Lịch sử 7
Chia sẻ bởi Vương Quốc Thịnh |
Ngày 10/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tiểu sử
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (sinh tháng tư năm Ất Mão, 1255) là con trai thứ sáu của Trần Thái Tông (người đời ấy thường gọi là Ông hoàng sáu hoặc Đệ lục hoàng tử), và là em của Trần Thánh Tông. Ông cũng là anh em cùng mẹ với Trần Ích Tắc (người đã bỏ trốn sang Trung Quốc trong đại chiến Nguyên Mông, người mà sau này Trần Thánh Tông đã ra chỉ gọi là Ả Trần). Theo sử sách, từ nhỏ ông đã nổi tiếng là hiếu học và "sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người". Truyền rằng khi mới sinh, trên tay Trần Nhật Duật có bốn chữ "Chiêu Văn đồng tử". Sau vua Trần lấy đó mà đặt vương hiệu cho ông là Chiêu văn (có nghĩa là đón, gọi cái đẹp).
Nhà ngoại giao tài ba
Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn có sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không những hiểu tiếng mà còn hiểu cả tâm tư người khác.
Ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được triều đình nhà Trần giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan.
Khi tiếp xúc với các sứ thần nhà Nguyên, ông vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến sứ Nguyên cho rằng Nhật Duật là người Hán ở Chân Định (nước Triệu cũ) (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt.
Năm 1280, chúa đạo Đà Giang (thuộc miền Tây Bắc ngày nay) là Trịnh Giác Mật nổi lên nổi lên cự lại triều đình. Cùng lúc đó nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt. Với nhu cầu cấp bách phải dẹp ngay mối bất hòa trong nước, vua Trần phái Trần Nhật Duật làm "Trấn thủ Đà Giang" ra quân đi dẹp.
Hay tin, Trịnh Giác Mật họp thủ hạ bàn kế cự chiến. Giác Mật định ám hại ông nên sai người đưa thư dụ Nhật Duật: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay". Các tướng can ngăn e Giác Mật tráo trở, ông chỉ nói nếu có như vậy triều đình sẽ cử một vương khác tới làm tướng, rồi ông một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Thản nhiên đi giữa lớp lớp gươm giáo và đám lính sắc phục kỳ dị cố ý phô trương uy hiếp của Giác Mật, Nhật Duật nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc Đà Giang:
"Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai phải."
Từ Giác Mật đến các đầu mục đều kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của ông. Rồi Giác mật sai bưng mâm rượu lên. Giác Mật mời ông uống. Trần Nhật Duật không chút ngần ngại, cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo.
Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta rồi!".
Nhật Duật nói: "Chúng ta xưa nay vẫn là anh em". Trịnh Giác Mật nhanh chóng chịu quy thuận, khiến nhà Trần yên ổn được biên giới Tây Bắc để tập trung chống quân Mông Nguyên.
Đại chiến cửa Hàm Tử
Cuối năm 1284, quân Nguyên chia hai đường ồ ạt kéo sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trần nhật Duật đang trấn thủ lộ Quy Hoá (bây giờ là Tuyên Quang). Trước thế mạnh của quân giặc từ Vân Nam tiến đánh quân Đại Việt ở trại Thu Vật (thuộc tỉnh Yên Bái ngày nay, ông đã thực hiện cuộc rút lui chiến lược theo con đường từ Yên Bình về Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi vượt qua vùng các dân tộc thiểu số rút về chỗ vua Trần đóng quân.
Sau một thời gian tránh thế mạnh của địch, dùng kế vườn không nhà trống ở kinh thành Thăng Long và các vùng lân cận khiến quân Nguyên bị thiếu lương thảo, quân Trần bắt đầu phản công. Trần Nhật Duật cầm quân chỉ huy trận đánh ở cửa Hàm Tử.
Cuối tháng 4 năm 1285, ông lập chiến công vang dội ở trận Hàm Tử. Giặc bị thiệt hại nặng, bỏ chạy tan tác. Theo sách Đại Việt Sử ký Toàn thư: "Công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả".
Chiến thắng Hàm Tử Quan là một trong những trận đánh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên và trong cả lịch sử Việt Nam.
Đại thần nhà Trần
Năm 1302, vua Trần Anh Tông phong Chiêu Văn Vương Trần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Quốc Thịnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)