LICH SU CAC TRIEU DAI

Chia sẻ bởi Đinh Văn Thế | Ngày 15/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: LICH SU CAC TRIEU DAI thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

tư liệu dạy học
Một số tài liệu về lịch sử việt nam
từ buổi đầu dựng nước đến năm 1858
Nhóm thực hiện: Khối 4 + 5
Năm học 2011 - 2012
Con Rồng Cháu Tiên: Theo truyền thuyết, người Việt xuất hiện khoảng 5000 năm trước. Ông Lạc Long Quân, thuộc dòng dõi Rồng, lấy bà Âu Cơ, thuộc dòng dõi Tiên, đẻ được 100 người con trong cùng một bọc. Khi họ trưởng thành, 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống vùng đồng bằng gần biển sinh sống. Mổi năm họ đoàn tụ với nhau một lần. Vì sự tích đó, người Việt được gọi là dòng giống Tiên Rồng. Sách sử cũng chép rằng ông Lạc Long Quân thuộc dòng họ Hồng Bàng, là dòng họ đầu tiên ngự trị nước Việt Nam.
Môt số hình ảnh lịch sử Việt nam
Qua các triều đại
Từ buổi đầu dựng nước tới năm 1858
Buổi đầu
dựng nước
và giữ nước
Khoảng
700 năm
trước CN
đến 179
trước CN
Buổi đầu
độc lập
từ 938
đến 1009
Nước
Đại Việt
thời Trần
1226-1400
Nước
Đại Việt
thời
Hậu Lê
Thế kỉ XV
Nước
Đại Việt
thế kỉ
XVI
XVIII
Nước
Đại Việt
thời Lý
1009-1221
Nước
Văn Lang
Vua
Hùng
Nước
Âu Lạc
An
Dương
Vương
Đinh
Bộ
Lĩnh
968

Đại
Hành
981
Quang
Trung
1789
Nhà
Nguyễn
1802
1858
Ngô
Quyền
938
Nước
Đại Việt
Thời hồ
Thế kỉ XV
nước văn lang
thời vua hùng
Vua Hùng Vương Lập Quốc: Lạc Long Quân lấy tên nước là Văn Lang và phong con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương. Con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mị Nương. Trong thế kỷ qua, người Việt đào được nhiều trống đồng thời cổ xưa có khắc hình chim Lạc, chim Hồng, nên người Việt còn gọi nhau là dòng giống Lạc Hồng.
giỗ tổ hùng vương
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10
lễ
hội
đền
hùng
nước âu lạc
thời vua an dương vương
Năm 208 tr.TL: Triệu Đà cho con là Trọng Thủy đến cưới Mỵ Châu, con gái vua An Dương Vương, với chủ mưu đánh cướp nỏ thần. Mỵ Châu vô tình giúp cho Trọng Thủy lấy xem và đánh tráo nỏ thần. Triệu Đà đem quân đánh. An Dương Vương vì không còn nỏ thần nên bị thua. Triệu Đà chiến thắng, nước Âu lạc rơi vào tay quân Triệu.
Năm 257 trước Tây Lịch (tr.TL), vua Hùng Vương 18 mất ngôi: Vua nước Thục bên Tàu là An Dương Vương đem quân đánh bại vua Hùng Vương, đặt lại tên nước là Âu Lạc. Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để phòng thủ và được thần Kim Quy cho nỏ và tên thần giữ nước.
An
Dương
Vương
Một số hiện vật thời An Dương Vương
Quang cảnh Cổ Loa ngày nay và lễ hội
Quan Thái Thú: Vua Vũ Đế bên Tàu sai tướng quân đánh chiếm nước Nam Việt đặt tên là Giao Chỉ Bộ và đặt quan Thái thú cai trị nước ta.
