Lịch sử: Bác Hồ nói chuyện với CB, ND tỉnh Thanh Hoá
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 27/04/2019 |
130
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Bác Hồ nói chuyện với CB, ND tỉnh Thanh Hoá thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
" CáN Bộ
A- Cán bộ là gì?
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được.
B- Vậy cán bộ phải có đức tính thế nào?
1. Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
2. Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị. Thí dụ: một anh nói giỏi, một anh không, khi ra quần chúng anh nói kém sợ anh nói giỏi lên nói sẽ được công chúng vỗ tay hoan nghênh lấn át ảnh hưởng mình đi, nên không cho anh nói giỏi lên nói.
3. Đối với công việc phải thế nào? Trước hết, phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt thành công nhưng thất bại về sau. Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại cho địa phương khác. Những cái như thế phải tránh. Thí dụ: đối với tù binh Pháp nếu mình giết đi thì thấy dân chúng hoan nghênh, nhưng thế giới sẽ cho mình dã man, bất lợi ngoại giao. Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn thận, cẩn thận không phải là nhút nhát do dự.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
4. Đối với nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Nhưng có những việc dân không muốn mà phải làm như tản cư, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết.
5. Đối với Đoàn thể: Trước lúc mình vào Đoàn thể nào phải hiểu rõ Đoàn thể ấy là gì? Vào làm gì? Mỗi đoàn thể phải vì dân vì nước. Khi vào Đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đoàn thể. Phải tuyệt đối trung thành. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì Đoàn thể. Hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của Đoàn thể. Muốn giữ danh giá của Đoàn thể phải giữ danh giá mình. Không được báo cáo láo như: Làm thành một việc thì phóng đại, thất bại thì giấu đi.
Một Đoàn thể mạnh thì cái tốt càng ngày càng phát triển, cái dở càng ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra tất cả mọi người cùng học, một điều xấu phải đưa ra tất cả mọi người cùng biết mà tránh.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
KHáNG CHIếN
Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí.
Pháp có xe tăng, đại bác, thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm.
Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng"!
Nói ngày 20-2-1947. Tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thanh Hoá. Sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất,Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984,t.4, tr.275-277.Theo sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lầnthứ nhất.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
"BàI NóI CHUYệN VớI CáC ĐạI BIểU THÂN Sĩ TRí THứC, PHú HàOTỉNH THANH HOá
Lần này là lần đầu tiên tôi đến thăm Thanh Hoá, được các ngài tới dự đông đúc, tôi lấy làm hân hạnh. Trước tôi tới thăm đồng bào, sau là tôi có nhiệm vụ báo cáo công việc kháng chiến. Đây tuy chưa phải chiến tranh, nhưng ai cũng biết nước ta có chiến tranh, nói gần thì từ 19-12 năm ngoái, xa thì từ 23-9 năm kia. Chắc ai cũng biết rằng ta không muốn chiến tranh, nhưng Pháp muốn gây chiến tranh với nước ta, nên ta phải đánh.
Từ Nam chí Bắc, từ già tới trẻ, từ các dân tộc miền xuôi đến miền ngược, tất cả công dân nước Việt Nam đều phải góp sức đánh thực dân Pháp. Hẳn ta muốn hoà bình, nhưng thực dân Pháp muốn chiến tranh thì ta phải đánh đến cùng và biết cách đánh. Phải tri bỉ, tri kỷ1), tình hình Pháp thế nào ta phải biết để đối phó.
ở Pháp: Kinh tế khó khăn, phải vay một triệu tấn lúa mì của Mỹ; mỗi tháng thiếu 1 triệu tấn than, nhiều nhà máy đóng cửa, dân đói rét, chứ tình hình không sáng sủa gì.
Chính trị: Từ ngày nhờ Đồng minh thoái khỏi ngoại xâm, thì cũng lôi thôi. Hai năm mới có một Chính phủ mà tả kéo về tả, hữu kéo về hữu. Nhân dân Pháp thì họ đối với Việt Nam thế nào? 56% hoà bình, 34% muốn đánh.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Tuy thế nhưng ta không nên khinh địch, thực dân còn mạnh, còn tàu bay tàu bò, còn viện binh; ta thì thiên thời, địa lợi, nhân hoà, ta đủ để thắng nó.
Thiên thời: ít tháng nữa, giời nóng nực, Pháp không chịu nổi khí hậu, sẽ ngại dần, từ Nam chí Bắc đi tới đâu chỉ có tro tàn gạch vụn, Pháp đánh ban ngày nhưng ta lại đánh ban đêm.
Địa lợi: Ta ở đất ta, Pháp không quen đường đi.
Nhân hoà: Trừ một số Việt gian, còn 25 triệu dân ta đều muốn tự do.
Bác Hồ thăm Yên Truờng, Yên Định, Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Còn dư luận ở Trung Quốc, ấn Độ, Nam Dương, Diến Điện, Tân Gia Ba, đều cho là chính nghĩa, mà đến Pháp cũng đa số ngả về ta.
Cả ba: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều lợi cho ta. Những cái lợi cho ta là hại cho địch, mà lợi cho địch là hại cho ta.
Địch có tàu bay, tàu bò, tàu thuỷ nhưng nó có chừng nên nó muốn đánh chớp nhoáng. Sét đánh không trúng, chớp soi không thấu thì hết cơn sấm sét là yên.
