Lịch sử
Chia sẻ bởi Vương Quốc Thịnh |
Ngày 10/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: lịch sử thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Cuộc đời
Trương Lệ Hoa xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó ở Giang Nam. Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Lệ Hoa đang ở độ tuổi đôi mươi có nét đẹp khác lạ: "da trắng như tuyết, mắt đen láy, thân hình toát lên vẻ thanh tú", những vẻ đẹp theo nàng từ lúc mới sinh nên tên Lệ Hoa cũng do cha mẹ đặt từ các đặc điểm trên. Trương Lệ Hoa có mái tóc dài bảy thước, bóng đến soi gương được, lông mày như vẽ. Ngoài ra, nàng còn có trí nhớ hơn người và sự nhạy bén nhận biết người tài, có thể nói là "Nhân gian có nhất ngôn nhất sự, luôn luôn biết trước".
Người con trai của Trần Văn Đế là Trần Thúc Bảo, tên tự là Hoàng Nô cũng mới gần hai mươi tuổi khi ấy được phong là Trần Nhu Tuyên đế. Trần Nhu trong một dịp ra ngoài cung dạo chơi đã gặp và phải lòng Trương Lệ Hoa khi thấy nàng đang bán hoa sen ngoài phố. Trần Nhu đã đưa một số tiền lớn cho cha mẹ Lệ Hoa để mua nàng về làm thiếp.
Cũng có giai thoại nói rằng Lệ Hoa là thị tì cho Cung Quý Tần, Trần Hậu Chủ vừa gặp đã trúng tiếng sét ái tình, phong làm Quý Phi. Khi vua Trần Văn Đế băng hà thì Trần Nhu lên làm hoàng đế, hiệu là Chí Đức (về sau sách sử gọi là Trần Hậu Chủ). Ngay khi nắm một quyền lực lớn nhất trong tay, Hậu Chủ đã cho rước Trương Lệ Hoa về cung và suốt ngày đắm đuối bên nàng, bỏ mặc Thẩm Hoàng Hậu và những lời can ngăn của quần thần "Lệ Hoa chỉ là con của tầng lớp dân dã". Ông coi Lệ Hoa như bảo bối quý báu nhất, đến nỗi khi lâm triều, bá quan khởi tấu quốc sự, đều cho Trương Lệ Hoa ngồi trên đầu gối, cùng quyết định đại sự thiên hạ. Đặc biệt là sau khi Lệ Hoa sinh được một đứa con trai, ông lập tức lập làm Thái tử, địa vị của nàng trong mắt ông ngày được nâng cao và củng cố.
Việc làm ảnh hưởng đến quốc gia
Vì xuất thân từ tầng lớp nghèo khó trong xã hội nên khi vào cung, Lệ Hoa hết sức choáng ngợp trước cảnh vàng son nhung lụa. Mặc dù được vua chu cấp đầy đủ nhưng ở ngôi vị quý phi, nàng vẫn chưa thỏa mãn. Lệ Hoa sai tâm phúc bí mật liên lạc với các tầng lớp quý tộc bên ngoài để thực hiện việc "mua quan bán chức", hễ ai muốn có chức tước gì trong triều chỉ cần đưa cho nàng một số vàng bạc nào đó tương xứng với giá trị của chức ấy thì sẽ toại nguyện nhờ tài nâng đỡ và mồm miệng của Lệ Hoa thuyết phục nhà vua. Ngoài Lệ Hoa, Trần Hậu Chủ còn sủng ái Cung Quý Tần, Khổng Quý Tần, hai mỹ nhân họ Vương, Lý, Viên Chiêu nghi... Hậu chủ có bài thơ vong quốc nổi tiếng " Ngọc thụ hậu đình hoa" cũng tự khi này.
Thái tử Trần Dân bất mãn trước việc hoàng hậu Thẩm mẹ mình không được sủng ái cùng với việc Trương Quý Phi công khai ăn hối lộ nên tỏ ý chống đối, Lệ Hoa cầu cứu với Hậu Chủ và từ đó vua càng phớt lờ những lời can gián của Thái Tử cũng như quần thần rồi ngày càng ăn chơi sa đọa cùng Trương mỹ nhân.
Nhà Trần bị diệt
Năm 588, nhà Tùy dẫn quân tấn công Nam triều, Tấn Vương Dương Quảng bao vây kinh đô Nam Trần. Hậu Chủ bước đường cùng phải dẫn Trương Lệ Hoa và Khổng Quý Tân nhảy xuống một cái giếng cạn ở vườn Ngự Uyển để trốn quân Tùy. Cuối cùng bị bắt gọn, Dương Quảng cũng suýt bị mỹ nhân hớp hồn, toan đưa nàng về nhưng sau khi nghe quan quân can ngăn đã hạ lệnh xử tử Trương Lệ Hoa, còn Hậu Chủ và hoàng tử Thâm bị bắt làm tù nhân. Trương Lệ Hoa chết rất trẻ, chỉ vừa sắp bước qua tuổi 30. Nàng bị xử trảm ở bờ suối Thanh Khê.