Hai Bà Trưng: Năm 40, Thái thú Tô Định tàn ác, lòng dân Giao Chỉ oán hận. Tô Định giết Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc. Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị mộ quân đánh đuổi Tô Định chạy về Tàu . Hai Bà tự xưng là vua đóng đô ở Mê Linh. Song do thế quân còn yếu, Mê Linh thất thủ, hai Bà Trưng tự vẫn, nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Năm 544, ông Lý Bôn khởi nghĩa đánh bại quân Tàu rồi lên ngôi vua xưng là Lý Nam Đế . Sau Lý Nam Đế mất, đất Giao Châu chia làm 2 do Triệu Quang Phục tức ông vua đầm Dạ Trạch, và Lý Phật Tử cai quản. Sau vua nhà Tùy của Tàu sai quân sang đánh chiếm nước ta, đặt tiếp nền cai trị.
Năm 722, ông Mai Thúc Loan chiêu mộ nghĩa quân đánh với quân Tàu và xưng là Mai Hắc Đế tức là ông Vua Đen họ Mai. Quân Tàu kéo đại quân qua đánh. Ông thua, ít lâu sau thì chết.
Năm 791, ông Phùng Hưng nổi lên đánh giặc Tàu. Dân chúng thương ông, gọi ông là Bố Cái Đại Vương, nghĩa là ông Vua được dân thương như cha mẹ. Sau ông chết, con ông bị quân Tàu đánh mạnh quá phải xin hàng.
ngô quyền
với chiến thắng bạch đằng
năm 938
Nhà Ngô, vua Ngô Quyền phá quân Nam Hán: Năm 938, quân Nam Hán kéo đại quân vào đến sông Bạch Đằng ở vịnh Bắc Việt . Ông Ngô Quyền cho đóng cọc nhọn dưới lòng sông rồi dụ thuyền địch vào. Thuyền địch mắc vào cọc nhọn nên bị chìm rất nhiều. Thái tử Hoằng Tháo bị Ngô Quyền bắt giết. Quân ta đại thắng, ông Ngô Quyền lên làm vua.
Ngô
quyền
chiến
thắng
bạch
đằng
938
Hiện vật chiến thắng bạch đằng
Đền thờ ngô quyền-Đường lâm
Loạn Thập Nhị Sứ Quân: Sau khi Ngô Quyền mất, con cháu ông là những ông vua yếu kém nên loạn lạc nổi lên khắp nơi. Có tất cả 12 ông tướng hùng cứ 12 nơi khác nhau gọi là loạn Thập Nhị Sứ Quân.
nước đại cồ việt
thời vua đinh bộ lĩnh
Đinh Bộ Lĩnh chiêu mộ quân sĩ dẹp loạn. Ông đánh đâu thắng đó nên được quân dân tôn ông là Vạn Thắng Vương. Sau ông lên làm vua đóng đô ở Hoa Lư, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Vua nào thuở bé chăn trâu,
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất, sử xanh còn truyền?
(Là ai?)
Đinh bộ lĩnh
Câu đố:
Đinh Tiên Hoàng là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi Cờ lau tập trận
đền thờ vua đinh
lễ hội hoa lư
kinh
đô
hoa

ngày
nay
nước đại cồ việt
thời vua lê đại hành
Vua Đinh Tiên Hoàng bị tên Đỗ Thích giết chết, con là Đinh Tuệ lên ngôi lúc 6 tuổi . Quân Tống thừa cơ hội đem quân sang đánh nước ta . Các quan tôn ông Lê Hoàn lên vua, hiệu là Lê Đại Hành, chuẩn bị chống lại quân Tàu.
Vua Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê: Năm 981, vua Lê Đại Hành chỉ huy đánh bại bộ quân Tống khiến thủy quân hoảng sợ rút về nước. Vua Lê sau đó đánh tan giặc Chiêm Thành và lo sửa sang việc nước.