Nhưng trong khi sấm sét thì ghê gớm lắm. Nó có thể dùng viện binh để đánh ta. Nó có thể đánh tràn, nhưng số viện binh đó không thể tập trung vào một nơi cho nên nó không làm gì được ta. Nếu nó rải ra từ Nam Quan đến Cà Mau cũng chẳng làm gì được ta, ta càng dễ đánh. Nó dùng vũ khí tối tân thì ta đánh du kích, nó trên trời thì ta dưới đất. Ta trường kỳ kháng chiến thì ta thắng lợi.
Địch muốn làm cho chóng, muốn thắng nó ta phải toàn diện kháng chiến, toàn dân kháng chiến. Nó muốn thắng, nó chia rẽ ta cho lương ghét giáo, giáo ghét lương, xui Nam Bộ ghét Bắc Bộ.
Bây giờ nó lấy vũ lực ta không sợ. Nó lấy chính trị, ta không mắc mưu. Nó lấy kinh tế phong toả, thì ta lấy kinh tế ta đánh nó. Ta tăng gia sản xuất. Ta lợi hơn nó là nó không thể kéo dài được, mà ta thì có thể kéo dài.
Bây giờ ta đã biết mưu mẹo của nó. Ta thử xem kinh nghiệm lúc xưa, tổ tiên ta, đức Lê Lợi, Hưng Đạo trong cuộc chiến đấu nhiều trận thắng, cũng nhiều trận bại, nhưng rồi ta vẫn thắng, vì kiên gan và có sức đoàn kết. Khi kháng chiến rất cực khổ, rất gay go, rất khó khăn, nhưng sẽ thắng lợi.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Trước lúc tôi tới đây, tôi đã được thư cụ Lê Thước nói về công việc kiến thiết tỉnh Thanh Hoá thành một tỉnh kiểu mẫu. Trong lúc đang phá hoại nhà cửa, đường sá mà lại nói đến kiến thiết thì có trái nhau không? Không trái nhau, muốn kiến thiết phải phá hoại. Phá hoại để đấu tranh thắng lợi rồi mới kiến thiết.
Nay tôi xin có mấy ý kiến, xin cống hiến về việc kiến thiết. Một tỉnh mô phạm1), chẳng những mô phạm ở một mặt mà phải ở nhiều mặt; kháng chiến khắp mọi mặt, kiến thiết khắp mọi mặt.
Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt. Có ruộng phải cày cho có lúa, có người nhưng phải phân phối thế nào.
Nay tôi xin nói về từng ngành một:
Văn hoá: Không phải tôi chỉ nói điều tốt, điều hay, mà cũng phải nói sự thực, nói thực hay mất lòng.
Tỉnh Thanh Hoá có tiếng là văn vật, nhưng nay xét số người biết chữ còn ít hơn số người chưa biết chữ. Ngày xưa đi học biết chữ nho còn hàng 10 năm mới đọc được, chứ nay chữ quốc ngữ chỉ ba tháng mà còn nhiều người chưa biết chữ. Cái đó các nhà văn hoá phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi có ý kiến ra kỳ hạn trong một năm phải thanh toán cho xong nạn mù chữ, các ngài thấy có được không?
1) Một tỉnh gương mẫu, kiểu mẫu (B.T).
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Chẳng những chỉ biết chữ mà còn phải học đạo đức công dân, phổ thông chính trị. Thứ hai, còn cần phải mở mang lớp trung học. Người già thì chết, người trẻ thì già. Chúng ta già thì chúng ta phải chết, ta phải chuẩn bị cán bộ. Trước học một đường, hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để học thì hành được ngay.
Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ.
Quân sự: Phá hoại triệt để, đào hầm trú ẩn để tránh nạn tàu bay. Đường sá, đường cái, đường xe lửa phải phá hoại hết. Những nhà cửa chắc chắn khi phá thì tiếc, nhưng nếu không phá thì khi giặc tới, nó lấy đặt đại bác thì nguy. Nhưng chỉ phá không thì nó cũng đánh được ta. Nói tiêu cực và tích cực, phá hoại là tiêu cực nhưng phải làm cả tích cực nữa. Ta phải tổ chức du kích, nó thò ra đâu ta đánh đó. Có người hỏi lấy súng đâu? Đánh du kích hễ có gì cũng được, súng chim, súng kíp, gậy, cày, cuốc.
Tóm lại:
1. Phá hoại
2. Tổ chức du kích
3. Đối với chiến sĩ đã lâm trận hay sẵn sàng lâm trận, những người ấy đã hy sinh cho Tổ quốc thì đồng bào phải giúp đỡ cho gia đình ấy.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Chính trị: Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân địch giành độc lập thống nhất là sự đoàn kết.
Ngày xưa có những sự xích mích phe phái, nhưng ngày nay Tổ quốc lâm nguy mà chia rẽ thì bất lợi.
Ta có cái thù chung là bọn cướp nước thì dù có cái thù hiềm riêng cũng phải bỏ hết. Bỏ thù riêng để trả thù chung, đó là giành thắng lợi.
Hành chính: Chính phủ Cộng hoà Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi.
Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm.
Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia1). Từ một năm nay, nội hoạn2), ngoại xâm không lúc nào không có, nên còn nhiều việc đáng làm mà Chính phủ trung ương không làm được. Có nhiều cái biết là hay, nhưng còn việc gấp phải làm gấp cái đã.
Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong.
