Lich su 7

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hiền | Ngày 11/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: lich su 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TIẾT: 34 Ngày soạn:
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
I. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1427)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải pháp đất nước từ một cuộc Khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hóa dần dần phát triển trong cả nước. Tầng lớp quý tộc Trần Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Lê Lợi tập hợp cuộc khởi nghĩa.
2/ Kỷ năng: Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
3/ Thái độ:
Học tập tích cực.
Yêu thích bộ môn.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận.
C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, ảnh bia Vĩnh Lăng, ảnh Nguyễn Trãi.
Học sinh: Bài mới.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
2- Kiểm tra bài cũ: không.
3- Nội dung bài mới.
a. Đặt vấn đề: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đưa đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ trước hết là ở vùng núi miền Tây Thanh Hóa
b. Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1
GV: yêu cầu HS đọc mục 1 SGK
? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi.
HS: dựa SGK trả lời
GV: Giới thiệu bia Vĩnh Lăng trên bia là những lời do Nguyễn Trãi soạn thảo. Ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
Lê Lợi đã từng nói: “Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý và muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn ngược”
? Câu nói của Lê Lợi thể hiện điều gì? Lê Lợi chọn nơi nào căn cứ? (Lam Sơn – Thanh Hóa)
? Là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, quê hương của Lê lợi.
GV: kết luận
? Vậy Nguyễn Trãi là người như thế nào? (Học thông, tài cao, lòng yêu nước thương dân...)
GV: giới thiệu thêm về Nguyễn Trãi
Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề cùng nhau.
GV: HS đọc phần chữ nhỏ SGK.




Hoạt động 2
GV: HS đọc mục 2 SGK
? Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì? (Lương thực thiếu thốn, lực lượng nghĩa quân còn yếu)
GV: Giảng qua về tình hình của nghĩa quân.
? Trước tình hình đó nghĩa quân đã làm gì để giải vây cho Lê Lợi


? Em có suy nghi gì về tấm gương hy sinh của Lê Lai.
GV: HS thảo luận 2 phút.
GV: Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
GV: Kết luận... Để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong Lê Lai làm Công thần hạng nhất và căn dặn con cháu ... 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi...
? Trong lần rút này nghĩa quân gặp những khó khăn gì?
?Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh (Tránh các cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian để củng cố lực lượng)
GV: Kết luận
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.





- Lê Lợi là người yêu nước thương dân có uy tín lớn.










- Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, giàu lòng yêu nước.





- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề cùng nhau
- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Tự xưng là Bình Định Vương.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.




- Năm 1418 – Nghĩa quân đã phải rút lên núi Chí Linh
- Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh mẽ để bắt và giết Lê Lợi, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi để bảo vệ chủ tướng.









Năm 1421 Quân Minh mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh.
- Năm 1423 Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh.


- Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công.

4- Củng cố: Bước đầu Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn giai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)