Lê Đại Hành là vị vua trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, thủ đô hiện tại của Việt Nam. Xung quanh vị Hoàng đế này còn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân thế, sự nghiệp và thụy hiệu.
Sau vua Lê Đại Hành là vua Lê Trung Tông và vua Lê Long Đĩnh.
triều
đại
nhà

vua

đại
hành
Năm 1005: Vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh giết anh là Lê Long Việt để cướp ngôi vua. Lê Long Đĩnh là một ông vua hung ác, bạo ngược, trụy lạc còn gọi là vua Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh mất, triều thần tôn ông Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tổ.
nước đại việt
dưới các thời vua lý
Lý Công Uẩn là người Bắc Ninh. Mẹ là Phạm Thị. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đi tu từ đó. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Lý Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương, ham sùng đạo phật. Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh bị giết, ông 35 tuổi. Lực lượng của Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh liền tôn ông lên làm vua. Một năm sau, Lý Công Uẩn thấy Hoa Lư chật hẹp bèn rời đô về Đại La, lấy cớ rồng bay lên vua cải Đại La thành Thăng Long (rồng bay), Hoa Lư thành Tràng An (muôn đời bình yên)
Các triều đại Vua nhà Lý
Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn 1010 - 1028
Lý Thái Tông Lý Phật Mã 1028 - 1054
Lý Thánh Tông Lý Nhật Tôn 1054 - 1072
Lý Nhân Tông Lý Càn Đức 1072 - 1127
Lý Thần Tông Lý Dương Hoán 1128 - 1138
Lý Anh Tông Lý Thiên Tộ 1138 - 1175
Lý Cao Tông Lý Long Trát 1176 - 1210
Lý Huệ Tông Lý Sảm 1211 - 1224
Lý Chiêu Hoàng Lý Phật Kim 1224 đến 1225
Lý Chiêu Hoàng là Nữ vương duy nhất
trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
các triều đại nhà lý
Đền Đô - Nơi thờ các triều vua nhà Lý
Chùa một cột - Công trình nổi tiếng của triều Lý
Kinh đô Thăng Long ngày nay
Hiện vật thời lý
Năm 1225, nhà Lý mất ngôi: Nhà Lý truyền ngôi đến công chúa Lý Chiêu Hoàng thì bị Trần Thủ Độ lập mưu cho công chúa lấy cháu của y là Trần Cảnh. Sau Trần Thủ Độ ép công chúa nhường ngôi cho chồng.
nước đại việt
thời trần
Trần Thái Tông Trần Cảnh 1225-1258
Trần Thánh Tông Trần Hoảng 1258-1278
Trần Nhân Tông Trầm Khâm 1279-1293
Trần Anh Tông Trần Thuyên 1293-1314
Trần Minh Tông Trần Mạnh 1314-1329
Trần Hiến Tông Trần Vượng 1329-1341
Trần Dụ Tông Trần Hạo 1341-1369
Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ 1369-1370
Trần Nghệ Tông Trần Phủ 1370-1372
Trần Duệ Tông Trần Kính 1372-1377
Trần Phế Đế Trần Hiện 1377-1388
Trần Thuận Tông Trần Ngung 1388-1398
Trần Thiếu Đế Trần Án 1398-1400
NHÀ TRẦN : (1225 - 1400)
Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông.
Trần Thái Tông và các vua kế tiếp thực hiện rất nhiều cải tổ tốt đẹp trong xã hội, như đặt ra thi Tiến sĩ để chọn nhân tài giúp nước. Luật pháp cũng rất nghiêm minh, ai ăn cắp thì bị đánh bằng roi hay bị chặt tay.
Đến đời Trần Nhân Tông, vua Nguyên của Mông Cổ sai thái tử Thoát Hoan đem các tướng Toa Đô và Ô Mã Nhi cùng đại quân sang đánh nước ta.
