LỊCH SỬ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Hằng | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: LỊCH SỬ thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO CÔ
CÙNG TOÀN THỂ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 1 - LỚP PR1051A1
DANH SÁCH NHÓM 1
Trần Thiện Phước
Nguyễn Thị Phương Thảo
Đặng Đào Nhã Trân
Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Võ Huỳnh Diễm Châu
Nguyễn Thị Thanh Trúc
Hoàng Thị Như Ngọc
Lê Thị Bảo Trân
Dương Thị Na
Phạm Thị Thu Trang


Vì sao nói nền văn hóa Đông Sơn
ra đời và phát triển
từ các nền văn hóa trước đó?
Văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa trước đó. Nguồn gốc cơ bản để hình thành nền Văn hóa Đông Sơn đó là các giai đoạn “Tiền Đông Sơn” từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun.
Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời trên đất nước như văn hóa Sa Huỳnh (Ở Trung Nam Bộ) và văn hóa Đồng Nai (Ở lưu vực sông Đồng Nai). Văn hóa Đông Sơn còn được coi là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, có mối tương quan với các trung tâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam - Trung Quốc).
Trên cơ sở Văn hóa Đông Sơn nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán.
Hãy nêu những thành tựu chính
và đặc điểm
của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Trong 5 thế kỉ tồn tại, văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã đạt được một số thành tựu về các mặt sau:
VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Vào khoảng thế kỉ VII – VI trước công nguyên, trung tâm trên đất Bắc là vùng Phú Thọ (nơi có đền Vua Hùng) đã hình thành một tổ chức chính trị - một nhà nước, đứng đầu là một vị vua, cha truyền con nối.
Giao lưu văn hóa đã nảy sinh một quá trình phân hóa xã hội và hợp nhất các cộng đồng nhỏ.
- Do yêu cầu bảo vệ đi đôi với phát triển sản xuất, duy trì an ninh trật tự cho các xóm làng, cho sự trao đổi hàng hóa, chống nạn lũ lụt hàng năm cũng như chống lại các cuộc xâm lấn của các bộ tộc phía Bắc đòi hỏi phải có một lực lượng, một tổ chức quản lí, chỉ đạo và điều hành chung cho mọi cộng đồng nhỏ có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng sống trên một lãnh thổ nhất định. Nên đã hình thành một sự hợp nhất các làng bản với tên gọi Văn Lang và một tổ chức chịu trách nhiệm chung, đó là nhà nước của các Vua Hùng.
Đứng đầu nhà nước là các Vua Hùng.
Giúp việc cho Vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng.
Con trai Vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mị Nương.
Văn Lang được chia thành 15 bộ, mỗi bộ gồm nhiều bản hay chạ do chức Bồ chính trông coi.
Làng, Chạ là đơn vị hành chính cơ sở.
Già làng vẫn là một lớp người giữ vai trò quan trọng nhất trong Làng, Chạ.
Gia đình là một vợ chồng là đơn vị tế bào trong Làng, Chạ.
Cuối thế kỉ I trước công nguyên, quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 92.440 hộ, 746.237 khẩu.
Cũng vào thời gian trên, quận Cửu Chân (Bắc Trung Bộ) có 35.743 hộ, 166.613 khẩu.
 Chứng tỏ rằng đó là những gia đình nhỏ, vì ở Giao Chỉ trung bình mỗi hộ có 8 người, còn ở Cửu Chân trung bình mỗi hộ có 4 người.
VỀ KINH TẾ
Cơ sở kinh tế là nông nghiệp lúa nước.
Trên cơ sở phát triển đồng thau, lưỡi cày đồng được sản xuất ngày càng nhiều và nhiều hình dạng hơn.
 Khảo cổ học đã tìm thấy gần 200 lưỡi cày đồng ở nhiều nơi trên đất Bắc có hình cánh bướm, hình thoi, hình tam giác.,v.v…
Lưỡi cày đồng ra đời đã thúc đẩy nền nông nghiệp dùng cày phát triển.
Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ cao.
 Không chỉ sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn dần dần công thức hóa tỉ lệ các chất kim loại trong hợp kim đồng thau. Ví dụ như tỉ lệ chung của hợp kim đồng thau là 80 - 90% đồng, 10-20% thiếc; nhưng khi đúc mũi tên, mũi giáo thì người ta tăng tỉ lệ thiết lên. Về sau, người ta cho thêm chì để tăng độ mềm.
Thạp đồng Đào Thịnh
Văn hóa Đông Sơn
cách đây khoảng 2500 năm
Kĩ thuật nung cũng tiến bộ.
 Từ 800oC của lò gốm tăng lên 1200 – 1250oC ở lò luyện kim.
Người Việt cổ đã sáng tạo ra nghề nấu sắt bằng phương pháp hoàn nguyên.
