Lịch sử: Các anh hùng Thanh Hóa thời chống Pháp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Các anh hùng Thanh Hóa thời chống Pháp thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
ANH HÙNG TÔ VĨNH DIỆN
(LIỆT SĨ)
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
1, ANH HÙNG TÔ VĨNH DIỆN
(LIỆT SĨ)
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7 năm 1949. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367.

   Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo khổ, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở đồng chí đã phải chịu đựng bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946 đồng chí tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 xung phong vào bộ đội. Trong học tập và công tác, đồng chí luôn thể hiện tinh thần gương mẫu đi đầu, lôi cuốn đồng đội noi theo. Trong hành quân chiến đấu, đồng chí đã cùng đồng đội bền bỉ vượt qua khó khăn chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị phát) cao xạ để chuẩn bị cho đánh lớn, đồng chí Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị cao pháo. Quá trinh đơn vị hành quân cơ động trên chặng dường hơn 1.000 ki-lô-mét tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội đưa pháo tới đích an toàn.

   Trong lúc kéo pháo qua những chặng dường khó khăn nguy hiểm, đồng chí xung phong lái để bảo đảm cho pháo được an toàn. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường. Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ từng dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xảy ra.

   Kéo pháo vào đã nhiều gian khổ hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt. Đồng chí đã đi sát từng người động viên giải thích rõ nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
   Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối - một cái dốc nghiêng 70 độ: đường hẹp và cong rất nguy hiểm - Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xưng phong lái pháo. Nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo xuống thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo lại bị dứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trước hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng dựa vào sườn núi, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ được pháo dừng lại.

   Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoãn thành tốt nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

   Tô Vĩnh Diện đã được tặng thương 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
ANH HÙNG TRẦN ĐỨC
(LIỆT SĨ)
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
2, ANH HÙNG TRẦN ĐỨC
(LIỆT SĨ)
Trần Đức sinh năn 1917, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 212, tiểu đoàn 19, trung đoàn 108, đại đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1945, giặc Pháp gây hấn ở Nam Bộ, trong phong trào Nam tiến, đồng chí Trần Đức xung phong tòng quân vào Nam giết giặc. Bốn năm chiến đấu trong quân đội, đồng chí đã tham gia 40 trận đánh, với đặc điểm sử dụng trung liên rất chính xác, phát huy hiệu lực cao, đồng chí đã áp đảo hỏa lực địch, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông lên giải quyết trận đánh thắng lợi. Nhiều trận, đồng chí đã góp phần quyết định trong những tình huống gay go, phức tạp, tự tay đã diệt 200 tên địch, bắn hỏng bảy xe vận tải quân sự.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Tháng 12 năm 1946, đơn vị đồng chí làm nhiệm vụ vây hãm sân bay địch. Nhiều lần địch nống ra, đồng chí đã dùng trung liên bắn chặn bẻ gãy nhiều đợt phản kích của chúng, chân súng gãy, đồng chí lấy đá kê lên tiếp tục chiến đấu, giữ vững trận địa.

   Tháng 2 năm 1947, địch dùng 2 đại đội chia làm 2 mũi tiến công vào đơn vị. Đồng chí chờ cho địch tới thật gần, mới bất ngờ nổ súng và cùng đơn vị dũng cảm xung phong tiêu diệt quân địch. Trận này, đồng chí diệt 25 tên, tạo điều kiện cho đơn vị đánh lui 2 đợt phản kích của địch.

   Tháng 4 năm 1947, 3 đại đội địch từ Nam Ô tiến công lên. Nhận nhiệm vụ chặn địch, ngay từ phút đầu, Trần Đức đã dùng trung liên diệt 15 tên. Địch thấy lực lượng ta ít liền triển khai bao vây hòng tiêu diệt, đồng chí nhanh trí lấy thùng sắt kê súng lên bắn, giả làm đại liên để uy hiếp tinh thần địch. Suốt 1 ngày, Trần Đức và đồng đội đã đánh lui 3 đợt phản kích của địch, diệt 2 trung đội, bẻ gãy một mũi tiến công nguy hiểm của địch.

