Lịch sử 8

Chia sẻ bởi Đinh Lê Hồng Tín | Ngày 17/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử 8 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Lịch sử 8
1. Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) và Hiệp ước Quý Mùi (25-8-1883)?
*Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Theo đó,triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định,Định Tường,Biên Hòa) và đảo Côn Lôn ; mở ba cửa biển (Ba Lạt,Đà Nẵng,Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán ; cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô ,bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây ; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc ; Pháp sẽ ‘trả lại’ thành Vĩnh Long cho triều đình ,chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
*Hiệp ước Quí Mùi (25-8-1883)
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào vùng đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng Trung Kì , nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm mọi quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kì .
2.Những sự kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1873:
Thời gian
Những sự kiện chính


1-9-1858
Pháp tấn công Đà Nẵng

17-2-1859
Pháp tấn công Gia Định

24-2-1862
Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa

5-6-1862
Hiệp ước Nhâm Tuất

3.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì
-Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì , thực đân Pháp đã xây dựng bộ máy thống trị và bóc lột về kinh tế .
=>đưa quân ra đánh Bắc Kì.
-Triều đình Huế: thi hành chính sách đối nội,đối ngoại lỗi thời (lạc hậu).
-Nhân dân: đấu tranh khắp nơi (kiên quyết chống trả giặc ngoại xâm ).
4.Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
*Khởi nghĩa Ba Đình(1886-2887)
-Từ tháng 12 -1886 đến tháng 1-1887 :khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ ,nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm ,đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc .Cuối cùng ,để chấm dứt cuộc vây hãm ,quân giặc liều chết xông vào .Chúng phun dầu thiêu trụi các lũy tre ,triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính.
-Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao,thuộc miền Tây Thanh Hóa ,tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
*Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892)
-Trong những năm 1885-1889,thực dân Pháp phối hợp với lực lượng tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu,mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ tiêu diệt nghĩa quân.
- Sau những trận chống càn liên tiếp ,lực lượng nghĩa qân bị suy giảm và roi vào thế bị bao vây,cô lập .Đến cuối năm 1889,Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã.
*Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
-Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị :nghĩa quân lo tổ chức ,huấn luyện ,xây dựng công sự ,rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo,...Chia thành 15 quân thứ (đơn vị ).Mỗi quân thứ có từ 10 đến 500 người ,phân bố trên địa bàn bốn tỉnh :Thanh Hóa,Nghệ An ,Hà Tĩnh,Quảng Bình.Họ đã tự chế tạo được súng tường theo mẫu súng của Pháp.
-Từ năm 1888 đến năm 1896 là giai đoạn chiến đấu :dựa vào vùng rừng núi hiểm trở ,có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ,nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
-Để đối phó ,thực dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm bao vây,cô lập nghĩa quân.Đồng thời,chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Tươi, là căn cứ chính của cuộc khỏi nghĩa .
-Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn,lực lượng suy yếu dần.Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh.Cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.
5.Diễn biến cuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Lê Hồng Tín
Dung lượng: 19,88KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)