Lí thú về SAO MỘC

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 22/10/2018 | 140

Chia sẻ tài liệu: Lí thú về SAO MỘC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Những điều thú vị về
SAO MỘC
(Jupiter)
Hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời

PHH sưu tầm tổng hợp qua Internet
1a. Sao Mộc – "Chúa tể" các hành tinh

So sánh kích thước giữa các hành tinh trong Hệ mặt trời.
Có lẽ bởi sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nên nó đã được đặt tên theo tên của thần Jupiter vĩ đại.
Hành tinh này được ví như người khổng lồ với lượng khí chỉ bằng 1 phần nghìn lượng khí ở Mặt trời, nhưng lại khối lượng lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ mặt trời.
So sánh
Sao Mộc (Jupiter) là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời với thể tích đủ chứa hơn 1.300 Trái Đất ở bên trong.
Sao Mộc là hành tinh thứ 5 trong hệ mặt trời, nó cách mặt trời 778 triệu km.
Vệ tinh Europa là một trong những vệ tinh lớn nhất của sao Mộc với bề mặt chủ yếu là nước đóng băng.
1b. Sao Mộc –
Hành tinh
đang tan chảy

Sao mộc là vốn là một hành tinh khí khổng lồ được cấu tạo chủ yếu bởi hiđrô và hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn. Dẫu vậy, ngày càng có nhiểu bằng chứng chỉ ra rằng bên trong lớp khí khổng lồ của sao Mộc là một hỗn hợp lộn xộn các yếu tố không có ranh giới đúng quy định.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện oxit magiê - một hợp chất quan trọng có thể tìm thấy trong lõi của sao Mộc sẽ hóa lỏng theo những điều kiện tương đối thuần hóa.
2. Vết Đỏ Lớn và những xoáy khí quyển khác

Đặc trưng nổi tiếng nhất của Sao Mộc có lẽ là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão có chiều quay ngược với chiều tự quay của Sao Mộc và đường kính thường lớn hơn Trái Đất,
Vết Đỏ Lớn có hình oval quay ngược chiều kim đồng hồ, với chu kỳ khoảng sáu ngày
Năm 2000, các nhà khoa học phát hiện khí quyển hình thành phía nam bán cầu nhưng nhỏ hơn và giống với Vết Đỏ Lớn. Cơn bão nhỏ này hình thành khi một vài cơn bão oval trắng nhỏ hơn kết hợp lại thành một cơn bão duy nhất— ba cơn bão nhỏ hơn này đã được quan sát đầu tiên từ năm 1938. Các nhà khoa học đặt tên cho đặc trưng sáp nhập này là Oval BA, hay họ gọi là Vết Đỏ Nhỏ
3. Trên Sao Mộc không có 4 mùa
Độ nghiêng trục quay của Sao Mộc tương đối nhỏ; chỉ 3,13°. Kết quả là hành tinh không có sự thay đổi lớn của các mùa, ngược lại so với Trái Đất và Sao Hỏa.
Tốc độ tự quay của Mộc Tinh là lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, hoàn thành một vòng quay quanh trục của nó chỉ hết ít hơn 10 giờ;
4. Sao Mộc không
xoay quanh mặt trời
Sao Mộc xoay quanh một điểm ở ngay sát bề mặt của mặt trời. Bản thân mặt trời cũng xoay quanh điểm này. Đồ họa: NASA.
 Vì khối lượng sao Mộc quá lớn, tâm tỉ cự của hai thiên thể nằm ở bên ngoài mặt trời. Do đó, cả mặt trời và sao Mộc cùng di chuyển quanh tâm tỉ cự theo hai quỹ đạo khác nhau.
Tâm tỷ cự là gì ?
Khi một vật thể nhỏ di chuyển quanh một vật thể lớn hơn, quỹ đạo của nó không phải vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của hai thiên thể sẽ có một tâm điểm chung mà giới khoa học gọi là "tâm tỉ cự", theo Tech Insider. Tâm tỉ cự luôn nằm gần vật có khối lượng lớn hơn.
Mặt trời lớn gấp rất nhiều lần sao Kim, sao Thủy, sao Thổ và Trái đất nên tâm tỉ cự nằm sát tâm của ngôi sao, khiến con người có cảm giác mặt trời đứng yên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)