   Trận đánh địch trên đèo Hải Vân (tháng 5 năm 1947), đại đội đồng chí phụ trách chặn đầu đoàn xe địch. Khi 6 chiếc xe chở lính lọt vào trận địa, Trần Đức nổ súng chính xác bắn hỏng ngay chiếc xe đi đầu, bọn địch bị ùn lại, đơn vị ào ạt xung phong diệt gọn bọn địch đi trên sáu xe.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Tháng 2 năm 1949, địch dùng hơn 1.000 quân bao vây 2 đại đội ta ở Nam Thừa Thiên. Đại đội đồng chí bố trí trên đường cái, trước mặt là con sông. Ngay từ phút đầu, Trần Đức đã dùng trung liên bắn chế áp địch, buộc chúng phải phân tán đối phó. Suốt 1 ngày, đồng chí đã cùng đơn vị đánh lui 3 đợt phản kích của địch. Riêng đồng chí đã bắn chết và bắn bị thương 70 tên, góp phần cùng đơn vị phá tan cuộc tiến công lớn của chúng.

   Tháng 11 năm 1950, địch tiến công ta với lực lượng đông gấp nhiều lần, có máy bay, pháo binh yểm trợ. Suốt 1 ngày, đại đội đồng chí bị vây 4 mặt. Ta quyết mớ đường rút ra. Trần Đức được giao nhiệm vụ dùng hoả lực mở đường và ngăn chặn địch, bảo vệ cho đơn vị rút. Đồng chí đã chiến đấu dung cảm cho đến phút cuối cùng và hy sinh ngay tại trận địa.

   Khi còn sống, đồng chí Trần Đức luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, đoàn kết với anh em, hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm sử dụng trung liên, loại hoả lực mạnh chủ yếu của bộ đội ta lúc bấy giờ, cho mọi người trong đơn vị.

   Trần Đức đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 lần được Liên khu khen.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Trấn Đức được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
ANH HÙNG LÊ CÔNG KHAI
(LIỆT SĨ)
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
3, ANH HÙNG LÊ CÔNG KHAI
(LIỆT SĨ)
Lê Công Khai sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 6 năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng bộ binh Liên khu 5,   đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sau khi nhập ngũ, đồng chí Lê Công Khai xung phong vào đội quân Nam tiến, chiến đấu giết giặc. Gần 9 năm trong quân đội đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 40 trận, ở cương vị nào trong hoàn cảnh nào cũng luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, chỉ huy linh hoạt, bình tĩnh, nhiều lần bị thương vẫn bám trận địa, tiếp tục chiến đấu.

   Đầu năm 1947, Lê Công Khai làm chiến sĩ liên lạc, bị địch bắt và tra tấn dã man, nhưng đồng chí vẫn không hề khai báo. Sau 4 tháng bị giam, đồng chí vận động 10 anh em trong tù tổ chức vượt ngục về đơn vị tiếp tục chiến đấu.

   Trong trận Ninh Mã (Khánh Hòa) tháng 7 năm 1949, Lê Công Khai bắn súng máy kiềm chế hoả lực địch, diệt 13 tên (có 1 tên quan ba nguy), chi viện đắc lực cho đơn vị chiến đấu.

   Trận phục kích địch ở nam Khánh Hòa (năm 1950) đồng chí phụ trách tiểu đội, tự tay bắn súng máy diệt 10 tên và chỉ huy tiểu đội đánh lui 1 đại đội địch.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Đánh đồn Túy Loan (Quảng Nam) tháng 5 năm 1952, cửa vừa mở, địch tập trung bắn ra dữ dội, Lê Công Khai bình tĩnh chỉ huy trung đội nhanh chóng đánh chiếm lô cốt đầu cầu rồi phát triển đánh vào hầm đặt pháo và sở chỉ huy địch. Lê Công Khai bị thương vào lòng bàn chân nhưng tự băng bó và kiên quyết chỉ huy đơn vị chiến đấu đến khi diệt xong đồn giặc.