 Từ việc nung quặng để có được sắt xốp, người ta tiếp tục nung đỏ lên, rèn dập nhiều lần để có được sắt chín cần cho việc làm công cụ. Chiếc rìu sắt tìm được trong một ngôi mộ thuộc di tích Đông Sơn (Thanh Hóa) chứng tỏ rằng người Việt cổ đã biết đúc gang.
Do nhu cầu trang phục nên người Việt cổ đã biết nuôi tơ tằm, dệt lụa.
SINH HOẠT & TRANG PHỤC
Nhà ở phần lớn là nhà sàn mái cong lợp lá cọ hay rơm rạ, có cầu thang ở cửa. Tường vách bằng tre, nứa, trát đất sét hoặc để nguyên. Trong nhà có chỗ cất giữ thóc lúa. Dưới sàn có chỗ nuôi trâu bò, gà lợn.
Nam thường cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc. Dân sống ven sông thường có tục vẽ mình để tránh “giao long” làm hại.
Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi khi khâu thêm mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng. Phụ nữ thường mặc yếm, áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội họ mặc váy xòe, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây. Tóc ít khi xõa mà thường búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau.
Trang sức họ thích dùng là dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá.
ĐẠO ĐỨC, TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI
Xã hội Văn Lang – Âu Lạc đã chuyển sang chế độ phụ quyền. Người cha trong gia đình nắm mọi quyền hành.
Tuy vậy, vai trò của người phụ nữ còn rất quan trọng.
Trong làng xóm, người già rất được tôn trọng và đóng vai trò là người dàn xếp các cuộc tranh chấp, quyết định các mối quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Người già cũng là thầy giáo của thế hệ trẻ và là người giữ gìn những tục lệ của cộng đồng.
Hôn nhân một vợ một chồng dần dần được phổ biến.
Nhuộm răng đen đã trở thành tục lệ chung; tục ăn trầu cũng phổ biến và được truyền từ đời này sang đời khác.
Từ sớm, cư dân đất Việt đã có quan niệm nhất định về linh hồn. Vì thế, tục chôn người chết sớm hình thành ở người thời Bắc Sơn, Quỳnh Văn. Dưới thời Hùng Vương còn được tiến hành kèm theo nghi lễ.
Người ta còn chế tạo một số đồ minh khí (như trống đồng) chôn theo người chết.
Ngôi sao 14 tua ở giữa mặt trống đồng tượng trưng cho Mặt trời và việc dùng trống đồng vào ngày lễ hội cầu mưa… chứng tỏ người Việt cổ đã theo tín ngưỡng thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa… liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
NGHỆ THUẬT
Thời Văn Lang, Âu Lạc do nông nghiệp ngự trị nên hạn chế sự phát triển của nghệ thuật.
Từ thời Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Hoa Lộc quan niệm thẩm mĩ đã nảy sinh và ít nhiều đã có sắc thái riêng.
Điêu khắc tinh tế đạt đến trình độ mô típ hóa.
Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là trống đồng và thành cổ loa.
Trống đồng là sản phẩm của nghệ thuật trang trí và kĩ thuật đúc đồng.
Trống đồng thể hiện một trình độ cao của kĩ thuật luyện kim.
Kiểu dáng và hình dáng thể hiện trình độ nghệ thuật cao, óc thẩm mĩ tinh tế.
Cấu tạo hài hòa, cân đối.
Thành Cổ Loa được xây dựng từ thời An Dương Vương ở trên bờ sông Hoàng thuộc châu thổ sông Hồng.
Thành có 2 vòng hình bầu dục, cao khoảng 12m, chân được kè đá vững chãi, ở mạn đông, giữa thành ngoài và thành trong có một cái hồ gọi là Đầm Ca.
Ở thế kỉ X, Cổ Loa là kinh đô của Ngô Quyền.
Tóm lại,
Đây là một nền văn minh có nguồn gốc lâu đời ở những nền văn hóa hình thành trước đó, trong các thiên niên kỉ III – II trước công nguyên và là sự hợp nhất, nâng cao của những nền văn hóa trước đó, làm nên cái gốc của các nền văn minh ở giai đoạn sau.
Dù ở lĩnh vực nào, nó vẫn phản ánh khá rõ tính chất nông nghiệp lúa nước và gắn liền với nó là châu thổ của những dòng sông lớn.
Từ thế kỉ XI đến 1858, đất nước ta đã trải qua
các triều đại phong kiến nào?
Mỗi triều đại có những triều vua nào?
Nét tiêu biểu của mỗi triều đại là gì?
Các triều đại phong kiến
nước ta đã trải qua
từ thế kỉ XI đến 1858:
Nhà Lý (Thế kỉ XI, XII).
Nhà Trần (Thế kỉ XIII, XIV).
