LGMT TIET KIEM NANG LUONG VAT LI

Chia sẻ bởi Ngô Đức Thọ | Ngày 22/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: LGMT TIET KIEM NANG LUONG VAT LI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ THÔNG QUA MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI.
1. Năng lượng:
2. Vai trò của năng lượng đối với con người.
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
1. Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả
2. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
3. Xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
4. Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1. Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở trường trung học.
2. Gợi ý kiểm tra đánh giá







I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI.
1. Năng lượng:
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì năng lượng được hiểu là "dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng sinh ra thông qua trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp".
I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI.
1.2. Vai trò của năng lượng đối với con người.
1.2.1. Tình hình sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống.
- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hoá thạch như than đá, dầu, khí tự nhiên.
- Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng được chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác khi sản xuất điện năng, đồng thời khi sử dụng, nó cũng dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI.
1.2.2. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch.
-Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt.
- Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo: đến trước năm 2020 Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 12% - 20% năng lượng; đến năm 2050 năng lượng cần nhập lên đến 50% - 60%, chưa kể điện hạt nhân.
-Về xăng dầu, hiện nay chúng ta vẫn đang phải nhập khẩu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào sử dụng vào năm 2009 -2010 cũng mới chỉ cung cấp được khoảng 5 triệu tấn xăng, dầu cho giao thông vận tải trong tổng số nhu cầu 15-17 triệu tấn. Đến năm 2020, tiếp tục có 2 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, vẫn phải nhập ít nhất 15 triệu tấn
I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI.
1.2.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh thái.
- Các nguồn năng lượng hoá thách thường nằm sâu trong lòng đất. Vì vậy, việc khai thác chúng thường phải xây dựng hầm lò (như trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm qui mô lớn (như trong khai thác dầu khí).
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch làm gia tăng hiệu ứng nhà kính là một trong các nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái đất ở qui mô lớn.
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả
- Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng NLTK&HQ: "sử dụng NLTK&HQ là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của cá phương tiện, thiết vị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt".
- Theo từ điển tiếng Việt: " Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, không phí phạm".
Cũng theo từ điển tiếng Việt: "Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại".
- Như vậy, ta có thể hiểu: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nghĩa là giảm bớt số năng lượng sử dụng bằng cách loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng phí không cần thiết và không đúng cách.
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
2.2. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
- Các nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ và khí thiên nhiên là có hạn, đang bị khai thác với một tốc độ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đang dần bị cạn kiệt.
- Những vấn đề môi trường gây ra do các hoạt động của con người, trong đó việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hoá thạch, đóng góp phần chủ yếu;
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng góp vào việc thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững của trái đất cũng như của mỗi quốc gia. Phát triển bền vững: " là sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
2.3. Xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Để thực hiện thành công việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ngoài các giải pháp kỹ thuật như sử dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tìm các nguồn năng lượng mới thay thế, các quốc gia đều quan tâm tới giải pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức người tiêu dùng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
2.4. Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2.4.1. Các biện pháp qua?n li?
2.4.2. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục
- Đưa nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các cấp bậc;
- Tuyên truyền về sử dụng NLTK&HQ trong gia đình, trường học, cộng đồng;
- Xây dựng nhà trường sử dụng NLTK&HQ.
2.4.3. Các biện pháp kĩ thuật
III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
3.1. Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở trường trung học.
- Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua các môn học.
- Quá trình xây dựng chương trình, SGK các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả các đối tượng HS. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng khác nhau.
- Mặt khác, do cùng chung các nhiệm vụ dạy học nêu trên nên các môn học cũng có nhiều cơ hội để liên kết với nhau, tạo ra mối mới quan hệ liên môn.
III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
3.2. Gợi ý kiểm tra đánh giá
- Nội dung kiểm tra, đánh giá được xác định trên cơ sở mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ, đã được xác định khi xây dựng kế hoạch dạy học và mục tiêu dạy học của bộ môn. Nó có thể là mục tiêu dạy học chung của môn học, của một phần của chương trình, của chương một chương trình hoặc một bài học.
- Về hình thức tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ, trong các bài kiểm tra có thể có hai dạng:
. Những câu hỏi, bài tập của môn học có thể liên hệ với các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ;
. Những câu hỏi, bài tập của môn học có tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ;
III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
3.2. Gợi ý kiểm tra đánh giá
- Các câu kiểm tra có thể là các câu hỏi định tính, cũng có thể là các bài toán đòi hỏi phải tính toán định lượng:
- Hình thức viết các câu kiểm tra có thể là trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận tuỳ thuộc vào bài kiểm tra được tiến hành vào lúc nào và mục đích của kiểm tra.
- Các câu kiểm tra có nội dung giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả được tích hợp vào các dạng bài kiểm tra với nhiều mục đíchkhác nhau: kiểm tra vấn đáp bài học trước khi vào bài mới, kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết kết thúc một chương, một kì học hoặc cuối năm học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đức Thọ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)