Lich su

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thu Hương | Ngày 27/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: lich su thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Năm học 2012-2013
BÀI TIỂU LUẬN
Nhóm 2:
Phạm Thị Gấm
Đỗ Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Ngần
Lương Thị Nơi
L?ch s? vi?t nam
TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THĂNG LONG –
HÀ NỘI THỜI TRUNG ĐẠI
( TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX)
Đề tài:
KHÁI QUÁT
Từ định đô của Lý Công Uẩn cho đến hết thời trung đại, dù qua không ít thăng trầm, vùng đất Thăng Long – Hà Nội đã sớm được lựa chọn làm vị trí trung tâm của đất nước trên tất cả các lĩnh vực ngay cả khi Thăng Long – Hà Nội trở thành cố đô.
TÓM TẮT NỘI DUNG:
1. Thăng Long – Hà Nội, trung tâm chính trị, hành chính
2. Thăng Long – Hà Nội, trung tâm Kinh tế
3. Thăng Long – Hà Nội, trung tâm Văn hóa
1. Thăng Long – Hà Nội, trung tâm chính trị, hành chính
1.1. Tên gọi hành chính của Thăng Long từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
- Năm 1010, Đại La được đổi tên thành Thăng Long
- Năm 1397, Thăng Long gọi là Đông Đô
- Năm 1407, Thăng Long gọi là Đông Quan
- Năm 1428, Thăng Long gọi là Đông Đô
- Năm 1430, Thăng Long gọi là Đông Kinh
- Năm 1466, Thăng Long gọi là phủ Trung Đô
- Năm 1469, Thăng Long gọi là phủ Phụng Thiên
- Năm 1805, Thăng Long gọi là phủ Hoài Đức
- Năm 1888, Thăng Long gọi là thành phố Hà Nội

1.2. Cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý hành chính.
1.2.1. Tổ chức hành chính cấp trung ương ở Kinh thành Thăng Long thời trung đại
Với vai trò là trung tâm chính trị, hành chính của đất nước, Thăng Long – Hà Nội thời quân chủ là nơi tập trung triều đình trung ương, bao gồm:
- Vua – người nắm mọi quyền lực, đứng đầu nhà nước giúp việc cho vua là hệ thống quan lại gồm: thái sư, thái phó, thái úy, tể tướng, hành khiển…..
- Triều đình là cơ quan hành chính cao nhất gồm: các bộ, các viện, các đài sảnh....
Triều đình nhà Lê
1.2.2. Tổ chức hành chính cấp cơ sở ở Thăng Long thời trung đại

Thời Lý – Trần – Hồ gồm 2 cấp: kinh thành và phường
- Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường.
Thời Lê gồm 3 cấp: phủ, huyện, phường
- Cấp phủ: năm 1466, Thăng Long gọi là phủ Trung Đô đến
năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên.
+ Đứng đầu phủ là Phủ doãn
- Cấp huyện gồm 2 huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức
+ Mỗi huyện có chức Huyện úy đứng đầu
Cấp phường có 36 phường. Đứng đầu một phường là phường trưởng
Đầu thế kỷ XVIII, chúa Trịnh Cương chia 2 huyện dưới thời Lê làm 8 khu. Mỗi khu có một Khu trưởng
Năm nhà làm 1 tị


-Hai tị làm một lư, mỗi lư có 4 lư trưởng
- Bốn lư làm một đoàn, mỗi đoàn có 1 viên quản giám và 2 viên quản kiểm
=> Tất cả đặt dưới quyền Khu trưởng
 Thời Nguyễn gồm 4 cấp: phủ, huyện, tổng, phường
- Cấp phủ: Năm 1805, Thăng Long gọi là phủ Hoài Đức
+ Đứng đầu phủ thời Gia Lonh là chức án sát sứ van Tuyên phủ sứ, xang thời Minh Mạng là tri Phủ
- Cấp huyện gồm 2 huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận
+ Đứng đầu huyện là Tri Huyện
- Cấp tổng: có 18 tổng
- Cấp phường được chia nhỏ thành nhiều phường: đầu thế kỷ XIX có 239 phường đến cuối thế kỷ XIX còn 155 phường
+ Đứng đầu phường là phường trưởng
- Ngoài ra thời kỳ này còn có thêm các đơn vị là thôn và trại
+ Đứng đầu thôn và trại là lý trưởng
Thời kỳ Pháp thuộc: năm 1888 khu vực kinh thành Thăng Long trở thành thành phố Hà Nội.
-Thành phố Hà Nội gồm 8 hộ
- Đứng đầu thành phố là chức Đốc lý
Về cơ bản, trong suốt thời trung đại cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý hành chính ở khu vực kinh đô không thay đổi. Những thay đổi chủ yếu diễn ra dưới thời Tây Sơn van Nguyễn khi kih đô chuyển vào Phú Xuân – Huế từ cuối thế kỷ XVIII.