Nhà Hồ (Thế kỉ XV).
Nhà Mạc (Thế kỉ XVI).
Nhà Hậu Lê (Thế kỉ XV, XVI, XVII, XVIII).
Nhà Tây Sơn (Cuối Thế kỉ XVIII).
Thời Pháp thuộc (1858).
Các triều vua
của mỗi triều đại:
TRIỀU LÝ
(Tồn tại 215 năm, trải qua 9 đời vua)
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn): 1010 – 1028.
Lý Thái Tông: 1028 – 1054.
Lý Thánh Tông: 1054 – 1072.
Lý Nhân Tông: 1072 – 1127.
Lý Thần Tông: 1128 – 1138.
Lý Anh Tông: 1138 – 1175.
Lý Cao Tông: 1176 – 1210.
Lý Huệ Tông: 1211 – 1225.
Lý Chiêu Hoàng: 1225 – 1226.
TRIỀU TRẦN
(Tồn tại 175 năm, trải qua 12 đời vua)
Trần Thánh Tông: 1225 – 1400.
Trần Thái Tông: 1258 – 1278.
Trần Nhân Tông: 1279 – 1293.
Trần Anh Tông: 1293 – 1314.
Trần Minh Tông: 1314 – 1329.
Trần Hiến Tông: 1329 – 1341.
Trần Dụ Tông: 1341 – 1369.
Trần Nghệ Tông: 1370 – 1372.
Trần Duệ Tông: 1372 – 1377.
Trần Phế Đế: 1377 – 1388.
Trần Thuận Tông: 1388 – 1398.
Trần Thiểu Đế: 1398 – 1400.
TRIỀU HỒ
(Tồn tại 7 năm, trải qua 2 đời vua)
Hồ Quý Ly (1400).
Hồ Hán Thương (1401 – 1407).
TRIỀU HẬU TRẦN
(Tồn tại 7 năm, trải qua 2 đời vua)
Giản Định Đế: 1407 – 1409.
Trùng Quang Đế: 1409 – 1413.
TRIỀU TIỀN LÊ
(Tồn tại 29 năm, trải qua 3 đời vua)
Lê Đại Hành (Lê Hoàn): 980 – 1005.
Lê Trung Tông: 1005.
Lê Long Đỉnh: 1005 – 1009.
TRIỀU HẬU LÊ
(Tồn tại 100 năm, trải qua 10 đời vua)
Lê Thái Tổ: 1428 – 1433.
Lê Thái Tông: 1434 – 1442.
Lê Nhân Tông: 1443 – 1459.
Lê Thánh Tông: 1460 – 1497.
Lê Hiến Tông: 1497 – 1504.
Lê Túc Tông: 1504.
Lê Uy Mục: 1505 – 1509.
Lê Tương Dực: 1510 – 1516.
Lê Chiêu Tông: 1516 – 1522.
Lê Cung Hoàng: 1522 – 1527.
TRIỀU MẠC
(Tồn tại 66 năm, trải qua 5 đời vua)
Mạc Đăng Dung: 1527 – 1529.
Mạc Đăng Doanh: 1530 – 1540.
Mạc Phúc Hải: 1541 – 1546.
Mạc Phúc Nguyên: 1546 – 1561.
Mạc Mậu Hợp: 1562 – 1592.
VUA LÊ – CHÚA TRỊNH
Lê Thế Tôn: 1573 – 1599.
TRIỀU TÂY SƠN
1778 - 1802
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
(1802 - 1858)
Vua Gia Long.
Vua Minh Mạng.
Vua Thiệu Trị, Tự Đức.
Nét tiêu biểu
của mỗi triều đại:
TRIỀU LÝ
Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long.
Ở thời này, đạo Phật rất phát triển. Chùa được xây dựng với quy mô lớn. Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo như chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình).
TRIỀU TRẦN
Nhà Trần co trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt.
Nhờ vậy, nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
TRIỀU HỒ
Hồ Quý Ly dời thành về Tây Đô, đổi tên thành nước Đại Ngu.
Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly thực hiện nhiều cuộc cải cách.
TRIỀU HẬU LÊ
Việc tổ chức quản lí nhà nước rất chặt chẽ, cho vẽ bản đồ.
Soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền và trật tự xã hội.
Giáo dục có nề nếp và quy củ.
Trường học nhằm đào tạo nhân tài và trung thành.
Chữ Nôm không ngừng phát triển.
Văn học, khoa học có nhiều thành tựu.
VUA QUANG TRUNG
Có nhiều chính sách phát triển kinh tế và văn hóa. Tiêu biểu là “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học”.
Đề cao chữ Nôm.
NHÀ NGUYỄN
Ban hành luật mới gọi là Bộ luật Gia Long (Quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
Xây dựng kinh thành Huế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)