   Trong trận Tú Thủy, Kon Tum, trời đã gần sáng nhưng xung kích bị thương vong nhiều vẫn chưa tiến lên được. Lê Công Khai tổ chức lại bộ đội, động viên tinh thần chiến đấu của anh em rồi dũng cảm xông lên trước, lôi cuốn toàn đơn vị xung phong diệt đồn. Đại đội trưởng bị thương nặng, đồng chí lên thay thế chỉ huy, diệt và bắt sống hơn 1 đại đội địch.

   Hè năm 1954, đơn vị Lê Công Khai đánh đồn Đắc Đoa, đây là một vị trí then chốt của địch. Ta đã đánh 2 lần nhưng chưa dứt điểm, địch càng tăng cường phòng thủ. Ba đêm liền, đồng chí kiên trì vào điều tra, về lập kế hoạch tỉ mỉ, động viên đơn vị quyết tâm đánh thắng. Khi nổ súng, trận đánh diễn ra hết sức gay go ác liệt. Lê Công Khai bị thương gãy chân trái, vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu, bị gãy thêm chân phải, vẫn kiên trì chịu đựng nằm tại chỗ đông viên chỉ huy đơn vị xông lên tiêu diệt gọn 1 đại đội Âu Phi tinh nhuệ của chúng
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Trên đường về quân y, vì vết thương nặng máu ra nhiều, đồng chí Lê Công Khai đã hy sinh.

   Lê Công Khai đã được tặng thưởng 2 bằng khen, 2 lần ban chỉ huy chiến dịch tuyên dương công trạng, là Chiến sĩ thi đua cua Liên khu 5.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Lê Công Khai được Chủ tích nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
ANH HÙNG LÒ VĂN BƯỜNG
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
4, ANH HÙNG LÒ VĂN BƯỜNG

   Lò Văn Bường sinh năm 1924, dân tộc Thái, quê ở xã Thanh Cao, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 8 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó bộ binh thuộc đoàn 335, bộ đội tình nguyện, đảng viên Đảng Cộng sản việt Nam.

   Năm năm chiến đấu và hoạt động ở miền Tây giúp bạn, đồng chí Lò Văn Bường luôn luôn nêu cao tinh thần tận tụy, hy sinh của người chiến sĩ cách mạng. Đặc điểm công tác của đồng chí là âm thầm hoạt động xây dựng cơ sở năm này qua năm khác ở những vùng sau lưng địch mà ta chưa có cơ sở, hoặc cơ sở vừa bị tan vỡ. Với muôn ngàn khó khăn gian khổ; rừng núi âm u, khí hậu khắc nghiệt, địch khủng bố, dân chưa giác ngộ, sinh hoạt thiếu thốn, đói rét, bệnh tật liên miên, nhưng đồng chí đã cùng anh em kiên trì tìm dân, bám dân, quyết tâm hoạt động xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng.
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Các đồng chí đã xây dựng được cơ sở ở 28 làng, lập được 70 đội du kích, đào tạo được nhiều cán bộ làm nòng cốt ở địa phương. Tổ chức lãnh đạo nhân dân hai lần phá vỡ âm mưu "dồn dân" của địch. Trong thành tích chung đó, đồng chí Lò Văn Bường dã đóng góp phần công lao xứng đáng.

   Tháng 3 năm 1950, tổ công tác của Lò Văn Bường nhận nhiệm vụ đi trước vào ban H. nắm tình hình, vận động tổ chức nhân dân và chuẩn bị lương thực. Sau 2 tháng, các đồng chí đã tổ chức được cơ sở, tạo được bàn đạp cho toàn đội tiến vào hoạt động sâu vùng sau lưng địch. Các đồng chí còn được nhân dân giúp đỡ 7 tạ gạo và 2 con lợn làm lương thực đi đường.