Phố cổ Hà Nội thế kỷ XIX
Khu vực nhà Hát lớn thời kỳ Pháp thuộc
Toàn cảnh Hà Nội thế kỷ XIX
1.3 Luật pháp
Thăng Long – Hà Nội thời trung đại ngoài luật tập quán còn có luật thành văn được các triều đại phong kiến ban hành:
- Thời Lý: vua Lý Anh Tông cho ban hành bộ luật Hình thư.
- Thời Trần: vua Trần Thái Tông đã ban hành bộ Quốc triều thống chế.
- Thời Lê sơ: Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật.
- Thời Nguyễn: áp dụng bộ luật Gia Long
- Thời Pháp thuộc: luật áp dụng cho Hà Nội là luật do thực dân
Pháp ban hành
1.4 Quân sự
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Thăng Long – Hà Nội cùng với than dân cả nước đã đánh các cuộc xâm lược của Tống, Mông – Nguyên, Minh, Thanh và bước đầu chống thực dân Pháp giành thắng lợi với những trận chiến tiêu biểu như: chiến thắng Đống Đa, chiến thắng Ngọc Hồi
Ô Quan Chưởng
1.5 Quan hệ quốc tế
- Trong suốt thời trung đại, công việc ngoại giao luôn được các triều đại phong kiến Việt Nam quan tâm.
Ví dụ: cho làm thẻ bài trạm, đặt các chức Dẫn diễn sứ - những người làm nhiệm vụ đưa tiễn sữ giả tới biên giới về nước, việc giữ gìn mối hòa hiếu giữa Đại Việt và các nước láng giềng…..
- Nét nổi bật của hoạt động ngoại giao thời kỳ này là mềm dẻo bên ngoài, cứng rắn bên trong.
- Thăng long đã trở thành trung tâm ngoại giao của cả nước ngay cả khi không còn là kinh đô như thời Nguyễn
Trải qua 10 thế kỷ, Thăng Long – Hà Nội luôn luôn là nơi đặt bộ máy nhà nước trung ương của chế độ. Tổ chức và hoạt động chính trị ở Thăng Long – Hà Nội không chỉ có hoạt động ở cấp trung ương mà là tổng thể những tổ chưc van hoạt động chính trị ở địa phương van trung ương cấu thành.

2. Thăng Long – Hà Nội, trung tâm Kinh tế


2.1. Kinh tế nông nghiệp
 Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh tế sản xuất. Cư dân sinh sống bằng nghề nông còn khá đông.
- Ruộng đất có sự phân hóa:
+ Ruộng đất công
+ Ruộng đất tư của địa chủ
+ Ruộng của nông dân tự canh
- Nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế. Nhà nước thực hiện chính sách “dĩ nông vi bản”, có những biện pháp tích cực đối với sản xuất nông nghiệp:


+ Nhà nước chăm lo đê điều:
. Năm 1108 Nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá
. Năm 1248 Tu bổ và xây dựng thêm hệ thống đê sông Hồng gọi là đê Đinh Nhĩ
. Đặt chức quan bảo vệ đê điều: Hà đê chánh sứ, hà đê phó sứ…
+ Chính sách bảo vệ, cấm giết mổ trâu bò để đảm bảo sức kéo









+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
- Với chính sách khai hoang đã mở rộng diện tích canh tác.
- Cây trồng chính là trồng lúa, ngoài ra có trống cây ăn quả, cây gia vị, trồng dâu nuôi tằm…
- Ngoài trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá phát triển. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm chính của cư dân.
Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh thành. Nông nghiệp không chỉ là vành đai bao bọc mà còn tiếp sức cho kinh tế thành thị. Kinh tế nông nghiệp không tách khỏi thủ công nghiệp.








