LỊCH SỬ 7, BÀI 4

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hungbil | Ngày 11/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: LỊCH SỬ 7, BÀI 4 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 3 - Tiết 5 BÀI 4
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
-Khái quát tiến trình ra đời của nhà Tống – Nguyên – Minh – Thanh và những biểu hiện của các triều đại.
-Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học-kĩ thuật của Trung Quốc.
2.Kĩ năng;
-Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
-Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại,từ đó rút ra bài học lịch sử.
3.Tư tưởng:
-Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia Phong kiến lớn ở Phương Đông.
-Là nước láng giềng vơí Việt Nam,ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
-Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Trung Quốc
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
-Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành XHPK ở Trung Quốc? Theo em, sự hình thành XHPK ở Trung Quốc có gì khác với phương Tây?
-Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường. Tác dụng của các chính sách đó?
3.Bài mới: Sau khi phát triển đến độ cực thịnh dưới thời nhà Đường, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng chia cắt suốt hơn nửa thế kỉ (từ năm 907 đến năm 960). Nhà Tống thành lập năm 160, Trung Quốc thống nhất và tiếp tục phát triển.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG


-GV giới thiệu sơ lược về sự hình thành nhà Tống
-Hỏi: Trình bày những chính sách của nhà Tống đã thực hiện để ổn định đời sống nhân dân.
-HS: Xóa bỏ hoặc miễn giảm thuế và sưu dịch nặng nề, mở mang thuỷ lợi; khuyến khích phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí…và có nhiều phát minh.
-GV: Những chính sách đó có tác dụng như thế nào đối với đời sống nhân dân ? =>HS suy nghĩ trả lời.

HS:Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh lưu lạc
-GV giới thiệu sơ lược về sự hình thành nhà Nguyên.
-Hỏi: Trình bày những chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên.
-HS:
+Người Mông Cổ có địa vị cao, hưởng nhiều đặc quyền.
+Người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán……nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
-: Hậu quả của những chính sách đó?
-HS: nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

-GV giới thiệu sơ lược về sự hình thành nhà Minh - Thanh.
-Hỏi: Xã hội Trung Quốc cuối thời Minh và nhà Thanh có gì thay đổi?
- Xã hội Trung Quốc lâm vào khủng hoảng
- Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện
-Hỏi: Mầm mống kinh tế TBCN biểu hiện ở điểm nào?


-Hỏi: Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến?
-HS: +Nho giáo: Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư với quan điểm: Tam cương – Ngũ thường
+Văn học: Lý Bạch, Đỗ phủ...với th
-Hỏi: Kể tên một số tác phẩm văn học lớn mà em biết.
-HS suy nghĩ trả lời
-Hỏi: Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm qua hình 10 trong SGK.
-HS suy nghĩ trả lời
-Hỏi: Kể tên một số công trình kiến trúc lớn? Quan sát cố cung (hình 9 SGK) em có nhận xét gì?
-HS suy nghĩ trả lời


-Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc
-HS suy nghĩ trả lời
4.Trung Quốc Thời Tống – Nguyên
a. Thời Tống
Mở mang thuỷ lợi; khuyến khích phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí…và có nhiều phát minh.




b.Thời Nguyên:
Phân biệt đối xử với người Hán; nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.









5. Trung Quốc thời Minh – Thanh
-Thủ công nghiệp phát triển; xuất hiện mầm mống TBCN.
-Ngoại thương phát triển, buôn bán với nhiều nước



6. Văn hoá, khoa học – kỹ thuật Trung Quốc thời Phong Kiến
a.Văn hoá:


- Nho giáo: Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hungbil
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)