Vua Nhân Tông triệu tập hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến quốc dân. Các vị bô lão đều đồng thanh quyết chiến. Vì biết tôn trọng người dân, vua quan nhà Trần được dân chúng đồng thanh ủng hộ, tạo một sức mạnh chưa từng có trong lịch sử.
một
số
hình
ảnh
vua
đời
trần
d?n
th?
vua
tr?n
ấn ngọc vua trần
phủ thiên trường
Đền thờ vua trần
non
thiêng
yên
tử
Nơi thờ vua Trần Nhân Tông
di
tích

Hiện
vật
thời
trần
tượng
Hưng
Đạo
Đại
Vương
Trần
Quốc
Tuấn
Năm 1283, quân Nguyên hùng mạnh kéo sang. Vua Nhân Tông sai Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Quang Khải, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão ra chống giặc. Lúc đầu quân ta thua to rút lui khỏi thành Thăng Long. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn quyển Binh Thư Yếu Lược và bài Hịch Tướng Sĩ để huấn luyện và khuyến khích ba quân. Hưng Đạo Vương là một vị tướng tài ba được dân ta tôn làm Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Nhà Trần mất ngôi: Nhà Trần truyền ngôi qua các đời vua Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Các đi vua sau hèn yếu, thường bị quân Chiêm Thành sang đánh phải chạy bỏ kinh thành mấy lần. Đến thời Thiếu Đế thì bị Hồ Quí Ly cướp ngôi vào năm 1400. Nhà Trần làm vua được 175 năm.
triều
đại
nhà
hồ
1400
Hồ Quý Ly, năm 1400: Hồ Quí Ly là một ông vua có tài, lập nhiều cải cách cho đất nước, nhưng vì ông đã thoán ngôi nên lòng dân không phục. Nhà Hồ truyền ngôi chỉ được 2 đời thì bị nhà Minh bên Tàu đem quân đánh chiếm nước Nam. Nhà Minh chiếm nước ta.
Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly 1400
Hồ Hán Thương Hồ Hán Thương 1401-1407
NHÀ HỒ : (1400 - 1407)
Mười năm khởi nghĩa chống giặc Minh: Năm 1418. Từ khi quân Minh cai trị nước An Nam, dân ta khổ cực trăm đường, tiếng oán than kêu ra không hết. Đất Lam Sơn có ông nông dân giàu có tên Lê Lợi. Là một người có chí lớn, ông chiêu tập hào kiệt, bạn hữu, rèn luyện binh pháp rồi nổi lên khởi nghĩa chống quân Minh suốt cả 10 năm.
nước đại việt
thời hậu lê
Lê Thái Tổ Lê Lợi 1428-1433
Lê Thái Tông Lê Nguyên Long 1433-1442
Lê Nhân Tông Lê Bang Cơ 1442-1459
Lệ Đức Hầu Lê Nghi Dân 1459-1460
Lê Thánh Tông Lê Tư Thành (Lê Hạo) 1460-1497
Lê Hiến Tông Lê Tranh 1497-1504
Lê Túc Tông Lê Thuần 6/1504-12/1504
Lê Uy Mục Lê Tuấn 1505-1509
Lê Tương Dực Lê Oanh 1510-1516
Lê Chiêu Tông Lê Y 1516-1522
Lê Cung Hoàng Lê Xuân 1522-1527
NHÀ LÊ : (1428 - 1788)
Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Lê Thái Tổ. Ông sửa sang việc học hành thi cử, đặt ra luật lệ nghiêm minh. Ai làm du đảng, cờ bạc, rượu chè, bị phạt chặt ngón tay hay đánh bằng roi trượng. Các bậc tu hành đạo Lão đạo Phật phải qua các kỳ thi sát hạch về đạo giáo.
Nhà Lê truyền qua Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông. Việc học phát triển mạnh, vua mở rộng nhà Thái học có phòng nội trú cho sinh viên giỏi .
triều đại hậu lê
hiện
vật
thời
hậu

văn miếu quốc tử giám
Nhà Lê mất ngôi, đất nước chia thành hai miền.