1) Mưu làm giàu cho gia đình mình, cho bản thân mình có quyền thế (B.T).
2) Nội hoạn: Nỗi lo ở bên trong, nguy cơ ở bên trong (B.T).
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Tóm lại chính trị là:
1. Đoàn kết.
2. Thanh khiết từ to đến nhỏ.
Kinh tế: Thực dân Pháp phá kinh tế của ta, phong toả cả trong và ngoài. Ta phải làm tự cấp tự túc, dù nó có phong toả 10 năm, 15 năm ta cũng không sợ. Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải Chính phủ bỏ 10 - 15 triệu để mở lò máy, làm cái này cái khác. Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân.
Ban tăng gia sản xuất phải giúp đỡ cho đồng bào, bày kế hoạch cho đồng bào làm thế nào cho đỡ tốn mà lợi nhiều. Thí dụ: một làng dệt vải 10 khung, 10 nhà, tốn dầu, tốn công đánh suốt, nay tổ chức lại làm một nhà đỡ đèn dầu, v. v..
Về tăng gia sản xuất không phải đại điền chủ, đại thương gia, ai cũng có thể làm được. Thí dụ: một em chăn bò mà chăn cho bò ăn, tìm chỗ có cỏ cho bò ăn, một em bé đi học, trước nó vẽ nhảm vào vở nay nó biết tiết kiệm giấy, trước viết bút chì sau sẽ viết bút mực, đó cũng là tăng gia sản xuất. Một bên cần, một bên kiệm, ở ta nó là mới nhưng thực ra nó rất xưa, ở sách Đại học1) có câu "Làm cho nhiều, tiêu thì ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đầy đủ". Nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
1) Sách Đại học là một trong 4 bộ sách của Nho giáo mà ở nước ta vẫn gọi là Tứ thư gồm có các sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung và Đại học. Cũng có thuyết coi sách Đại học là một chương của sách Lễ ký (cũng là một cuốn sách của Nho giáo). ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh nói theo ý một câu trong sách Đại học: "Sinh tài hữu đại đạo: sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc hỹ". Nghĩa là: [Muốn] làm ra tiền của [cũng phải] có phương sách cơ bản: làm ra thì nhiều, tiêu thụ thì ít, làm thì mau chóng, dùng thì thư thả, như thế thì tiền của thường đầy đủ (B.T).
Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ, Sầm Sơn, Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Nay phải đem ra mà làm ở nhà mình, tỉnh mình, nước mình. Làm cho mình khỏi đói rét, đồng bào mình khỏi đói rét tức là kháng chiến. Thêm một điều nữa: Hiện nước ta đang kháng chiến, từ đây ra Bắc có những nơi, thành thị thành chiến tuyến, có nhiều đồng bào tản cư không chịu ở lại với Pháp mà đi rất cực khổ, phần đông tay không chân rời. ở Hà Nội có nhiều người tay mình đốt nhà mình, phá nhà mình mà đi. Nay đồng bào hậu phương có ăn mà để họ đói, có áo mà để họ rét, có đúng không? Mong đồng bào ủng hộ đồng bào đó, giúp đỡ đồng bào tản cư tức là giúp đỡ kháng chiến, giúp cho kẻ có vốn để có thể tự lực được, kẻ không vốn thì giúp họ có công ăn việc làm, chỗ ở. Theo ý tôi, Thanh Hoá có 1 triệu dân, mỗi gia đình có 10 người tức là có 10 vạn gia đình. Mỗi gia đình giúp một người tản cư tức là có thể được 10 vạn người hay bớt đi một nửa là 5 vạn hay ít nữa đi là 2 vạn rưỡi. Tôi mong đồng bào hết sức giúp đỡ đồng bào tản cư.
KếT LUậN
Tỉnh Thanh Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Một tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu, thì thế giới biết nước ta là một nước đáng được độc lập, thống nhất; dân tộc tự do; kháng chiến thắng lợi. Tôi kêu gọi đồng bào trong tỉnh xắn tay áo làm đi, lần sau về đây, tôi sẽ thấy mỗi người là một người kiểu mẫu".
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Nói ngày 20-2-1947.
Tài liệu của Ban nghiên cứu
lịch sử Đảng Thanh Hoá.
Sách Hồ Chí Minh Toàn tập,
xuất bản lần thứ nhất,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984,
t.4, tr.278-286.
"THƯ GửI ĐồNG BàO THIểU Số THANH HOá
Cùng đồng bào yêu quý,
Tôi đến thăm Thanh Hoá, tôi định lên thăm đồng bào, nhưng có việc gấp phải trở về ngay, chưa lên được. Tôi lấy làm tiếc. Lần sau tôi sẽ lên thăm đồng bào.
Lúc này toàn thể quốc dân đang ra sức chống giặc cứu nước. Tôi chắc đồng bào Thượng du đều ra sức đoàn kết chuẩn bị tham gia giết giặc cứu nước để giữ vững quyền thống nhất độc lập của Tổ quốc. Việc dìu dắt đồng bào Thượng du, tôi trông cậy lòng ái quốc và sự hăng hái của các vị lang đạo.
.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Tôi gửi lời chúc mừng các vị lang đạo và toàn thể đồng bào mạnh khoẻ".
