Lí luận DH

Chia sẻ bởi Trần Mai Hiên | Ngày 18/03/2024 | 20

Chia sẻ tài liệu: lí luận DH thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

PHẦN I: GIỚI THIỆU 2
1. Đặt vấn đề: 2
2. Giới hạn vấn đề : 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
A - PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI 4
I- Khái niệm 4
1. Lí luận là gì? 4
2. Hiện đại là gì? 4
3. Quan điểm về Lí luận dạy học hiện đại. 4
II. Lý luận dạy học hiện đại là khoa học về trí dục và dạy học. 5
1. Trí dục là gì? 5
2. Dạy học là gì? 6
3. Lí luận dạy học là một khoa học 9
3.1. Sự ra đời của lý luận dạy học 9
3.2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và một số khái niệm của Lý luận dạy học hiện đại 11
III. Lý luận dạy học là một chuyên ngành nghiên cứu của khoa học sư phạm 15
1. Lý luận dạy học là một bộ phận của Giáo dục học 15
2. Mối quan hệ giữa Lý luận dạy học với một số khoa học trong khoa học sư phạm 16
B- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN NAY 18
I. Xu hướng thứ nhất 18
II. Xu hướng thứ hai 18
III. Xu hướng thứ ba 20
PHẦN III: KẾT LUẬN 22




PHẦN I: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề:
Sự phát triển của thế giới, đặc biệt là sự phát triển của khoa học, công nghệ trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XIX tạo ra sự biến đổi lớn trong cơ cấu sản xuất, nâng cao đáng kể sức sản xuất xã hội. Tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội làm cho mức sống được nâng cao. Trong những nước mới phát triển đã đưa được nền kinh tế cất cánh. Tất cả các yếu tố trên đã làm nảy sinh các cuộc vận động cải cách giáo dục theo hướng giải phóng con người và đề cao quyền con người. Trọng tâm của cải cách giáo dục lần này là cải cách quan niệm và kỹ thuật xây dựng chương trình, thiết kế lại hệ thống các môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, "hướng vào học sinh". Điều này đã chi phối sự phát triển của dạy học trong nhà trường và sự phát triển của dạy học trong xã hội. Ngoài ra cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, với thành tựu của những ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng,…đã đưa sự phát triển của kinh tế sang một giai đoạn mới, giai đoạn kinh tế tri thức. GS. VS. Đặng Hữu đã viết: "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, sự phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống". () Chính sự phát triển của nền kinh tế tri thức thời hậu công nghiệp đã tạo ra cơ hội học tập suốt đời. Nó trở thành một thách thức đối với giáo dục nói chung và tổ chức dạy học trong nhà trường nói chung. Trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, những xu hướng, quan điểm dạy học trên cũng thâm nhập vào và làm biến đổi quá trình dạy học nói riêng, quá trình giáo dục nói chung ở Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”
Để theo kịp xu thế phát triển giáo dục của thời đại, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và thực hiện tốt nghị quyết đại hội đảng, đặt ra cho các nhà giáo dục, các thầy cô giáo cần hiểu rõ, đào sâu nghiên cứu về lí luận dạy học hiện đại nói chung, về khái niệm lí luận dạy học hiện đại nói riêng và xu hướng phát triển của lí luận dạy học, góp phần làm phong phú kho tàng tri thức lý luận dạy học chuyên ngành. Từ đó tổng kết những kinh nghiệm, chắt lọc những tinh hoa phát triển của lí luận dạy học trên thế giới, áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, tiến tới xây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mai Hiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)