Lich sư

Chia sẻ bởi Lê Thị Vân | Ngày 27/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: lich sư thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MÔN LỊCH SỬ
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
1- TẠI SAO PHẢI GDBVMT TRONG MÔN LỊCH SỬ
2- NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG ViỆC LỒNG GHÉP GDBVMT TRONG MÔN LỊCH SỬ.
3- SOẠN GIÁO ÁN, THIẾT KẾ ĐỀ KiỂM TRA CÓ LỒNG GHÉP GDBVMT
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BVMT
TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Thông qua GDBVMT giúp con người có thái độ thân thiện hơn với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, có thói quen, hành vi ứng xử văn minh lịch sự với môi trường (đạo đức môi trường) trong đó học sinh là lực lượng dông đảo nhất
YÊU CẦU GDBVMT TRONG MÔN LỊCH SỬ
Con người là một thành tố của môi trường, chịu sự tác động của môi trường, đồng thời con người cũng tác động trở lại đối với môi trường gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường hoặc cải tạo môi trường trở nên phong phú và tiện nghi hơn. Hoạt động của con người làm thay đổi diện mạo môi trường thì chính con người phải gánh chịu những hậu quả của sự thay đổi đó. Nếu con người khai thác tự nhiên không hợp lý, không tuân thủ những quy luật của tự nhiên thì sẽ bị tư nhiên “trừng phạt”
Môn Lịch sử giúp học sinh hiểu quá trình con người đã tác động vào thế giới tự nhiên như thế nào, sự tác động đó đã đem lại những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nào cho môi trường tự nhiên. Góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của con người vào thế giới tự nhiên và đưa ra những hướng thay đổi tích cực với môi trường.
YÊU CẦU GDBVMT TRONG MÔN LỊCH SỬ
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GDMT
QUA MÔN LỊCH SỬ
Sự phát triển lịch sử xã hội loài người gồm 3 yếu tố: Con người, thời gian và không gian. Con người là chủ thể của lịch sử, không có con người sẽ không có lịch sử; không gian là điều kiện tự nhiên con người tồn tại và phát triển; thời gian là quá trình con người hình thành, phát triển qua các thời điểm nhất định
Việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, lịch sử văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là dấu vết của quá khứ, là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, giúp các thế hệ nối tiếp nhau hình dung, có biểu tượng về các sự kiện, con người, quang cảnh đã qua nay không còn nữa.
Qua quan cảnh của các di tích, những tổ chức vui chơi, lễ hội người ta như sống lại quá khứ và từ đó sẽ có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ quay về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ biết ơn tổ tiên và những gương người xưa để hành động tích cực, tự giác trong cuộc sống trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG











Bạn suy nghĩ gì?
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG
Một nắm rác, một tờ giấy vụn, một túi bọc ni lông ném bừa bãi... Hành động ấy là những hành động thiếu đạo đức vệ sinh; hành động như vậy là những hành động phá hoại môi trường sống.
Hành động khạc, nhổ, tiêu tiểu bừa bãi cũng là những hành động thiếu đạo đức vệ sinh, khiến cho môi trường sống ô nhiễm, bất tịnh, uế trược, hôi thối, đầy dẫy những loại vi trùng của mọi thứ bịnh tật, nhất là vi trùng bệnh lao phổi, bệnh ung thư, bệnh cùi, v.v...
Những dòng viết bậy, bôi xoá bẩn thiểu trên những khu di tích, lăng tưởng niệm là những hành động huỷ hoại môi trường văn hoá….
Ăn xong những hộp kem, thay vì cho vỏ vào thùng rác, các bạn trẻ này xả rác ngay sau chỗ ngồi.
Rác bị nhiều người thiếu ý thức vứt lại la liệt sau các ghế đá trong khu vực công viên cây xanh cạnh hồ.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được trang hoàng đón khách
Đoàn rước tiến về đền Thượng, nơi diễn ra lễ dâng hương.
Người dân từ mọi miền của đất nước đang làm lễ trước cửa đền Thượng.
Lò hóa vàng mã luôn đỏ lửa.
Tuy nhiên, người đông nên bất cứ khoảng trống nào cũng bị sử dụng làm nơi bán hàng.
Bất chấp biển cấm, hàng quán vẫn bày bán, người nằm, ngồi la liệt.
Có thùng rác nhưng mọi người vẫn vô tư xả rác nơi sân đền.
Tấm biển trên đỉnh Phanxipăng bị vẽ bậy.