Bắc triều do nhà Mạc cai quản Nam triều do nhà Lê cai quản
NAM BẮC TRIỀU
Bắc Triều - Nhà Mạc : (1527 - 1593)
Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung 1527-1529
Mạc Thái Tông Mạc Đăng Doanh 1530-1540
Mạc Hiến Tông Mạc Phúc Hải 1541-1546
Mạc Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên 1546-1561
Mạc Mậu Hợp Mạc Mậu Hợp 1562-1592
Mạc Toàn Mạc Toàn 1592
Mạc Kính Chỉ (1592-1593)
Mạc Kính Cung (1593-1625)
Mạc Kính Khoan (1623-1638)
Mạc Kính Vũ Mạc Kính Hoàn (1638-1677)
Từ đời Mạc Kính Chỉ, con cháu nhà Mạc rút lên Cao Bằng, tồn tại cho đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:
Nam Triều – Nhà Lê:
Lê Trung Hưng (1533 - 1788)
Lê Trang Tông Lê Duy Ninh 1533-1548
Lê Trung Tông Lê Huyên 1548-1556
Lê Anh Tông Lê Duy Bang 1556-1573
Lê Thế Tông Lê Duy Đàm 1573-1599
Trịnh Nguyễn phân tranh - Đất nước chia thành hai miền (đàng trong và đàng ngoài).
- Chúa Trịnh: (1545 - 1787)
Thế Tổ Minh Khang Thái Vương
Trịnh Kiểm 1545-1570
Bình An Vương
Trịnh Tùng 1570-1623
Thanh Đô Vương
Trịnh Tráng 1623-1652
Tây Định Vương
Trịnh Tạc 1653-1682
Định Nam Vương
Trịnh Căn 1682-1709
An Đô Vương
Trịnh Cương 1709-1729
Uy Nam Vương
Trịnh Giang 1729-1740
Minh Đô Vương
Trịnh Doanh 1740-1767
Tĩnh Đô Vương
Trịnh Sâm 1767-1782
Điện Đô Vương
Trịnh Cán1782 (2 tháng)
Đoan Nam Vương
Trịnh Khải 1782-1786
Án Đô Vương
Trịnh Bồng 1786-1787
- Chúa Nguyễn: (1600 - 1802)
Tiên vương (Chúa Tiên)
Nguyễn Hoàng 1600-1613
Sãi vương (Chúa Bụt)
Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635
Thượng vương
Nguyễn Phúc Lan 1635-1648
Hiền vương
Nguyễn Phúc Tần 1648-1687
Nghĩa vương
Nguyễn Phúc Trăn 1687-1691
Minh vương
Nguyễn Phúc Chu 1691-1725
Ninh vương
Nguyễn Phúc Chú 1725-1738
Vũ Vương
Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765
Định Vương
Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777
Nguyễn Ánh
Nguyễn Phúc Ánh 1781-1802
nước đại việt
thời vua quang trung - nguyễn huệ
Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê-Gia Lai lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ ở Đàng Trong, năm 1786 Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh thống nhất giang sơn. Cuối năm 1788 quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. Dưới sự chỉ đạo tài tình của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống đa, quân ta thắng lớn. Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước. Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu biểu là Chiếu khuyến nông, chiếu lập học và đề cao chữ Nôm.