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 21 tháng 2 năm 1947
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà
Hồ CHí MINH
Bản chụp bức thư lưu tại
Cục Cảnh vệ Bộ Nội vụ
Bác Hồ kéo lưới tại biển Sầm Sơn, Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
"THANH HOá KIểU Mẫu1)
1. MụC ĐíCH: Làm cho người nghèo thì đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá giàu
Người khá giàu thì giàu thêm.
Người nào cũng biết chữ,
Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước.
2. CáCH LàM: Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân.
Không phải Chính phủ xuất tiền ra làm. Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động.
Vì vậy những kế hoạch địa phương có thể tự thực hành được, cứ giúp cho đồng bào làm giàu dần, như hợp tác xã, v.v..
Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn, từ việc ít tốn tiền đến việc tốn nhiều tiền. Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
TĂNG GIA SảN XUấT
1. Việc này Chính phủ làm một phần, để làm kiểu mẫu cho dân. Một phần đồng bào địa phương tự làm lấy. Chính phủ chỉ giúp ý kiến.
2. Phần Chính phủ làm:
a) Chính phủ xuất hai triệu đồng (sẽ do Bộ Tài chính giao) để làm 2000 mẫu đồn điền (công nhân, công cụ, súc vật, giống mạ, v.v.).
Nếu thí nghiệm này thành công sẽ làm thêm.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
b) Chính phủ chỉ định một ban phụ trách về việc này: 7 vị:
Cụ Lê Thước - Chủ nhiệm kiêm thủ quỹ
Anh Nhân, kiêm đốc lý 1000 mẫu
Cù Huy Cận
Anh Bách
Đặng Việt Châu.
Hai người nữa do 5 vị trên cẩn thận cử thêm. Ban này sẽ có sắc lệnh của Chính phủ chuẩn y.
c) Hai đốc lý phân công nhưng phải mật thiết hợp tác. Nghĩa là mỗi người chuyên trách 1000 mẫu để thi đua nhau cho mau tiến bộ, nhưng về kinh nghiệm, dụng cụ, súc vật thì phải giúp lẫn nhau.
d) Kế hoạch chung thì Ban trị sự bàn với nhau.
e) Tiền tiêu chưa đến 1000 đồng thì phải có biên lai hẳn hoi của đốc lý, quá 1000 đồng thì phải có toàn ban ký.
f) Công nhân trong đồn điền phải có tổ chức:
Học chữ quốc ngữ
Học quân sự thường thức
Học chính trị: yêu nước, đoàn kết, kháng chiến, v.v..
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
VĂN HOá
Đồng bào Hạ du còn hơn 50% mù chữ. Đồng bào Thượng du 90% mù chữ!
Chính phủ giao cụ Lê Thước và anh Đặng Thai Mai tổ chức một Ban Văn hoá (mời thêm những nhà trí thức danh vọng).
Trách nhiệm của Ban Văn hoá: làm sao cho đến tháng 6 năm 1947, số người mù chữ phải bớt 50%.
Chính phủ phụ cấp một khoản tiền 100.000 đồng làm kinh phí do cụ Lê Thước giữ.
Ban Văn hoá phải tìm những cách không cần tốn tiền mà học được, như "gia đình học hiệu", "tiểu giáo viên", cả làng chung gạo nuôi một thầy giáo, v.v..
Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lẽ tre1), v.v., không thiếu gì cách học mà không tốn tiền.
*
* *
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Ban tăng gia sản xuất Thanh Hoá cứ làm việc địa phương, rồi liên lạc với Ban tăng gia sản xuất trung ương.
Cần có một kế hoạch dẫn thuỷ nhập điền2) cho 120.000 mẫu kia".
1) Lẽ tre: từ địa phương Nghệ Tĩnh: một đoạn cành tre nhỏ (B.T).
2) Dẫn nước vào ruộng (B.T).
Bản gốc lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, t. 4, tr.287-289.Theo sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
" GửI ĐồNG BàO THƯợNG DU
Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ lòng nồng nàn yêu nước. Nhiều thanh niên đã tham gia bộ đội, oanh liệt giết giặc. Nơi nào đồng bào nam nữ cũng nhiệt liệt tổ chức tự vệ, dân quân và đội du kích. Toàn thể đồng bào đều hăng hái ủng hộ kháng chiến. Nhiều lúc hy sinh cả công ăn việc làm để giúp đỡ các việc. Lòng dũng cảm đó thật là quý báu.
Tôi nhận được nhiều thơ của đồng bào Thổ, Mường, Nùng, Mèo, Mán, vân vân, đều nói kiên quyết ủng hộ Chính phủ, kháng chiến đến cùng, chống giặc thực dân, để giữ gìn giang sơn đất nước.
Các đồng bào thiểu số đều hứa sẵn sàng giúp đỡ bộ đội đủ mọi mặt, và sẽ ra sức tăng gia sản xuất, không kể khó nhọc, làm cho nhiều lúa, nhiều sắn, nhiều bắp, nhiều khoai.
Tôi thay mặt Chính phủ, cảm ơn đồng bào, và trân trọng hứa rằng: Đến ngày kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, Tổ quốc và Chính phủ sẽ luôn luôn ghi nhớ những công lao của các đồng bào.
Tôi gửi cho tất cả đồng bào Thổ, Mường, Nùng, Mán, Mèo, vân vân, lời chào thân ái và quyết thắng".
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Hồ CHí MINH
Viết khoảng tháng 2-1947.
Bản đánh máy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh lưu tại Trung tâm
lưu trữ Quốc gia I, bản chụp
lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Bác Hồ trồng cây ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ trồng cây ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
" CáN Bộ
A- Cán bộ là gì?