2.2. Kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp
 Phát triển mạnh mẽ:
 Công nghiệp, thủ công nghiệp:
- Thời Lý – Trần: Kinh thành Thăng long có 61 phường.
+ Mỗi phường sản xuất 1mặt hàng thủ công nhất định: phường mộc, phường đúc, phường tiện…
+ Nhà nước xây dựng nhiều xưởng thủ công lớn: xưởng đóng thuyền, làm vũ khí, lèm xe, kiệu…
+ Ngoài xưởng của Nhà nước còn có các xưởng của nhân dân.
- Thời Lê Sơ:Kinh thành Thăng Long gồm 36 phường.
+ Nhà Lê có chính sách nhằm hạn chế các hoạt động kinh tế và trao đổi hàng hóa ở kinh đô nhưng vẫn không làm thay đổi xu thế phát triển của kinh tế công nghiệp.
- Thời kỳ từ thế kỉ XVI – XVIII:
+ Nhiều nghề thủ công nghiệp có từ trước nay được mở rộng. Thăng Long lúc này có khoảng 30 nghề thủ công truyền thống: nghề dệt, nhuộm, làm giấy, mộc, tiện, sơn…
+ Quy mô sản xuất nhỏ nhưng đòi hỏi kỹ thuật tinh sảo.
- Thời kỳ từ thế kỉ XVIII – đầu XIX: có nhiều biến động:
+ Cuối những năm 30 của thế kỉ XVIII bắt đầu khủng hoảng.
+ Sang đầu thế kỉ XIX có sự khôi phục và phát triển


Nghề làm giấy sắc phong ở Hà Nội
Gốm bát tràng
Tiền đúc thời Lê sơ
2.3. Kinh tế thương nghiệp
- Nội thương: hệ thống chợ được mở rộng.
+ Thời Lý – Trần: Hệ thống chợ ra đời sầm uất. Tiêu biểu là chợ Đông, chợ Tây. Chợ bên các bến sông cũng phát triển tấp lập.
+ Thời kỳ từ thế kỉ XVI – XVIII: Đây là thời kì phát triển thịnh đạt, năng động nhất của nền kinh tế hàng hóa Thăng Long – Kẻ Chợ.
+ Ở các phường buôn bán như: hàng bạc, hàng trống…những nghười thợ thủ công vừa là người sản xuất vừa là người bán sản phẩm của mình.
Chợ lớn của Thăng Long - Hà Nội
Ngoại thương:

+ Do Nhà nước nắm độc quyền quản lý.
+ Thời Lý – Trần tuy ngoại thương phát triển nhưng chủ yếu tập trung vùng ven biển, địa bàn biên giới nên hàng hóa chỉ đến được với Thăng Long một cách gián tiếp.
+ Nhà Lê có chính sách “ức thương” nên hoat động thương mại có sự tàn lụi.
+ Vào thế kỉ XVI – XVIII ngoại thương phát triển với sự buôn bán trao đổi hàng hóa với các thương nhân nước ngoài: thương nhân người Anh, Hà Lan đến đây hoạt động trao đổi và xây dựng thương điếm tại đây…

Thăng Long Kẻ Chợ thế kỷ XVII
 Đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa ở Thăng Long:
- Có sự hình thành và phát triển lâu dài và liên tục.
- Hình thành trên cơ sở khai thác, tiếp thu, tổng hợp và nâng cao nền kinh tế hàng hóa làng xã vùng châu thổ sông Hồng.
- Vẫn là nền kinh tế hàng hóa giản đơn.
- Chưa có dấu hiệu của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp đã đưa đến sự ra đời và phát triển của tầng lớp thị dân, thương dân và sự định cư của các thương nhân nước ngoài như: Hà Lan, Pháp, Anh, Hoa kiều… ở Thăng Long.
Thăng Long – Hà Nội là một thành thị tiêu biểu từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX. Diện mạo kinh tế Thăng Long là sự pha trộn, đan xen của đủ thứ ngành nghề nông, công, thương. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
3. Thăng Long – Hà Nội trung tâm văn hóa
3.1. Văn hóa vật chất của Thăng Long – Hà Nội
Văn hóa vật chất Thăng Long mang tính chất toàn quốc.
Văn hóa vật chất Thăng Long không những phong phú mà còn tinh vi và chau chuốt.
Văn hóa vật chấtThăng Long thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc.
Văn hóa vật chất Thăng Long luôn luôn thắm đượm tinh thần nhân văn sâu sắc.
Văn hóa vật chất Thăng Long giàu tính trí tuệ.
Ẩm thực
Ẩm thực của Thăng Long vô cùng đa dạng, các món ăn thể hiện sự tinh tế của chính con người nơi đây.
Chả cá Lã Vọng
Cốm làng Vòng
Phở Hà Nội
Bánh cuốn Thanh Trì
Trang phục
Trang phục của người Thăng Long phong
phú đa dạng cả về chất liệu và hình dáng.
Chất liệu : chủ yếu là vải lụa thô, ngoài ra
Còn sử dụng một số chất liệu nhập ngoại.
Kiểu dáng : đẹp, trang nhã, hài hòa, kết hợp
nhiều mẫu mã.
Trang phục của người Thăng Long

