Lich su 7 lê thánh tông

Chia sẻ bởi Võ Hoàng Duy | Ngày 29/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: lich su 7 lê thánh tông thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Nh�m 2
L?ch s? 7
=Lê Thánh Tông - Ông vua thiên tài=
Lê Thánh Tông ( 1442-1497), là hoàng đế thứ năm của triều Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam
Ông húy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (25-8-1442), con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao

Lê Thánh Tông
Tiểu sử
Lê Thánh Tông
Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được sách Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".
Năm 1460, ông được lên ngôi vua khi 18 tuổi.
Tiểu sử
Lê Thánh Tông
Sự nghiệp
Nhà cải tổ và xây dựng đầy nhiệt huyết. Nhờ sự ủng hộ sáng suốt, quyết liệt của nhóm đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt..., Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn. 
 Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Lợi từ 5 đạo đổi thành 12 đạo (tức 12 thừa tuyên)
Lê Thánh Tông
Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang
Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế,..

Sự nghiệp
Lê Thánh Tông
Ông là người khởi xướng bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông.
Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15. Lê Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.
Sự nghiệp
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"
Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời Lê Thánh Tông.
Sự nghiệp
Lê Thánh Tông
Sự nghiệp
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho quân đi đánh Chiêm Thành. Vùng đất chiếm được của Chiêm Thành vua đặt làm thừa tuyên Quảng nam và vệ Thăng Hoa. Vùng đất này ngày nay thuộc Quảng Ngãi và Bình Định.
Sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái, vua cho sáp nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt (sau này tỉnh Hủa Phăn được trả lại cho Lào).
Lê Thánh Tông
Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách
Ông đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái.


Sự nghiệp
Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như:
Quỳnh uyển cửu ca: Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập thơ này do Lê Thánh Tông và các bề tôi xướng họa nhân dịp hai năm liền được mùa theo chín chủ đề: 1. Phong niên (được mùa), 2. Quân đạo (đạo làm vua), 3. Thần tiết (tiết làm bề tôi), 4. Minh lương (vua sáng tôi hiền), 5. Anh hiền (các bậc anh tài hiền triết), 6. Kỳ khí (khí lạ), 7. Thảo tự (chữ Thảo), 8. Văn nhân, 9. Mai hoa.
Minh lương cẩm tú: Gồm 18 bài, phần đa vịnh các cửa biển từ cửa Thần Phù đến Hải Vân quan.
Lê Thánh Tông
Sự nghiệp
Cổ Tâm bách vịnh :Tập thơ họa thơ vịnh sử của nhà Nho đời Minh là Tiên Tử Nghĩa. Các từ thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình. Thơ đều làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú
Chinh Tây kỷ hành :Tập thơ nhật ký theo lộ trình tiến đánh Chiêm Thành từ năm 1470 đến 1471, gồm 30 bài.
Văn minh cổ súy :Tập thơ Lê Thánh Tông cùng các hoàng tử và triều thần viết nhân dịp về bái yết sơn lăng, viếng thăm lăng mộ hoàng tộc để tỏ lòng hiếu kính tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an.

Lê Thánh Tông
Sự nghiệp
Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là kết thúc


Chúc cô và các bạn có một tuần học và làm việc vui vẻ, đạt được nhiều thành tích cao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hoàng Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)