Lịch Sử 11 Bài 7 Phần 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Thành | Ngày 27/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Lịch Sử 11 Bài 7 Phần 3 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tổ 4 - lớp 11D1
Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Bối cảnh xã hội.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động.
Bối cảnh xã hội.
Trong hoàn cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.
Gương mặt tiêu biểu.
Từ trái qua phải: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
Đây là những nhà xã hội không tưởng, vì tư tưởng của họ không thể thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển.
Triết học.
Georg Wilhelm Friedrich Hegel
(Hê-ghen).
Ông được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa
triết học duy tâm khách quan của Đức.
Hê-ghen bị kết tội là cha đẻ của chủ nghĩa
phát xít, dù nhiều người ủng hộ ông lại không
đồng ý với quan điểm này.
Dù thế nào đi nữa thì Hê-ghen vẫn là người
có công lớn trong việc phát triển triết học thế
giới vì ông là người đầu tiên sử dụng phép biện
chứng một cách có hệ thống, chính nhờ vào
phép biện chứng của Hê-ghen và sự kết hợp
một cách hữu cơ với thế giới quan duy vật mà Mác đã có những
thành công rực rỡ trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội
khoa học, là hạt nhân của chủ nghĩa Mác – Lê-nin ngày nay.

Triết học.
Ludwig Feuerbach (Phoi-ơ-bách). Ông là
một trong những đại biểu xuất sắc của triết học
cổ điển Đức, một trong những nhà duy vật lớn
thời kì trước Mác, một trong những nhà triết học
tiền bối trực tiếp của Mác và Ăng-ghen chống lại
triết học duy tâm và thần học, khôi phục lại địa vị
xứng đáng cho chủ nghĩa duy vật. Quan điểm
triết học của ông đứng trên lập trường chủ nghĩa
duy vật, nhưng siêu hình khi xem những thời kì
lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà
chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo. Sự phê phán của
Phoi-ơ-bách đối với triết học duy tâm Hê-ghen và tôn giáo có tác
dụng giải phóng tư tưởng lớn lao, nhưng Phoi-ơ-bách lại loại
bỏ luôn cả phép biện chứng của Hê-ghen.
Học thuyết chính trị tư sản cổ điển.
Adam Smith (Xmít) là nhà kinh tế
chính trị học và triết gia đạo đức học
lớn người Scotland; là nhân vật mở
đường cho phát triển lý luận kinh tế.
Bộ sách Bàn về tài sản quốc gia
(Inquiry into the Nature and Causes of
the Wealth of Nations) đã giúp tạo ra
kinh tế học hiện đại và cung cấp một
trong những cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất
của thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do.
Học thuyết chính trị tư sản cổ điển.
David Ricardo (Ri-các-đô) là một nhà
kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn
trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng
Xmít. Ông đã tiếp bước Xmít và đóng góp
lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao
động. Tuy có công trong việc mở đầu
“lí luận về giá trị lao động”, nhưng hai ông
chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật
(hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác) chứ
chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với
người đằng sau sự trao đổi hàng hoá. Các lý
luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư
tưởng kinh tế của C.Mác.
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời cùng
giai cấp vô sản, phong trào công nhân, do Mác và
Ăng-ghen sáng lập. Thuật ngữ này đối lập với chủ
nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách
có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và
tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học
đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực
dựa vào khoa học để thủ tiêu tình
trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã
hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội
không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện
được.
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nổi bật là
Định luật bảo toàn
và chuyển hoá
năng lượng.
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
Hay là Học thuyết về tế bào.
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
Hoặc Thuyết tiến
hoá các giống loài
của Charles Darwin
(Đác-uyn).
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới, từ đó hình thành hệ thống lí luận mới, vừa cách mạng vừa khoa học. Học thuyết của các ông bao gồm 3 bộ phận chính: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kết luận.
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản và mở ra một kỉ nguyên mới cho sử phát triển của khoa học (cả KHTN và KHXH-NV).
Danh sách tổ viên.
1. Nguyễn Công Thành
2. Bùi Diệu Linh
3. Phạm Minh Quyết
4. Bùi Thị Thanh Lịch
5. Nguyễn Nhật Linh
6. Nguyễn Anh Đức
7. Trịnh Thu Trang
8. Nguyễn Thu Hiền
9.Hoàng Ngọc Khánh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)