   Tháng 11 năm 1950, tổ đồng chí vào xây dựng cơ sở ở một vùng khác để tổ chức đường liên lạc từ đội về khu. Đây là một vùng do địch kiểm soát, chúng thường hay tuần tra, lùng sục. Tổ đồng chí phải nằm rừng, ngày ra nương đón dân đi làm để tuyên truyền vận động, vạch rõ âm mưu địch, dần dần giác ngộ cho dân. Sau 2 tháng kiên trì tích cực, tổ đã xây dựng được cơ sở ở 5 bản vững vàng. Một lần được tin địch tiến hành âm mưu "dồn dân", Lò Văn Bường đang làm nhiệm vụ chăm sóc anh em ốm trong đội, vội đi xem tình hình ngay. Mấy ngày tiếp sau, vừa chăm sóc đồng đội, vừa len lỏi bám sát, vận động tổ chức nhân dân phá vỡ âm mưu địch, giữ vững được hệ thống cơ sở trên đường dây liên lạc.

   Tháng 9 năm 1951, Lò Văn Bường được bổ sung về một tổ khác, nhận nhiệm vụ đi củng cố một cơ sở vừa bị vỡ. Vùng này gần đồn địch, chúng khống chế mạnh, nhân dân lại vừa bị nạn lụt, đang đói. Đồng chí tổ trưởng bị địch bắn, hy sinh giữa lúc đang tiến hành công tác. Cả tổ chỉ còn một mình Lò Văn Bường biết tiếng địa phương, đồng chí đã kiên trì vận động từng người dân, từng bước tổ chức quần chúng chống đói và đấu tranh phá tan âm mưu dịch. Sau 3 tháng, cơ sở cách mạng ở đây đã được củng cố lại vững chắc.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Tháng 1 năm 1952, tổ Lò Văn Bường lên xây dựng cơ sở. Một buổi chiều đồng chí vào bản, gặp 1 trung đội địch đang đi lùng sục. Tên đi đầu phát hiện thấy Lò Văn Bường, vừa kêu lên thì đồng chí đã nhanh nhẹn nằm xuống bắn chúng bị thương mấy tên. Địch tập trung bắn dữ dội về hướng đồng chí. Địa hình trống trải không chỗ nấp, đồng chí bị 5 vết thương ở tay phải, lưng, và mắt phải. Tưởng đồng chí đã chết, chúng bỏ đi, sục vào nhà dân để vơ vét. Lợi dụng lúc sơ hở đó của địch, Lò Văn Bường cố lết dần ra rừng, bò về nơi tạm trú của tổ. 5 ngày không có thuốc, các vết thương của Lò Văn Bường càng nặng, cả tổ lo lắng cho đồng chí nhưng đồng chí lại lo địch khủng bố các cơ sở bị vỡ; nên đồng chí động viên anh em đi củng cố giữ vững cơ sở, mà đừng lo lắng quá đến mình. Sau có y tá lên chăm sóc và được nhân dân giúp đỡ, các vết thương lành dần, Lò Văn Bường lại tiếp tục công tác ngay. Cuối năm 1952, đồng chí được điều lên hoạt động ở một huyện có nhiều khó khăn. Suốt 3 tháng phải ăn ngô với rau rừng trừ bữa, đồng chí đã cùng với cán bộ địa phương củng cố lại các cơ sở và tổ chức phòng chống biệt kích, bảo đảm an ninh, phát triển phong trào du kích ở địa phương.
   Lò Văn Bường đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, được Khu và đoàn khen 3 lần, là chiến sĩ thi đua của bộ đội tình nguyện giúp bạn.
   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Lò Văn Bường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
ANH HÙNG TRƯƠNG CÔNG MAN
(LIỆT SĨ)
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
5, ANH HÙNG TRƯƠNG CÔNG MAN
(LIỆT SĨ)
Trương Công Man sinh năm 1930, dân tộc Mường quê ở xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1947. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng liên lạc thuộc trung đoàn 2, đại đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Trương Công Man là một chiến sĩ liên lạc xuất sắc, mưu trí, dũng cảm của đại đoàn Đồng Bằng, đại đoàn chủ lực hoạt động trong vùng sau lưng địch. Nhiều lần đồng chí xung phong nhận nhiệm vụ khó khăn, vượt dưới làn bom đạn ác liệt của địch, truyền đạt mệnh lệnh kịp thời, chính xác. Trương Công Man chiến đấu mưu trí, dũng cảm, bị thương nhưng vẫn tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ góp phần vào chiến thắng chung của đơn vị.

