LICH SU 9

Chia sẻ bởi Phan Thi Bach Trang | Ngày 06/11/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: LICH SU 9 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 07/03/2011
Ngày giảng: 09/03/2011
Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954
Tiết 31- Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào đêm 19/12/1946.
- Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Biết tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.
- Biết được những việc làm cụ thể của ta chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
2. Kĩ năng
- Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh,… để rút ra kết luận lịch sử về những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Có kĩ năng sử dụng SGK, đồ dùng trực quan khi học tập.
3. Thái độ
- Nhận thức rõ âm mưu, bản chất hiếu chiến, tội ác của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước, căm thù giặc
- Có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
II. Chuẩn bị:
1. GV:- Các đoạn phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược, cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội. Một số hình ảnh về cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 thiết kế trên phần mềm PowerPoint. Tài liệu tham khảo.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu
2. HS: Đọc SGK, trả lời câu hỏi SGK. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, nêu vấn đề, miêu tả, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích…
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
(?) Theo em, việc ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước (14/9/46) có ý nghĩa như thế nào? ( Giúp ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài)
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Giới thiệu bài (1’)
Khi kí hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước với Pháp (14/9/1946) mục đích của CTHCM và Trung ương Đảng là: để có thời gian hòa bình, xây dựng và củng cố lực lượng CM. Vậy tại sao ngày 19/12/946 CTHCM lại thay mặt Trung ương Đảng đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? Để tiến hành cuộc kháng chiến đó Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện đường lối nào? Kết quả ra sao? Đó là những nội dung chính mà bài học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu.

Hoạt dộng của thầy và trò

Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946.
* Mục tiêu:
- Hiểu rõ vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định
phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp vào đêm 19/12/1946.
- Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp.
- Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh,… để rút
ra kết luận lịch sử về những năm đầu toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Có kĩ năng sử dụng SGK, đồ dùng trực quan khi học
tập.
GV: Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ trong
hoàn cảnh nào?...



GV: Giảng:
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/09/1946 thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.


GV: Bội ước là thực hiện những điều đã kí kết.
(?) Nêu chứng cứ về việc thực dân Pháp đã bội ước và tiến quân ta?






(?)Trong tất cả các hoạt động của thực dân Pháp, hoạt động nào nguy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Bach Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)