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được.
B- Vậy cán bộ phải có đức tính thế nào?
1. Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
2. Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị. Thí dụ: một anh nói giỏi, một anh không, khi ra quần chúng anh nói kém sợ anh nói giỏi lên nói sẽ được công chúng vỗ tay hoan nghênh lấn át ảnh hưởng mình đi, nên không cho anh nói giỏi lên nói.
3. Đối với công việc phải thế nào? Trước hết, phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt thành công nhưng thất bại về sau. Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại cho địa phương khác. Những cái như thế phải tránh. Thí dụ: đối với tù binh Pháp nếu mình giết đi thì thấy dân chúng hoan nghênh, nhưng thế giới sẽ cho mình dã man, bất lợi ngoại giao. Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn thận, cẩn thận không phải là nhút nhát do dự.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
4. Đối với nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Nhưng có những việc dân không muốn mà phải làm như tản cư, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết.
5. Đối với Đoàn thể: Trước lúc mình vào Đoàn thể nào phải hiểu rõ Đoàn thể ấy là gì? Vào làm gì? Mỗi đoàn thể phải vì dân vì nước. Khi vào Đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đoàn thể. Phải tuyệt đối trung thành. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì Đoàn thể. Hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của Đoàn thể. Muốn giữ danh giá của Đoàn thể phải giữ danh giá mình. Không được báo cáo láo như: Làm thành một việc thì phóng đại, thất bại thì giấu đi.
Một Đoàn thể mạnh thì cái tốt càng ngày càng phát triển, cái dở càng ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra tất cả mọi người cùng học, một điều xấu phải đưa ra tất cả mọi người cùng biết mà tránh.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
KHáNG CHIếN
Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí.
Pháp có xe tăng, đại bác, thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm.
Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng"!
Nói ngày 20-2-1947. Tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thanh Hoá. Sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất,Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984,t.4, tr.275-277.Theo sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lầnthứ nhất.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
"BàI NóI CHUYệN VớI CáC ĐạI BIểU THÂN Sĩ TRí THứC, PHú HàOTỉNH THANH HOá
Lần này là lần đầu tiên tôi đến thăm Thanh Hoá, được các ngài tới dự đông đúc, tôi lấy làm hân hạnh. Trước tôi tới thăm đồng bào, sau là tôi có nhiệm vụ báo cáo công việc kháng chiến. Đây tuy chưa phải chiến tranh, nhưng ai cũng biết nước ta có chiến tranh, nói gần thì từ 19-12 năm ngoái, xa thì từ 23-9 năm kia. Chắc ai cũng biết rằng ta không muốn chiến tranh, nhưng Pháp muốn gây chiến tranh với nước ta, nên ta phải đánh.
Từ Nam chí Bắc, từ già tới trẻ, từ các dân tộc miền xuôi đến miền ngược, tất cả công dân nước Việt Nam đều phải góp sức đánh thực dân Pháp. Hẳn ta muốn hoà bình, nhưng thực dân Pháp muốn chiến tranh thì ta phải đánh đến cùng và biết cách đánh. Phải tri bỉ, tri kỷ1), tình hình Pháp thế nào ta phải biết để đối phó.
ở Pháp: Kinh tế khó khăn, phải vay một triệu tấn lúa mì của Mỹ; mỗi tháng thiếu 1 triệu tấn than, nhiều nhà máy đóng cửa, dân đói rét, chứ tình hình không sáng sủa gì.
Chính trị: Từ ngày nhờ Đồng minh thoái khỏi ngoại xâm, thì cũng lôi thôi. Hai năm mới có một Chính phủ mà tả kéo về tả, hữu kéo về hữu. Nhân dân Pháp thì họ đối với Việt Nam thế nào? 56% hoà bình, 34% muốn đánh.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Tuy thế nhưng ta không nên khinh địch, thực dân còn mạnh, còn tàu bay tàu bò, còn viện binh; ta thì thiên thời, địa lợi, nhân hoà, ta đủ để thắng nó.
Thiên thời: ít tháng nữa, giời nóng nực, Pháp không chịu nổi khí hậu, sẽ ngại dần, từ Nam chí Bắc đi tới đâu chỉ có tro tàn gạch vụn, Pháp đánh ban ngày nhưng ta lại đánh ban đêm.
Địa lợi: Ta ở đất ta, Pháp không quen đường đi.
Nhân hoà: Trừ một số Việt gian, còn 25 triệu dân ta đều muốn tự do.
Bác Hồ thăm Yên Truờng, Yên Định, Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Còn dư luận ở Trung Quốc, ấn Độ, Nam Dương, Diến Điện, Tân Gia Ba, đều cho là chính nghĩa, mà đến Pháp cũng đa số ngả về ta.
Cả ba: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều lợi cho ta. Những cái lợi cho ta là hại cho địch, mà lợi cho địch là hại cho ta.
Địch có tàu bay, tàu bò, tàu thuỷ nhưng nó có chừng nên nó muốn đánh chớp nhoáng. Sét đánh không trúng, chớp soi không thấu thì hết cơn sấm sét là yên.
