Lich su 7
Chia sẻ bởi Ngô Thị Thường |
Ngày 11/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: lich su 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tiết 21.
Lịch sử địa phương : Thăng long thời lý 1010-1226
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Gúp học sinh hiểu và nắm vững những điểm chính sau:
- Khái quát địa lí về Thăng Long trong buổi dầu skhi trở thành kinh đô của Đại Việt.
- Về qui hoạch Thăng Long.
Hiểu biết về công trình văn hóa tiêu biểu.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến, lòng tự hào về truyền thống nghìn năm của Hà Nội, Tình cảm trân trọng, biết ơn những thế hệ cha ông
– Giáo dục hs có ý thức trách nhiệm,động viên khuyến khích hành động bảo vệ những di tích lịch sử Hà Nội.
3.Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét, về một sự kiện lịch sử, tìm hiểu lược đồ, biết quan sát và nhận biết.
B. Chuẩn bị
+ gv soạn bài giảng điện tử
+ Hs tìm hiểu về Thăng Long, về các công trình kiến trúc thời Lý.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long?
-Tháng 7/1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long
- Đai La có vị trí địa lý thuận lời dân cư đông đúc mảnh đất địa linh nhân kiệt phát triển kinh tế, chính trị văn hoá xã hội và phòng thủ đất nước.
- Địa thế rộng bằng phẳng đất đai cao thoáng mát, trung tâm đát nước dân cư đông đúc, sông núi bao bọc.
- Tháng 7/1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long : Kinh đô nớc Đại Việt.
Vì sao Lý Công Uẩn đổi tên thành Thăng Long?
Thành Thăng Long phía ngoài có đào hào, mở bốn cửa về bốn phía: đông, tây, nam, bắc. Từ thời Lý Thái Tổ, vòng thành này đã được gọi là Long thành hay Hoàng thành. Khu vực Hoàng thành có vị trí rất quan trọng với toàn bộ Kinh đô và cả nước; có nhiều cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của vua quan, quý tộc triều đình.
Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống, có đầu bít ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen, tạo thành một diềm mái trước lầu rồng, gác phượng. Bên trong Hoành thành,có một khu vực được bảo vệ đặc biệt, gọi là Cấm thành, là nơi dành cho vua, hoàng hậu và các cung tần.
* Khu thị bao gồm các xóm trại nông nghiệp, phố phườngthủ công nghiệp, thương nghiệp và hệ thống bến chợ, Xóm trại.
Hiện nay dấu tích xóm trại vẫn còn ở làng Ngọc Hà.
- Vòng thành thứ ba bao bọc cả khu thành và khu thị là thành Đại La còn gọi là La thành.
Thời Lý chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo do đó đặc điểm kiến trúc của các công trình xây dựng giai đoạn này thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng và trùng tu các ngôi chùa như: Chùa Keo, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, Chùa Thầy,... với các chi tiết như đuôi mái cong, "lưỡng long chầu nguyệt"... Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, xây dựng men theo triền núi, và có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn, trung tâm chùa là tháp cao có tượng Phật đặt trong.
Đặc biệt, thời nhà Lý có tượng đức Phật lớn nhất Việt Nam hiện có ở Chùa Phật Tích. Tượng tạc bằng đá hoa cương xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,87 m, kể cả bệ là 2,77 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Chùa được đại trùng tu thời Lý và hiện còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý, như 10 tượng thú bằng đá gồm: sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi con cao khoảng 2 m) nằm trên bệ hoa sen ở bậc nền thứ hai của chùa.
Nghệ thuật thời Lý phong phú và đa dạng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của các loại hình nghệ thuật thời này là hình tượng con rồng, có trên các đồ dùng, trên các đĩa gốm, men, các loại gạch gốm, trên các cửa gỗ ra vào của công trình cũng thường có cặp rồng cuốn.
Lịch sử địa phương : Thăng long thời lý 1010-1226
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Gúp học sinh hiểu và nắm vững những điểm chính sau:
- Khái quát địa lí về Thăng Long trong buổi dầu skhi trở thành kinh đô của Đại Việt.
- Về qui hoạch Thăng Long.
Hiểu biết về công trình văn hóa tiêu biểu.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến, lòng tự hào về truyền thống nghìn năm của Hà Nội, Tình cảm trân trọng, biết ơn những thế hệ cha ông
– Giáo dục hs có ý thức trách nhiệm,động viên khuyến khích hành động bảo vệ những di tích lịch sử Hà Nội.
3.Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét, về một sự kiện lịch sử, tìm hiểu lược đồ, biết quan sát và nhận biết.
B. Chuẩn bị
+ gv soạn bài giảng điện tử
+ Hs tìm hiểu về Thăng Long, về các công trình kiến trúc thời Lý.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long?
-Tháng 7/1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long
- Đai La có vị trí địa lý thuận lời dân cư đông đúc mảnh đất địa linh nhân kiệt phát triển kinh tế, chính trị văn hoá xã hội và phòng thủ đất nước.
- Địa thế rộng bằng phẳng đất đai cao thoáng mát, trung tâm đát nước dân cư đông đúc, sông núi bao bọc.
- Tháng 7/1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long : Kinh đô nớc Đại Việt.
Vì sao Lý Công Uẩn đổi tên thành Thăng Long?
Thành Thăng Long phía ngoài có đào hào, mở bốn cửa về bốn phía: đông, tây, nam, bắc. Từ thời Lý Thái Tổ, vòng thành này đã được gọi là Long thành hay Hoàng thành. Khu vực Hoàng thành có vị trí rất quan trọng với toàn bộ Kinh đô và cả nước; có nhiều cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của vua quan, quý tộc triều đình.
Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống, có đầu bít ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen, tạo thành một diềm mái trước lầu rồng, gác phượng. Bên trong Hoành thành,có một khu vực được bảo vệ đặc biệt, gọi là Cấm thành, là nơi dành cho vua, hoàng hậu và các cung tần.
* Khu thị bao gồm các xóm trại nông nghiệp, phố phườngthủ công nghiệp, thương nghiệp và hệ thống bến chợ, Xóm trại.
Hiện nay dấu tích xóm trại vẫn còn ở làng Ngọc Hà.
- Vòng thành thứ ba bao bọc cả khu thành và khu thị là thành Đại La còn gọi là La thành.
Thời Lý chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo do đó đặc điểm kiến trúc của các công trình xây dựng giai đoạn này thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng và trùng tu các ngôi chùa như: Chùa Keo, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, Chùa Thầy,... với các chi tiết như đuôi mái cong, "lưỡng long chầu nguyệt"... Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, xây dựng men theo triền núi, và có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn, trung tâm chùa là tháp cao có tượng Phật đặt trong.
Đặc biệt, thời nhà Lý có tượng đức Phật lớn nhất Việt Nam hiện có ở Chùa Phật Tích. Tượng tạc bằng đá hoa cương xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,87 m, kể cả bệ là 2,77 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Chùa được đại trùng tu thời Lý và hiện còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý, như 10 tượng thú bằng đá gồm: sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi con cao khoảng 2 m) nằm trên bệ hoa sen ở bậc nền thứ hai của chùa.
Nghệ thuật thời Lý phong phú và đa dạng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của các loại hình nghệ thuật thời này là hình tượng con rồng, có trên các đồ dùng, trên các đĩa gốm, men, các loại gạch gốm, trên các cửa gỗ ra vào của công trình cũng thường có cặp rồng cuốn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Thường
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)