch sử: cách mạng ở Đức & Pháp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: cách mạng ở Đức & Pháp thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Cách mạng ở Đức và Pháp
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức[1*]
( Nguồn: http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1852/cmvapcm/index.htm ).

Mục lục
I.
Nước Đức vào đêm trước cách mạng

II.
Quốc gia Phổ

III.
Những quốc gia khác ở Đức

IV.
Nước áo

V.
Cuộc khởi nghĩa ở Viên

VI.
Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin

VII.
Quốc Hội Phran-Phuốc

VIII.
Người Ba Lan, người Séc và người Đức

IX.
Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ...

X.
Cuộc khởi nghĩa ở Pa-ri. Quốc hội Phran-Phuốc

XI.
Cuộc khởi nghĩa ở Viên

XII.
Cuộc tấn công chiếm Viên. Sự phản bội Viên

XIII.
Hội nghị lập hiến Phổ. Quốc hội

XIV.
Việc khội phục lại trật tự. Quốc hội Đức và các nghị viện

XV.
Thắng lợi của nước Phổ

XVI.
Quốc hội và các chính phủ

XVII.
Cuộc khởi nghĩa

XVIII.
Những người tiểu tư sản

XIX.
Kết cục của cuộc khởi nghĩa


 
Tác giả:
Ph.Ăng-ghen


Ngày viết:
Tháng Tám 1851 - tháng Chín 1852


Xuất bản:
Đã đăng trên báo "New - York Daily Tribune" ngày 25 và 28 tháng Mười, ngày 6,7,12 và 28 tháng Mười một 1851; ngày 27 tháng Hai, ngày 5,15,18 và 19 tháng Ba, ngày 9,17 và 18 tháng Chín , ngày 2 và 23 tháng Mười 1852.


Ký tên:
Các Mác


HTML Markup:
Chu Đình Châu   2003


Thư viện | Mác - Ănggen
Ănggen Cách mạng và phản cách mạng ở Đức

I.Nước Đức vào đêm trước cách mạng
Ngày 25 tháng 10 năm 1851
Màn đầu của tấn kịch cách mạng trên lục địa châu âu đã chấm dứt. "Những quyền lực cũ", tồn tại trước cơn bão táp năm 1848, lại trở thành "những quyền lực ngày nay", còn những kẻ làm chủ một giờ ít nhiều nổi tiếng, những quan nhiếp chính lâm thời, những bộ ba chấp chính, những nhà độc tài, cùng với nguyên cả đám tùy tùng của họ như các nghị sĩ, ủy viên dân chính và quân sự, quận trưởng, thẩm phán, tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính, tất cả đều bị ném sang các bờ biển nước ngoài và "chở qua bên kia các đại dương", đến nước Anh hay nước Mỹ. Ở đó, họ bắt đầu thành lập những chính phủ mới "in partibus infidelium"[1], những ủy ban châu âu, những ủy ban trung ương, những ủy ban dân tộc, rồi tuyên bố việc thành lập những tổ chức ấy bằng những tuyên ngôn trang trọng không kém gì tuyên ngôn của những kẻ cầm quyền ít huyễn hoặc hơn.
Thật khó có thể tưởng tượng được một thất bại nào nặng nề hơn là thất bại của đảng cách mạng, hay nói cho đúng hơn là của các đảng cách mạng ở trên lục địa, trên khắp mọi nơi của trận tưyến. Nhưng như vậy là thế nào? Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Anh để giành quyền thống trị về xã hội và chính trị há chẳng đã diễn ra suốt 48 năm và cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp há chẳng đã diễn ra suốt 40 năm chiến đấu phi thường đó sao? Liệu có lúc nào giai cấp tư sản lại tiến đến gần thắng lợi bằng lúc mà nền quân chủ phục tích đã tưởng được xác lập vững chắc hơn bao giờ hết? Những thời đại trong đó quan điểm mê tín đã coi những cuộc cách mạng là ác ý của một dúm những nhà cổ động, đã qua hẳn rồi. Ngày nay, ai cũng biết rằng đằng sau bất cứ một biến động cách mạng nào cũng nhất thiết phải có một nhu cầu xã hội nào đó mà những thiết chế lỗi thời ngăn trở không cho được thỏa mãn. Có thể là nhu cầu ấy chưa được người ta cảm thấy một cách khá sâu sắc, khá phổ biến để đảm bảo cho thắng lợi ngay tức khắc; nhưng bất cứ mưu toan nào định đàn áp nó bằng bạo lực cũng chỉ làm cho nó lại nảy sinh ra càng mạnh mẽ hơn, cho đến khi cuối cùng, nó bứt tung được xiềng xích trói buộc nó. Vì vậy, nếu chúng ta có bị đánh bại thì chúng ta không có cách nào khác là làm lại từ đầu. Và may mắn là ở giữa cuối màn thứ nhất và đầu màn thứ hai của phong trào, lại có một thời gian nghỉ ngơi, chắc chắn là rất ngắn, để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)