Lich su 7

Chia sẻ bởi Hoàng Trung Tiến | Ngày 11/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: lich su 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Soạn ngày: 17/10/2009
Giảng ngày: 7A-19/10; 7B-21/10
Bài 11:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
1075 – 1077 (Tiếp theo)

Tiết 16. II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)

A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến của các cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ở giai đoạn thứ 2 (1076-1077).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ và sử dụng bản đồ khi học và trả lời câu hỏi.
3. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt.
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương phương:
- Vấn đáp. thuyết minh.
IV. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (2’)
CH- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã làm gì?
TL- Nhà Lý chủ động đối phó với quân Tống, cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
- Chủ trương của nhà Lý tấn công trước để tự vệ.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (37’)
* Giới thiệu bài:
- Sau khi tiến công tự vệ để rút khỏi Ung Chân => về nước. Nhà Lý củng cố tiếp tục chống quân xâm lược Tống ntn?

HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức

HĐ 1: Kháng chiến bùng nổ.
*Mục tuêu: Nhận biết được cuộc kháng chiến chống Tống bùng nổ ra sao, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
*Thời gian: 18’
Cách tiến hành:

(H.S đọc mục 1 SGK trang 40)
? Sau khi rút khỏi Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì?
- Hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị, bố phòng .
Gv: Dự kiến địch sẽ kéo vào nước ta theo hai hướng ( Sử dụng lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống...)
+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh.
+ Đường bộ được bố trí dọc chiến tuyến sông Cầu qua đông. Như Nguyệt=> Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt và chặn giặc tại đây.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người, gần biên giới tổ chức cho quân mai phục nhiều vị trí chiến lược quan trọng.
?Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chống xâm lược Tống.
- Vì đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Trung Quốc vào Thăng Long.
- Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
? Phòng tuyến Sông Cầu được xây dựng như thế nào?
- Được đắp bằng đất , cao vững chắc nhiều chông tre dầy đặc.
? Đối với nhà Tống, sau thất bại ở Ung Châu, Nhà Tống đã làm gì?
- Tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt.
GV: Cuối 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xâm lược nước ta. Một đạo do Hoà......... dẫn đầu, tiếp ứng theo đường biển.
- Năm 1077 quân dân Đại Việt đã đánh nhiều trận lớn nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt quân Tống phải đóng quân lại ở bờ bắc chờ thuỷ quân đến tiếp viện. Trước mặt chúng là sông và bên kia chiến Luỹ kiên cố.
Thuỷ quân của giặc đã bị Lý Kế Nguyên đánh chặn 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.


- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.













- Lý Thường Kiệt quyết định chọn phòng tuyến sông Cầu, là nơi đối phó với quân Tống.








Diến biến:
Cuối 1076 quân Tống kéo vào nước ta.
Năm 1077 nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ để cản giặc.
- Lý Kế Nguyên đòi mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ.
b. Kết quả: Quân Tống phải đóng quân ở bờ bắc sông Cầu, không lọt vào đất liền được.

HĐ 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
*Mục tuêu: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của ta với quân địch trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
*Đồ dùng: Lược đồ trận chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trung Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)