….nhìn từ xa
…..nhìn lại gần
Cổng chùa Láng thành bãi đỗ xe
Cổng đình Thái Cam ở Hàng Gà bị biến thành quán nước.
Sân đình Kim Liên - trấn phương nam Thăng Long thành "chợ cóc".
Giếng ngọc mắt rồng cạnh đình Kim Liên bị biến thành ao vứt rác.
Họ đang gìn giữ hay đang phá hoại (?)
Tất cả các di tích hay các hiện vật văn hóa đều phải phục chế và trùng tu
để lưu lại cho các đời sau
Khu di tích Đền Và
Vì thiếu hiểu biết, nhiều người đã vô tình làm mất đi giá trị của những di tích văn hoá.
Họ đang gìn giữ hay đang phá hoại (?)
Một trụ biểu của đình làng đã bị đập đi, xây lại
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG
Nói đến sự bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tức là nói đến đạo đức vệ sinh. Đạo đức vệ sinh là những hành động hằng ngày của chúng ta không làm ô nhiễm môi trường sống. Không làm ô nhiễm môi trường sống tức là không làm khổ đau cho mình và cho mọi người.
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, con người sống trên hành tinh này đã từng xây dựng bao nhiêu công trình vĩ đại để phục vụ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Nhưng vô tình chúng ta đã tự hủy diệt sự sống chung của muôn loài vật khác, trong đó có chúng ta.
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG
Nếu có một luật pháp nào được đặt ra để bắt buộc mọi người dân phải thi hành luật bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống, mà không dạy họ mọi hành động đạo đức về trách nhiệm và bổn phận giữ gìn vệ sinh môi trường sống thì chẳng bao giờ họ tuân hành pháp luật đó.
Do đó việc giáo dục đạo đức vệ sinh môi trường cho học sinh là rất cần thiết, người lớn phải biết nêu gương
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG
Luật lệ là giúp cho mọi người sống có an ninh trật tự, thế mà áp dụng luật lệ thì mọi người sẽ rất khó chịu. Họ chẳng biết trách nhiệm và bổn phận thi hành đạo đức vệ sinh phải làm như thế nào cho đúng, cho phải. Vì thế từ trước đến nay, người ta chỉ biết thi hành theo luật lệ giữ gìn vệ sinh, chứ nào có biết đâu lại có đạo đức vệ sinh môi trường bao giờ.
Theo luật lệ vệ sinh thì họ làm cho lấy có. Nếu không có lời kêu gọi nhân dân giữ gìn vệ sinh thành phố sạch đẹp của nhà nước thì họ lại sống quăng ném rác bừa bãi, không có chút hành động vệ sinh nào cả. Họ đâu biết rằng hành động đạo đức vệ sinh là đem lại sức khỏe bình an cho họ; họ đâu biết rằng bịnh tật là do hành động ném rác bữa bãi thiếu vệ sinh.
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG
Ném rác từ trong nhà tới ngoài đường, đi tới đâu cũng thấy rác bẩn tới đó: dưới sông, trên bờ, đâu đâu cũng thấy rác bẩn. Thỉnh thoảng lại thấy heo chết, chuột chết, gà chết,... trôi nổi dưới dòng sông, kinh, mương, rạch, suối, hồ, ao, v.v... mùi hôi thối bất tịnh rất khó chịu. Mọi người sống như vậy làm sao gọi là giữ vệ sinh môi trường; sống như vậy chỉ là làm ô nhiễm thêm môi trường mà thôi.
Nhà nước ta đã ban hành luật môi trường, luật di sản nhưng việc thực thực thi pháp luật còn rất xa vời, tình trạng vi phạm xãy ra thường xuyên…
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2009 là:
“Trái đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”.
LỒNG GHÉP GDBVMT Ở ĐÂU ?
1- Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
2- Trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3- Trong các hoạt động tham quan, thực địa, các buổi học ngoại khoá
4- Trong giảng dạy lịch sử địa phương (caùc höông öôùc, caùc quy ñònh cuûa laøng . . .
CÁC KIỂU LỒNG GHÉP GDBVMT
1- Đối với kiều bài văn hoá-xã hội: bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử cách mạng.., các phong tục tập quán...
2- Đối với kiều bài tiền đề cho các cuộc khởi nghĩa ... Bức tranh tình hình kinh tế lúc bấy giờ, đời sống của các từng lớp nhân dân.
3- Đối với kiều bài về khoa học kỷ thuật: tác động mặt trái của KHKT ...
4- Đối với kiều bài về kinh tế: sự phát triển bền vững, bảo tồn các ngành nghề truyền thống ...
PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Qua 1 năm thực hiện, cả nước có 37.011 trường đăng ký tham gia (chiếm 95% tổng số trường trong cả nước) với 13.060 di tích được nhận chăm sóc (trong đó có 1.357 di tích cấp quốc gia, 5.8995 đền thờ, nghĩa trang liệt sĩ). Có 5.440 trường được chọn làm điểm xây dựng phong trào.
Ngày 23/11 hàng năm được chọn là ngày di sản văn hóa Việt Nam
KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ
VÀ THÀNH ĐẠT
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là Nhà Trăm Cột ( vì có trên 100 cột).
Nhà trăm cột
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
Chùa Tôn Thạnh
Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997 (theo số quyết định 2890-VH/QĐ).
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
Chùa Phước Lâm
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
Di tích lịch sử Bình Thành
Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức
Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
Di tích khảo cổ học Rạch Núi
Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng 1 hecta, bình diện gần tròn , đường kính trung bình khoảng 100 mét , cao hơn 6 mét so với mặt đất tự nhiên , xung quanh có rạch bao bọc. Trên mặt gò có nhiều cây cổ thụ , bao quanh gò là Rạch Núi , là một con rạch nhỏ - nhánh của sông Cần Giuộc (sông Rạch Cát). Do địa thế cao giữa khu vực đồng bằng nên còn được gọi theo dân gian là gò Núi Đất (hay Thổ Sơn).
Di tích lịch sử "Vàm Nhựt Tảo
Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L` Espérance của quân xâm lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ``oanh thiên địa`` ấy chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực
CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
TỈNH LONG AN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)