Nhưng trong khi sấm sét thì ghê gớm lắm. Nó có thể dùng viện binh để đánh ta. Nó có thể đánh tràn, nhưng số viện binh đó không thể tập trung vào một nơi cho nên nó không làm gì được ta. Nếu nó rải ra từ Nam Quan đến Cà Mau cũng chẳng làm gì được ta, ta càng dễ đánh. Nó dùng vũ khí tối tân thì ta đánh du kích, nó trên trời thì ta dưới đất. Ta trường kỳ kháng chiến thì ta thắng lợi.
Địch muốn làm cho chóng, muốn thắng nó ta phải toàn diện kháng chiến, toàn dân kháng chiến. Nó muốn thắng, nó chia rẽ ta cho lương ghét giáo, giáo ghét lương, xui Nam Bộ ghét Bắc Bộ.
Bây giờ nó lấy vũ lực ta không sợ. Nó lấy chính trị, ta không mắc mưu. Nó lấy kinh tế phong toả, thì ta lấy kinh tế ta đánh nó. Ta tăng gia sản xuất. Ta lợi hơn nó là nó không thể kéo dài được, mà ta thì có thể kéo dài.
Bây giờ ta đã biết mưu mẹo của nó. Ta thử xem kinh nghiệm lúc xưa, tổ tiên ta, đức Lê Lợi, Hưng Đạo trong cuộc chiến đấu nhiều trận thắng, cũng nhiều trận bại, nhưng rồi ta vẫn thắng, vì kiên gan và có sức đoàn kết. Khi kháng chiến rất cực khổ, rất gay go, rất khó khăn, nhưng sẽ thắng lợi.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Trước lúc tôi tới đây, tôi đã được thư cụ Lê Thước nói về công việc kiến thiết tỉnh Thanh Hoá thành một tỉnh kiểu mẫu. Trong lúc đang phá hoại nhà cửa, đường sá mà lại nói đến kiến thiết thì có trái nhau không? Không trái nhau, muốn kiến thiết phải phá hoại. Phá hoại để đấu tranh thắng lợi rồi mới kiến thiết.
Nay tôi xin có mấy ý kiến, xin cống hiến về việc kiến thiết. Một tỉnh mô phạm1), chẳng những mô phạm ở một mặt mà phải ở nhiều mặt; kháng chiến khắp mọi mặt, kiến thiết khắp mọi mặt.
Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt. Có ruộng phải cày cho có lúa, có người nhưng phải phân phối thế nào.
Nay tôi xin nói về từng ngành một:
Văn hoá: Không phải tôi chỉ nói điều tốt, điều hay, mà cũng phải nói sự thực, nói thực hay mất lòng.
Tỉnh Thanh Hoá có tiếng là văn vật, nhưng nay xét số người biết chữ còn ít hơn số người chưa biết chữ. Ngày xưa đi học biết chữ nho còn hàng 10 năm mới đọc được, chứ nay chữ quốc ngữ chỉ ba tháng mà còn nhiều người chưa biết chữ. Cái đó các nhà văn hoá phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi có ý kiến ra kỳ hạn trong một năm phải thanh toán cho xong nạn mù chữ, các ngài thấy có được không?
1) Một tỉnh gương mẫu, kiểu mẫu (B.T).
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Chẳng những chỉ biết chữ mà còn phải học đạo đức công dân, phổ thông chính trị. Thứ hai, còn cần phải mở mang lớp trung học. Người già thì chết, người trẻ thì già. Chúng ta già thì chúng ta phải chết, ta phải chuẩn bị cán bộ. Trước học một đường, hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để học thì hành được ngay.
Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ.
Quân sự: Phá hoại triệt để, đào hầm trú ẩn để tránh nạn tàu bay. Đường sá, đường cái, đường xe lửa phải phá hoại hết. Những nhà cửa chắc chắn khi phá thì tiếc, nhưng nếu không phá thì khi giặc tới, nó lấy đặt đại bác thì nguy. Nhưng chỉ phá không thì nó cũng đánh được ta. Nói tiêu cực và tích cực, phá hoại là tiêu cực nhưng phải làm cả tích cực nữa. Ta phải tổ chức du kích, nó thò ra đâu ta đánh đó. Có người hỏi lấy súng đâu? Đánh du kích hễ có gì cũng được, súng chim, súng kíp, gậy, cày, cuốc.
Tóm lại:
1. Phá hoại
2. Tổ chức du kích
3. Đối với chiến sĩ đã lâm trận hay sẵn sàng lâm trận, những người ấy đã hy sinh cho Tổ quốc thì đồng bào phải giúp đỡ cho gia đình ấy.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Chính trị: Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân địch giành độc lập thống nhất là sự đoàn kết.
Ngày xưa có những sự xích mích phe phái, nhưng ngày nay Tổ quốc lâm nguy mà chia rẽ thì bất lợi.
Ta có cái thù chung là bọn cướp nước thì dù có cái thù hiềm riêng cũng phải bỏ hết. Bỏ thù riêng để trả thù chung, đó là giành thắng lợi.
Hành chính: Chính phủ Cộng hoà Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi.
Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm.
Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia1). Từ một năm nay, nội hoạn2), ngoại xâm không lúc nào không có, nên còn nhiều việc đáng làm mà Chính phủ trung ương không làm được. Có nhiều cái biết là hay, nhưng còn việc gấp phải làm gấp cái đã.
Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong.
1) Mưu làm giàu cho gia đình mình, cho bản thân mình có quyền thế (B.T).
2) Nội hoạn: Nỗi lo ở bên trong, nguy cơ ở bên trong (B.T).