Gò đống đa
Lăng mộ vua quang trung
Lễ hội Đống đa - ngọc hồi
Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc 1778-1793
Thái Tổ Vũ Hoàng Đế Nguyễn Huệ 1788-1792
Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản 1792-1802
NHÀ TÂY SƠN : (1788 - 1802)
quang trung - nguyễn huệ
nước việt nam
thời nguyễn
triều nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở việt nam, nó tồn tại trong suốt hơn 143 năm (1802 - 1845) với 13 đời vua
143 năm vương triều nguyễn (1802 - 1945)
Vua Gia Long (1802-1820)
Vua Minh Mạng (18020-1840)
Vua Thiệu Trị (1841-1847)
Vua Tự Đức (1848-1883)
Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)
Vua Hiệp Hoà (1883, 4 tháng)
Vua Hàm Nghi (1884-1885)
Vua Đồng Khánh (1885-1889)
Vua Thành Thái (1889-1907)
Vua Duy Tân (1907-1916)
Vua Khải Định (1916-1925)
Vua Bảo Đại (1925-1945)
Vua Kiến Phúc (1883-1884)

Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên
là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà . . Nguyễn Thị Hoàn.
Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ . . . . . . . . (8/2/1762).
Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.
Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.
Ngày 1-2-1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam .
Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế.
Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái)
1.Vua Gia Long (1802-1819)*
Đồ gốm Gia Long
Lăng mộ Gia Long
2.Vua Minh Mạng (1820-1840)
Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1871) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.
Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840).
Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)
Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương).
Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.
Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.
Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)
Vua Minh Mạng
ấn ngọc thời Minh Mạng
lăng vua minh mạng
Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế.
Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.
Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).
3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)
Cổng tam quan ở Xương Lăng ( lăng vua Thiệu Trị )
Lăng vua Thiệu Trị
Đồ gốm Thiệu Trị
Tiền Thiệu Trị
Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829).
Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.
Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).
2.Vua tự đức (1848-1883)
Lăng vua Tự đức
Gốm sứ Tự đức
ấn vua tự đức
mộ vua tự đức
Lăng vua tự đức
Nghiên mực vua tự đức
Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái
Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.
Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.”
Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).
Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.
Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.
Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).
5. Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)
Vua Dục Đức
Lăng Vua Dục Đức
Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847).
Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).
Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.
Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái).
6. Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng).
Vua Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1869). Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.
Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng đế.
7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)
Lăng mộ
Vua Kiến Phúc
Đỉnh đồng
Thời Kiến Phúc
Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).
8. Vua Hàm Nghi (1884-1885)*
Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.
Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.
Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.
Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái).
Lễ cưới vua Hàm Nghi
Lễ tang và mộ vua Hàm Nghi
Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).
9. Vua Đồng Khánh (1886-1888)
Lăng mộ vua Đồng Khánh
Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.
Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).
Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.
Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).
10. Vua Thành Thái (1889-1907)
Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).
Vua Thành Thái và vợ
Vua Thành Thái về thăm quê hương
Gốm sứ Thành Thái
Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.
Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).
Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái)
11. Vua Duy Tân (1907-1916)
Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).
Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi.
thời duy tân
12. Vua Khải Định (1916-1925)
Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885).
Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.
Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.
Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.
Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).
thời vua khải định
13. Vua Bảo Đại (1926-1945)
Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913).
Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế.
Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.
Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái)
ông
vua
cuối
cùng
của
triều
đại
phong
kiến
vua bảo đại cùng con và hoàng hậu nam phương
cố
đô
huế
xưa

nay
Năm 1802 Nguyễn ánh lật đổ triều Tây Sơn lập lên nhà Nguyễn. Kể từ năm 1802 đến 1858, trước khi quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại Đà Nẵng, trải qua các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, nhà Nguyễn dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình. Ban hành được nhiều luật mới: Luật Gia Long... Nhà Nguyễn xây dựng kinh đô ở Huế với những thành trì vững chắc. khi Pháp vào xâm lược Việt Nam do triều đình dối ren, vua nhu nhược, quan lại hèn nhát, vua tôi không một lòng cứu nước, các phong trào diễn ra tự phát nên đất nước rơi vào tay người Pháp. Các đời vua Nguyễn sau: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại lần lượt cai trị đất nước. Nước ta bước vào thời kỳ phong kiến nửa Pháp thuộc.
PHÁP THUỘC: (1858 - 1945)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Thế
Dung lượng: 17,60MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)