Nhà cửa, kiến trúc nội, ngoại thất
Nhà ở của người Hà Nội xưa
Nhà ở của người Thăng Long là rất ít trang trí cầu kỳ, cấu trúc phức tạp, trái lại rất giản dị và chuộng tiện lợi, thích nghi với khí hậu thời tiết. Người thăng long luôn có ý thức tạo dựng xung quanh mình một môi trường trong sạch, một cảnh sắc thiên nhiên hợp với sở thích và trang nhã.
3.2 Văn Hóa Tinh Thần
Tôn Giáo
Văn hóa của Thăng Long thực chất là văn hóa làng xã , chính văn hóa
làng xã của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước là mảnh đất màu mỡ
cho giáo lý phật giáo. Vì vậy ngay từ buổi đầu lịch sử, Thăng Long -
Hà Nội nhanh chóng trở thành một trung tâm của tôn giáo.
- Phật Giáo :
Phát triển mạnh mẽ và chiếm giữ
Một vị trí quan trọng trong đời sống
Của người dân Thăng Long nói riêng
Giai đoạn Lý – Trần, Phật giáo trở
Thành quốc giáo.càng về sau với ảnh
Hưởng của Nho giáo thí Phật giáo bị
Mất dần thế độc tôn.nhưng vị trí của
Phật giáo không thay đổi trong tiềm
Thức của người dân Thăng Long
Văn hóa tinh thần
- Nho giáo
Vào Việt Nam (thế kỷ I TCN.), một mặt, Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ; mặt khác, sự truyền bá Nho giáo cùng với việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới Việt Nam một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên. Nho giáo ở Việt Nam đã từng có vị trí độc tôn (ở thế kỷ XV) và có những vai trò đáng kể đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu nhằm xây dựng và bảo vệ chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam. Song, Nho giáo cũng có không ít nhược điểm và do vậy, đối với những tàn dư của Nho giáo ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải biết tiếp thu có chọn lọc.
Văn hóa tinh thần
- Đạo giáo: du nhập vào Việt nam từ thế kỷ II
đạo giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của người dân Việt Nam nói chung và người dân
Thăng Long nói riêng.
Người dân Thăng Long tiếp thu có chọn lọc và
cải biến sao cho phù hợp với đời sống văn hóa
bản địa
- Thiên chúa giáo
Ngoài phật giáo, đạo giáo, nho giáo, đến thế kỷ 17, một tôn giáo mới đã xuất hiện ở Thăng long đó là Thiên chúa giáo, thông qua cá lái buốn mà thiên chúa giáo du nhập và nước ta.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà thiên chúa giáo không được nhân dân tiếp nhận, nhưng họ cũng không bái trừ nó. Theo thời gian, thiên chúa giáo cũng dần tìm được chỗ đứng cho mình trong nhân dân.
Văn hóa tinh thần

Hầu hết các xã thôn trong khắp các miền đất nước đều có những ngày hội. Thăng long cũng như các nơi, có nhiều lễ hội ở đình, đền chùa, miếu thuộc các làng khác nhau. Nhưng lễ hội ở Thăng long, nơi tập trung nhiều người giàu có, vừa có trình độ văn hóa hơn so với các nơi khác trong toàn quốc, nên lại có nhiều nét đặc sắc hơn.

Nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng của Thăng Long như: Hội đền Gióng, lễ hội Hai Bà Trưng, Hội Đống Đa….
Lễ hội Hai Bà Trưng
3.3. Giáo dục – Khoa cử
Việt Nam có truyền thống hiếu học quý báu mà tiêu biểu là Thăng Long. Thăng Long có Quốc Tử Giám, trường đại học dầu tiên của cả nước, tinh hoa của nền giáo dục Việt Nam tỏa đi từ nơi ấy .
- Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Quốc tử giám.
- Triều Trần, giáo dục khoa cử đã được chính quy
Hóa, lập Quốc viện học.
-Nhà Lê rất chú trọng đến giáo dục, chế độ đào tạo
nho sỹ theo hướng chính quy hóa.

Giáo dục khoa cử của Việt Nam mà tiêu biểu là Cổng trường Quốc Tử Giám
Thăng Long đạt được nhiều thành tựu. Có nhiều
Người đỗ đạt cao trong thi cử như: Trần Lô, Ngô Thì
Nhậm, Nguyễn Kiều….
Một góc của văn miếu
Nhĩm 2
Nhìn lại ngót mười thế kỷ từ ngày Lý Công Uẩn định đô đến khi trở thành thành phố nhượng địa của Pháp, Thăng Long – Hà Nội gần như liên tục đóng vai trò trung tâm chính trị- hành chính, kinh tế ,văn hóa của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt – Đại Việt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)