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Tóm lại chính trị là:
1. Đoàn kết.
2. Thanh khiết từ to đến nhỏ.
Kinh tế: Thực dân Pháp phá kinh tế của ta, phong toả cả trong và ngoài. Ta phải làm tự cấp tự túc, dù nó có phong toả 10 năm, 15 năm ta cũng không sợ. Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải Chính phủ bỏ 10 - 15 triệu để mở lò máy, làm cái này cái khác. Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân.
Ban tăng gia sản xuất phải giúp đỡ cho đồng bào, bày kế hoạch cho đồng bào làm thế nào cho đỡ tốn mà lợi nhiều. Thí dụ: một làng dệt vải 10 khung, 10 nhà, tốn dầu, tốn công đánh suốt, nay tổ chức lại làm một nhà đỡ đèn dầu, v. v..
Về tăng gia sản xuất không phải đại điền chủ, đại thương gia, ai cũng có thể làm được. Thí dụ: một em chăn bò mà chăn cho bò ăn, tìm chỗ có cỏ cho bò ăn, một em bé đi học, trước nó vẽ nhảm vào vở nay nó biết tiết kiệm giấy, trước viết bút chì sau sẽ viết bút mực, đó cũng là tăng gia sản xuất. Một bên cần, một bên kiệm, ở ta nó là mới nhưng thực ra nó rất xưa, ở sách Đại học1) có câu "Làm cho nhiều, tiêu thì ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đầy đủ". Nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
1) Sách Đại học là một trong 4 bộ sách của Nho giáo mà ở nước ta vẫn gọi là Tứ thư gồm có các sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung và Đại học. Cũng có thuyết coi sách Đại học là một chương của sách Lễ ký (cũng là một cuốn sách của Nho giáo). ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh nói theo ý một câu trong sách Đại học: "Sinh tài hữu đại đạo: sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc hỹ". Nghĩa là: [Muốn] làm ra tiền của [cũng phải] có phương sách cơ bản: làm ra thì nhiều, tiêu thụ thì ít, làm thì mau chóng, dùng thì thư thả, như thế thì tiền của thường đầy đủ (B.T).
Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ, Sầm Sơn, Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Nay phải đem ra mà làm ở nhà mình, tỉnh mình, nước mình. Làm cho mình khỏi đói rét, đồng bào mình khỏi đói rét tức là kháng chiến. Thêm một điều nữa: Hiện nước ta đang kháng chiến, từ đây ra Bắc có những nơi, thành thị thành chiến tuyến, có nhiều đồng bào tản cư không chịu ở lại với Pháp mà đi rất cực khổ, phần đông tay không chân rời. ở Hà Nội có nhiều người tay mình đốt nhà mình, phá nhà mình mà đi. Nay đồng bào hậu phương có ăn mà để họ đói, có áo mà để họ rét, có đúng không? Mong đồng bào ủng hộ đồng bào đó, giúp đỡ đồng bào tản cư tức là giúp đỡ kháng chiến, giúp cho kẻ có vốn để có thể tự lực được, kẻ không vốn thì giúp họ có công ăn việc làm, chỗ ở. Theo ý tôi, Thanh Hoá có 1 triệu dân, mỗi gia đình có 10 người tức là có 10 vạn gia đình. Mỗi gia đình giúp một người tản cư tức là có thể được 10 vạn người hay bớt đi một nửa là 5 vạn hay ít nữa đi là 2 vạn rưỡi. Tôi mong đồng bào hết sức giúp đỡ đồng bào tản cư.
KếT LUậN
Tỉnh Thanh Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Một tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu, thì thế giới biết nước ta là một nước đáng được độc lập, thống nhất; dân tộc tự do; kháng chiến thắng lợi. Tôi kêu gọi đồng bào trong tỉnh xắn tay áo làm đi, lần sau về đây, tôi sẽ thấy mỗi người là một người kiểu mẫu".
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Nói ngày 20-2-1947.
Tài liệu của Ban nghiên cứu
lịch sử Đảng Thanh Hoá.
Sách Hồ Chí Minh Toàn tập,
xuất bản lần thứ nhất,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984,
t.4, tr.278-286.
"THƯ GửI ĐồNG BàO THIểU Số THANH HOá
Cùng đồng bào yêu quý,
Tôi đến thăm Thanh Hoá, tôi định lên thăm đồng bào, nhưng có việc gấp phải trở về ngay, chưa lên được. Tôi lấy làm tiếc. Lần sau tôi sẽ lên thăm đồng bào.
Lúc này toàn thể quốc dân đang ra sức chống giặc cứu nước. Tôi chắc đồng bào Thượng du đều ra sức đoàn kết chuẩn bị tham gia giết giặc cứu nước để giữ vững quyền thống nhất độc lập của Tổ quốc. Việc dìu dắt đồng bào Thượng du, tôi trông cậy lòng ái quốc và sự hăng hái của các vị lang đạo.
.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Tôi gửi lời chúc mừng các vị lang đạo và toàn thể đồng bào mạnh khoẻ".
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 21 tháng 2 năm 1947
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà
Hồ CHí MINH
Bản chụp bức thư lưu tại
Cục Cảnh vệ Bộ Nội vụ
Bác Hồ kéo lưới tại biển Sầm Sơn, Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
"THANH HOá KIểU Mẫu1)
1. MụC ĐíCH: Làm cho người nghèo thì đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá giàu
Người khá giàu thì giàu thêm.
