Li luận dạy học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phương | Ngày 18/03/2024 | 26

Chia sẻ tài liệu: li luận dạy học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình
Câu 3: Tính hai mặt của quá trình dạy học thể hiện như thế nào? Hãy trình bày cụ thể.

Câu 4: Quan điểm dạy học hướng vào người học là gì? Hãy nêu và phân tích.
I) Khái niệm về quá trình dạy học
QTDH là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Giáo viên là người lãnh đạo, điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Học sinh đóng vai trò tự giác, tích cực, chủ động phối hợp với giáo viên để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ.
Tính hai mặt của quá trình dạy học
Ví dụ: Trong một tiết học Toán, sau khi giáo viên giới thiệu tất cả các khái niệm và phương pháp. Học sinh sẽ làm bài tập, vận dụng những lý thuyết thầy vừa dạy. Khi gặp những bài tập khó, nâng cao thì giáo viên sẽ là người chỉ dẫn cho học sinh tìm tòi những cái mới mới cái sâu hơn trong bài học.
Thầy: người tổ chức hướng dẫn QTDH (xác định mục đích, lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú), động cơ của người học, tổ chức việc học, sử dụng PP, phương tiện một cách thích hợp.
Trò: xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn cách học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận dụng, kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học.
Hai quá trình này không tách rời nhau mà là một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con người mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Cô và trò cùng nhau học tập
Trong quá trình họat động chung đó, người giáo viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để giúp họ tự khám phá ra tri thức.  Tất nhiên người giáo viên còn có chức năng cung cấp cho người học tri thức, nhưng chỉ khi nào thật cần thiết. Song chức năng này không phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy. Người giáo viên phải suy nghĩ để giúp học sinh sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống, kết hợp với tri thức giáo viên cung cấp cho để tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình.
Phối hợp với hoạt động đó của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới. Chính học sinh chứ không phải người nào khác phải tự mình làm ra sản phẩm giáo dục. Tính chất hành động của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu.
II) Dạy học hướng vào người học:
            “Dạy học hướng vào người học”  là cụm từ được dùng để xác định sự đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong nhà trường phổ thông.
Đó là tư tưởng, là sự định hướng cho hoạt động dạy và học có khi gọi là “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học, xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người - vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội”.
Mitchell và học sinh của anh trong một buổi học tiếng Anh tại Language Link Việt Nam
Tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 theo Mô hình VNEN
 Mô hình VNEN được xây dựng 3 trong 1
Tài liệu được thiết kế khoa học, kênh hình và kênh chữ rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng.
Trò là hoạt động chiếm lĩnh, đón nhận tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động trong nhận thức và thực tiễn.
Quá trình dạy học luôn có hai chủ thể:
Thầy và Trò. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức.
Thầy thì hoạt động truyền đạt tri thức.
Phát huy cao độ vai trò chủ thể của học sinh, người học tự chọn lựa cả nội dung chương trình học tập mà những nhà sư phạm thiết kế đã giải thích đó là xây dựng nội dung học tập theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, xuất phát từ học sinh mà dạy học.
Ưu điểm:
Hoạt động của thầy và vai trò tương ứng:
- Người học tự khai phá tri thức, tự nghiên cứu; thầy chỉ hướng dẫn và cung cấp thông tin.
- Người học tự trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình; người thầy chỉ làm trọng tài.
- Người học tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, thầy chỉ làm cố vấn.
+ Người thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng dạy của mình.
Xu hướng dạy học lấy người học làm trung tâm thì vai trò của người thầy luôn sử dụng các phương pháp đó là: Đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi của học sinh. Kích thích sự tư duy, tò mò và hứng thú của người học.
Vai trò của giáo viên trong việc “dạy học hướng vào người học” không những không mất đi mà còn phát triển cao hơn bao giờ hết trong lịch sử giáo dục, phẩm chất và năng lực của giáo viên nhất thiết phải được nâng cao mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
+ Khuyến khích người học tự đánh giá kết quả công việc của mình và tìm cách làm tốt hơn.
Việc dạy học lấy người học làm trung tâm sẽ:
+ Hướng cho người học sớm thích ứng với đời sống xã hội.
+ Hòa nhập cộng đồng.
+ Tôn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm năng của người học.
+ Người học được quyền và được khích lệ các ý tưởng riêng, cách làm riêng.
+ Người học tự tìm tri thức mới.
+ Giúp người học tự phát triển cao về nhận thức, kỹ năng và tình cảm hành vi.
+  Giúp cho người học tự tin hơn.
+ Giúp người học tự xác định các giá trị tri thức mới của mình.
  Khi người học đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học thì quá trình này là quá trình hoạt động tri thức sáng tạo. Ở đây, người thầy là người hướng dẫn và luôn luôn đi đầu trong mọi hoạt động sáng tạo của cả quá trình học tập.
Thầy nâng cao khả năng giảng dạy, trò nắm bắt cách học và cách giải quyết vấn đề tốt hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)