Đồng chí luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh cấp trên, hết lòng thương yêu đồng đội, bảo vệ cán bộ, chấp hành nghiêm túc các chính sách và kỷ luật chiến trường.


Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Tháng 1 năm 1952 , trong trận Yên Ninh (Ninh Bình), khi đơn vị được lệnh xuất kích, đồng chí lập tức xung phong diệt địch ngay. Bị thương vào sườn, Trương Công Man vẫn nén đau, bám sát đại đội trưởng để truyền lệnh kịp thời. Trận đánh vừa kết thúc, địch tập trung máy bay, đại bác các nơi bắn về liên tục và ác liệt. Suốt một ngày, đồng chí đã nhiều lần như con thoi chạy đi, chạy về giữa đồng nước, dưới làn bom đạn, đưa lệnh của trên xuống các đơn vị, và tham gia chuyển thương binh về trạm. Năm lần bị thương, không rời trận địa, Trương Công Man vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng với đồng đội chuyển được 15 thương binh ra ngoài an toàn.

Trong trận Tầm Phương (Thái Bình), đồng chí bình tĩnh chờ địch tới gần mới nổ súng diệt ngay 3 tên. Địch phản công mãnh liệt, trung liên ta bị tắc, xạ thủ bị thương, đồng chí đã nhảy ra chữa súng, rồi bắn mạnh cản địch lại, diệt thêm 7 tên. Địch bắn dữ dội để uy hiếp và chuẩn bị phản kích, đồng chí đã nhanh chóng đưa lệnh của đại đội xuống điều một trung đội kịp lên phối hợp đánh tan bọn chúng. Trong trận này, cả đơn vị đã đánh lui 5 đợt phản kích của địch, riêng Trương Công Man đã diệt được 19 tên.

Tháng 2 năm 1952, trong trận chống càn ở Thái Ninh (Thái Bình), bị máy bay địch bắn phá, 2 lần Trương Công Man bị thương nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ liên lạc. Khi về trạm giải phẫu, dụng cụ y tế thiếu, phải dùng cưa gỗ để cưa, mổ vai lấy đạn, đồng chí vẫn nghiến răng chịu đau, không hề kêu rên.
Trong trận An Bình (Thái Bình), ngay lúc đầu, Trương Công Man đã chủ động chỉ huy tổ trung liên bắn chết 6 tên địch, gọi hàng được 6 tên, thu 9 súng.



Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
Khi cùng đoàn cán bộ đi nghiên cứu trận địa lạc vào chỗ địch, đồng chí đã dũng cảm một mình chiến đấu đánh lạc hướng địch để cán bộ rút ra an toàn.

Trong trận tiến công đồn Tìm (Đông Quan, Thái Bình), đơn vị vừa mở được một hàng rào thì đại bác địch ở các vị trí khác tập trung bắn về dữ dội. Tổ đánh bộc phá tiếp tục mở cửa dưới hỏa lực địch, bị thương vong gần hết, Trương Công Man xung phong lên đánh tiếp và cũng bị trọng thương. Trước lúc hy sinh, đồng chí còn nhắn lại đồng đội :

- Các đồng chí giữ vững quyết tâm, làm tròn nhiệm vụ.

Căm thù bọn giặc, cả đơn vị đã xông lên diệt gọn vị trí này.

Trương Công Man đã được trung đoàn, đại đoàn khen thưởng 9 lần, và được bầu là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn, được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Trương Công Man được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.
( Sưu tầm).
Các anh hùng Thanh Hoá thời chống Pháp:
( Theo nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.10.html ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)