Lịch sử 7 >

Chia sẻ bởi Vương Quốc Thịnh | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử 7 > thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Trần Nghệ Tông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trần Nghệ Tông

Hoàng đế Đại Việt (chi tiết...)

Hoàng đế nhà Trần

Trị vì
1370 - 1372

Tiền nhiệm
Hôn Đức Công

Kế nhiệm
Trần Duệ Tông

Thái thượng hoàng nhà Trần

Tại vị
1372 - 1394

Tiền nhiệm
Trần Minh Tông

Thời vua
Trần Duệ Tông Trần Phế Đế Trần Thuận Tông

Kế nhiệm
Trần Thuận Tông

Thông tin chung

Thê thiếp
Huệ Ý phu nhân

Tên húy
Trần Phủ

Niên hiệu
Thiệu Khánh (1370 - 1372)

Thụy hiệu
Anh Triết Hoàng Đế

Miếu hiệu
Nghệ Tông

Triều đại
Nhà Trần

Thân phụ
Trần Minh Tông

Thân mẫu
Anh Tư Nguyên phi Lê thị

Sinh
1321

Mất
1394 Việt Nam

Tôn giáo
Phật giáo

Trần Nghệ Tông (chữ Hán: 陳藝宗, 1321 – 1394) là vị vua thứ 8 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Phủ (陳暊), sinh tại kinh đô Thăng Long, (Hà Nội), Việt Nam. Ông là em trai của vua Trần Hiến Tông và là anh trai của vua Trần Dụ Tông, giữ tước vị Cung Định Vương dưới triều hai vị vua này.[1]
Ông là vị Hoàng đế có công lật đổ Dương Nhật Lễ và khôi phục lại cơ đồ cho Vương triều nhà Trần.[1] Tuy nhiên, sự thiếu quyết đoán của ông đã khiến quyền bính rơi vào tay của ngoại thích Lê Quý Ly - người sau này sẽ cướp ngôi triều Trần. Do đó, dẫu được ca ngợi là "công nghiệp lớn lao,[1] ông cũng bị sử sách phê phán là nhu nhược, "nối giáo cho giặc".[2] Ngoài ra, như một vị Hoàng đế không có bản lĩnh, ông không thể chống nổi sự xâm phạm của quân Chiêm Thành, khiến có lúc kinh đô Thăng Long bị thất thủ về tay giặc[1]. Và ông, cùng với vua em Trần Dụ Tông trước kia, trở thành hai vị vua gây ra sự suy vong cho triều đại nhà Trần.[2]
Ít lâu sau khi lên ngôi, ông lên làm Thái thượng hoàng vào năm 1372, nhường ngôi cho em là Trần Kính - tức vua Trần Duệ Tông. Vua Duệ Tông tử trận trong cuộc tiến công Chiêm Thành vào năm 1377, và bất chấp Đỗ Tử Bình là kẻ tội đồ cho thảm bại này, ông lại nương tay với Tử Bình. Cho đến cuối đời, ông vẫn có thái độ mù quáng và tin dùng Quý Ly. Họa Chiêm Thành chỉ lắng xuống khi quân Đại Việt dưới quyền Trần Khát Chân thắng lớn vào năm 1390, khiến Thượng hoàng Nghệ Tông.[2]
Tiểu sử
Hoàng tử Trần Phủ, tức vua Trần Nghệ Tông, sinh vào tháng 12, Mùa Đông năm 1321,[3], là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, em vua Trần Hiến Tông, và còn là anh vua Trần Dụ Tông. Mẹ ông là Minh Từ hoàng thái phi Lê thị. Vào năm 1332, tức là năm Khai Hựu thứ 4 đời Hiến Tông, một lần vị Hoàng tử 11 tuổi Trần Phủ theo hầu Thượng hoàng Minh Tông tại cung Trùng Quang. Hôm ấy, mưa to gió lớn, và ông đã chế tác một bài thơ, trong đó có đoạn :[1]
"An đắc tráng sĩ lực cái thế,"
"Khả ngự đại ốc chi đồi phong."
Dịch nghĩa là :
"Sao được tráng sĩ sức hơn đời,"
"Chống đỡ nhà to khi gió mạnh."
Sau đó, ông được Thượng hoàng ban thưởng cho 10 lạng vàng.[1]
Dưới triều Trần Hiến Tông, ông được phong làm Phiêu Kỵ Thượng Tướng Quân, trấn thủ trấn Tuyên Quang vào năm Mậu Dần 1338, niên hiệu Khai Hựu năm thứ 10.[1]
Vào năm Quý Tỵ 1353, niên hiệu Thiệu Phong năm thứ 13, dưới triều Trần Dụ Tông, ông lại được phong làm Hữu Tướng Quốc.[1]
Vào năm Đinh Mùi 1367, niên hiệu Đại Trị năm thứ 10 đời Trần Dụ Tông, ông được cử làm Tả Tướng Quốc.[1]
Khôi phục nhà Trần
Vào năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Theo sử sách, Nhật Lễ vốn không phải là tông thất nhà Trần mà mẹ Lễ là đào hát, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (anh của vua Dụ Tông, mất năm 1363[1]).
Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc cử hai sứ thần Ngưu Lượng, Trương Dĩ Ninh đến Đại Việt để trao ấn vàng và sắc rồng. Không ngờ, họ lại đến đúng lúc vua Dụ Tông qua đời. Trương Dĩ Ninh sau đó lâm bệnh mất, còn Ngưu Lượng thì khi trở về Trung Quốc, Cung Định Vương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Quốc Thịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)