Người nào cũng biết chữ,
Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước.
2. CáCH LàM: Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân.
Không phải Chính phủ xuất tiền ra làm. Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động.
Vì vậy những kế hoạch địa phương có thể tự thực hành được, cứ giúp cho đồng bào làm giàu dần, như hợp tác xã, v.v..
Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn, từ việc ít tốn tiền đến việc tốn nhiều tiền. Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
TĂNG GIA SảN XUấT
1. Việc này Chính phủ làm một phần, để làm kiểu mẫu cho dân. Một phần đồng bào địa phương tự làm lấy. Chính phủ chỉ giúp ý kiến.
2. Phần Chính phủ làm:
a) Chính phủ xuất hai triệu đồng (sẽ do Bộ Tài chính giao) để làm 2000 mẫu đồn điền (công nhân, công cụ, súc vật, giống mạ, v.v.).
Nếu thí nghiệm này thành công sẽ làm thêm.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
b) Chính phủ chỉ định một ban phụ trách về việc này: 7 vị:
Cụ Lê Thước - Chủ nhiệm kiêm thủ quỹ
Anh Nhân, kiêm đốc lý 1000 mẫu
Cù Huy Cận
Anh Bách
Đặng Việt Châu.
Hai người nữa do 5 vị trên cẩn thận cử thêm. Ban này sẽ có sắc lệnh của Chính phủ chuẩn y.
c) Hai đốc lý phân công nhưng phải mật thiết hợp tác. Nghĩa là mỗi người chuyên trách 1000 mẫu để thi đua nhau cho mau tiến bộ, nhưng về kinh nghiệm, dụng cụ, súc vật thì phải giúp lẫn nhau.
d) Kế hoạch chung thì Ban trị sự bàn với nhau.
e) Tiền tiêu chưa đến 1000 đồng thì phải có biên lai hẳn hoi của đốc lý, quá 1000 đồng thì phải có toàn ban ký.
f) Công nhân trong đồn điền phải có tổ chức:
Học chữ quốc ngữ
Học quân sự thường thức
Học chính trị: yêu nước, đoàn kết, kháng chiến, v.v..
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
VĂN HOá
Đồng bào Hạ du còn hơn 50% mù chữ. Đồng bào Thượng du 90% mù chữ!
Chính phủ giao cụ Lê Thước và anh Đặng Thai Mai tổ chức một Ban Văn hoá (mời thêm những nhà trí thức danh vọng).
Trách nhiệm của Ban Văn hoá: làm sao cho đến tháng 6 năm 1947, số người mù chữ phải bớt 50%.
Chính phủ phụ cấp một khoản tiền 100.000 đồng làm kinh phí do cụ Lê Thước giữ.
Ban Văn hoá phải tìm những cách không cần tốn tiền mà học được, như "gia đình học hiệu", "tiểu giáo viên", cả làng chung gạo nuôi một thầy giáo, v.v..
Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lẽ tre1), v.v., không thiếu gì cách học mà không tốn tiền.
*
* *
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Ban tăng gia sản xuất Thanh Hoá cứ làm việc địa phương, rồi liên lạc với Ban tăng gia sản xuất trung ương.
Cần có một kế hoạch dẫn thuỷ nhập điền2) cho 120.000 mẫu kia".
1) Lẽ tre: từ địa phương Nghệ Tĩnh: một đoạn cành tre nhỏ (B.T).
2) Dẫn nước vào ruộng (B.T).
Bản gốc lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, t. 4, tr.287-289.Theo sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
" GửI ĐồNG BàO THƯợNG DU
Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ lòng nồng nàn yêu nước. Nhiều thanh niên đã tham gia bộ đội, oanh liệt giết giặc. Nơi nào đồng bào nam nữ cũng nhiệt liệt tổ chức tự vệ, dân quân và đội du kích. Toàn thể đồng bào đều hăng hái ủng hộ kháng chiến. Nhiều lúc hy sinh cả công ăn việc làm để giúp đỡ các việc. Lòng dũng cảm đó thật là quý báu.
Tôi nhận được nhiều thơ của đồng bào Thổ, Mường, Nùng, Mèo, Mán, vân vân, đều nói kiên quyết ủng hộ Chính phủ, kháng chiến đến cùng, chống giặc thực dân, để giữ gìn giang sơn đất nước.
Các đồng bào thiểu số đều hứa sẵn sàng giúp đỡ bộ đội đủ mọi mặt, và sẽ ra sức tăng gia sản xuất, không kể khó nhọc, làm cho nhiều lúa, nhiều sắn, nhiều bắp, nhiều khoai.
Tôi thay mặt Chính phủ, cảm ơn đồng bào, và trân trọng hứa rằng: Đến ngày kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, Tổ quốc và Chính phủ sẽ luôn luôn ghi nhớ những công lao của các đồng bào.
Tôi gửi cho tất cả đồng bào Thổ, Mường, Nùng, Mán, Mèo, vân vân, lời chào thân ái và quyết thắng".
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, ND tỉnh Thanh Hoá
Hồ CHí MINH
Viết khoảng tháng 2-1947.
Bản đánh máy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh lưu tại Trung tâm
lưu trữ Quốc gia I, bản chụp
lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Bác Hồ trồng cây ( ảnh sưu tầm)
Bác Hồ trồng cây ( ảnh sưu tầm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)