Lí luận Chính trị (CĐ-ĐH) Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Thu Phương | Ngày 18/03/2024 | 31

Chia sẻ tài liệu: Lí luận Chính trị (CĐ-ĐH) Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy và các bạn đến với buổi thuyết trình hôm nay
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
THẦY NHẬT
NHÓM 8
LÊ MINH QUANG
BÙI THU PHƯƠNG
NGUYỄN LAM PHƯƠNG
NGUYỄN TIẾN PHÚC
PHẠM NGUYỄN HOÀNG SƠN
CÂU 11:PHÂN TÍCH THỜI KÌ CÓ Ý NGHĨA THAY ĐỔI VỀ CHẤT TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH?
Thời kì có ý nghĩa thay đổi về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là thời kì 1911-1920 : Thời kì tìm thấy con đường cứu nước gải phóng dân tộc
1- Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh ra những tư tưởng tự do bình đẳng bác ái
Trước ngày 2/6/1911, Nguyễn Tất Thành bàn với một người bạn thân về chuyện đi ra nước ngoài.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Anh Lê ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“- Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.
Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”.
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?”
Bác vừa nói vừa giơ hai bàn tay:
“Đây, tiền đây… chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, anh bạn đó đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, anh Lê đã không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

1- Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh ra những tư tưởng tự do bình đẳng bác ái
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Rời bến Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville (Latútsơ Tơrêvin) với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba, cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại.
1- Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh ra những tư tưởng tự do bình đẳng bác ái
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Rời bến Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville (Latútsơ Tơrêvin) với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba, cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại.
1- Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh ra những tư tưởng tự do bình đẳng bác ái
 Ngày 6/7/1911, tàu đô đốc Latouche Treville đến Marseille (Mác Xây), lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Pháp.
Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Chargeurs Réunis đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở bến cảng một số nước như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angieri, Tuynidi, Cônggô, Xênigan, …
Cuối năm 1912 (trước ngày 15) Nguyễn Tất Thành đến nước Mỹ.
Đầu năm 1913 Nguyễn Tất Thành sinh sống ở nước Anh.
Cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở về Pháp.
=> Qua những chuyến đi đó Nguyễn Tất Thành đã từng bước hiểu được xã hội phương Tây dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
2-Kiên trì , chịu đựng gian khổ , ra sức học tập và khảo sát thực tiễn
Hồ Chí Minh đã tới nhiều quốc gia , sẵn sàng làm rất nhiều việc để kiếm sống và hoạt động cách mạng như : bồi bàn, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa ảnh
“Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái mà thôi: tình hữu ái vô sản”
Hồ Chí Minh
2-Kiên trì , chịu đựng gian khổ , ra sức học tập và khảo sát thực tiễn
3-Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp- một chính đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi các dân tộc thuộc địa.
Tháng 6 /1919, Người gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xây, tạo tiếng vang lớn.
Bản yêu sách gồm 8 điều:
1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
Bằng sự phân tích sâu sắc, trên cơ sở dữ liệu lịch sử chính xác, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ cho nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân nhiều nước thuộc địa thấy rằng công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không thể đi theo con đường cách mạng tư sản. Người viết: “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mạng An Nam nên nhớ những điều ấy”.
4-Tìm hiểu các cuộc cách mạng thế giới
5-Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và biểu quyết tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.









Tại đại hội lịch sử này, Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Như vậy, thời kỳ 1911 - 1920 đánh dấu sự chuyển biến vượt bậc về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ người yêu nước thành người chiến sĩ cộng sản và tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
1
4
2
3
5
6
Câu 1: “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là câu Bác Hồ nói về chủ trương cứu nước của ai ?
Nguyễn Trường Tộ
Bùi Viện
Phan Bội Châu
Nguyễn Ánh
C
Câu 2: Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc xây vào năm nào ?
Năm 1918
Năm 1919
Năm 1920
Năm 1921
B
Câu 3: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn giành được thắng lợi phải do
Giai cấp tư sản lãnh đạo
Phải do một cá nhân xuất chúng lãnh đạo
Do tầng lớp trí thức lãnh đạo
Phải do đảng cộng sản lãnh đạo
D
Câu 4: Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở ngôi trường nào?
Trường tiểu học Pháp – Việt ở Vinh
Trường tiểu học Đông Ba ở Huế
Trường Dục Thanh ở Phan Thiết
Trường Quốc học Huế
C
Câu 5: 5/6/1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi là gì?
Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Tất Thành
Văn Ba
Nguyễn Sinh Cung
C
Câu 6: Tìm câu trả lời sai: Trong 10 năm đầu (1911-1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã:
Vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục
Đến khoảng gần 30 nước
Sống, làm thuê và tự học tại Mỹ, Anh, Pháp
Viết tác phẩm Đường cách mệnh
D
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !
BẾN NHÀ RỒNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thu Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)