Trương Lệ Hoa xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó ở Giang Nam. Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Lệ Hoa đang ở độ tuổi đôi mươi có nét đẹp khác lạ: "da trắng như tuyết, mắt đen láy, thân hình toát lên vẻ thanh tú", những vẻ đẹp theo nàng từ lúc mới sinh nên tên Lệ Hoa cũng do cha mẹ đặt từ các đặc điểm trên. Trương Lệ Hoa có mái tóc dài bảy thước, bóng đến soi gương được, lông mày như vẽ. Ngoài ra, nàng còn có trí nhớ hơn người và sự nhạy bén nhận biết người tài, có thể nói là "Nhân gian có nhất ngôn nhất sự, luôn luôn biết trước".
Người con trai của Trần Văn Đế là Trần Thúc Bảo, tên tự là Hoàng Nô cũng mới gần hai mươi tuổi khi ấy được phong là Trần Nhu Tuyên đế. Trần Nhu trong một dịp ra ngoài cung dạo chơi đã gặp và phải lòng Trương Lệ Hoa khi thấy nàng đang bán hoa sen ngoài phố. Trần Nhu đã đưa một số tiền lớn cho cha mẹ Lệ Hoa để mua nàng về làm thiếp.
Cũng có giai thoại nói rằng Lệ Hoa là thị tì cho Cung Quý Tần, Trần Hậu Chủ vừa gặp đã trúng tiếng sét ái tình, phong làm Quý Phi. Khi vua Trần Văn Đế băng hà thì Trần Nhu lên làm hoàng đế, hiệu là Chí Đức (về sau sách sử gọi là Trần Hậu Chủ). Ngay khi nắm một quyền lực lớn nhất trong tay, Hậu Chủ đã cho rước Trương Lệ Hoa về cung và suốt ngày đắm đuối bên nàng, bỏ mặc Thẩm Hoàng Hậu và những lời can ngăn của quần thần "Lệ Hoa chỉ là con của tầng lớp dân dã". Ông coi Lệ Hoa như bảo bối quý báu nhất, đến nỗi khi lâm triều, bá quan khởi tấu quốc sự, đều cho Trương Lệ Hoa ngồi trên đầu gối, cùng quyết định đại sự thiên hạ. Đặc biệt là sau khi Lệ Hoa sinh được một đứa con trai, ông lập tức lập làm Thái tử, địa vị của nàng trong mắt ông ngày được nâng cao và củng cố.
Việc làm ảnh hưởng đến quốc gia
Vì xuất thân từ tầng lớp nghèo khó trong xã hội nên khi vào cung, Lệ Hoa hết sức choáng ngợp trước cảnh vàng son nhung lụa. Mặc dù được vua chu cấp đầy đủ nhưng ở ngôi vị quý phi, nàng vẫn chưa thỏa mãn. Lệ Hoa sai tâm phúc bí mật liên lạc với các tầng lớp quý tộc bên ngoài để thực hiện việc "mua quan bán chức", hễ ai muốn có chức tước gì trong triều chỉ cần đưa cho nàng một số vàng bạc nào đó tương xứng với giá trị của chức ấy thì sẽ toại nguyện nhờ tài nâng đỡ và mồm miệng của Lệ Hoa thuyết phục nhà vua. Ngoài Lệ Hoa, Trần Hậu Chủ còn sủng ái Cung Quý Tần, Khổng Quý Tần, hai mỹ nhân họ Vương, Lý, Viên Chiêu nghi... Hậu chủ có bài thơ vong quốc nổi tiếng " Ngọc thụ hậu đình hoa" cũng tự khi này.
Thái tử Trần Dân bất mãn trước việc hoàng hậu Thẩm mẹ mình không được sủng ái cùng với việc Trương Quý Phi công khai ăn hối lộ nên tỏ ý chống đối, Lệ Hoa cầu cứu với Hậu Chủ và từ đó vua càng phớt lờ những lời can gián của Thái Tử cũng như quần thần rồi ngày càng ăn chơi sa đọa cùng Trương mỹ nhân.
Nhà Trần bị diệt
Năm 588, nhà Tùy dẫn quân tấn công Nam triều, Tấn Vương Dương Quảng bao vây kinh đô Nam Trần. Hậu Chủ bước đường cùng phải dẫn Trương Lệ Hoa và Khổng Quý Tân nhảy xuống một cái giếng cạn ở vườn Ngự Uyển để trốn quân Tùy. Cuối cùng bị bắt gọn, Dương Quảng cũng suýt bị mỹ nhân hớp hồn, toan đưa nàng về nhưng sau khi nghe quan quân can ngăn đã hạ lệnh xử tử Trương Lệ Hoa, còn Hậu Chủ và hoàng tử Thâm bị bắt làm tù nhân. Trương Lệ Hoa chết rất trẻ, chỉ vừa sắp bước qua tuổi 30. Nàng bị xử trảm ở bờ suối Thanh Khê.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Quốc Thịnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)