LEVIATHAN

Chia sẻ bởi Vương Quang Vinh | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: LEVIATHAN thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
LỚP QH109
LỊCH SỬ
QUAN HỆ QUỐC TẾ
CẬN ĐẠI
ĐỀ TÀI : “LEVIATHAN” (THOMAS HOBBES)
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÓM THUYẾT TRÌNH.
MỌI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN PHẢI GHI RÕ NGUỒN GỐC
“FILE POWERPOINT LỚP QH109, KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ, ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM”.
OR THE MATTER, FORME
AND POWER OF A COMMON WEALTH ECCLESIASTICALL AND CIVIL
Thomas Hobbes
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
1. TÁC GIẢ THOMAS HOBBES
1.1. Cuộc đời
1.2. Hệ tư tưởng
2. TÁC PHẨM “LEVIATHAN”
2.1. Khái quát
2.2. Nhan đề - Trang bìa
2.3. Nội dung
2.4. Tầm ảnh hưởng
3. KẾT LUẬN
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
THOMAS HOBBES
(1588 – 1679)
CUỘC ĐỜI
Sinh năm 1588, mất năm 1679, sống trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời trung đại và thời cận đại.
Du hành quanh các nước châu Âu, gặp gỡ nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học…
Trong thời gian sống tại Pháp, Hobbes nghiên cứu, viết sách và làm gia sư cho con trai Charles I đang lưu vong tại nước này (thời kì Nội chiến Anh).
HỆ TƯ TƯỞNG : YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Việc làm gia sư cùng những chuyến đi thực tế vòng quanh châu Âu cũng như trải qua những biến cố thời đại đã hình thành nên hệ tư tưởng trong Hobbes cho rằng cuộc sống của con người là "đơn độc, nghèo khổ, khó chịu, hung bạo và ngắn ngủi“ .
Điều này giải thích rõ ràng về những khái niệm như “khế ước xã hội” (đơn độc, ngắn ngủi), “trạng thái tự nhiên” “quân chủ chuyên chế” (nghèo khổ, khó chịu, hung bạo), … mà ông đề ra và phát triển sau này.

HỆ TƯ TƯỞNG : NHỮNG NÉT CHÍNH
Hobbes quan niệm con người là một tạo vật hung tợn và xảo trá đặt trong trạng thái tự nhiên của chính họ (“nhân chi sơ tính bản ác”, Hàn Phi Tử);
Hobbes tin tưởng rằng, xét theo luật cơ bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng mọi cách và với mọi giá;
Hobbes là người theo phái bảo hoàng khi Nội chiến Anh diễn ra;
Hobbes đề cao chế độ quân chủ chuyên chế.
LEVIATHAN
(1561)
KHÁI QUÁT
KHÁI QUÁT
- Leviathan, tác giả Thomas Hobbes, xuất bản lần đầu năm 1651 tại thủ đô Luân đôn nước Anh.
- Tác phẩm được viết trong thời gian Hobbes chạy sang Pháp định cư trong khi ở Anh diễn ra Nội chiến.
- Leviathan là một tác phẩm triết học bàn về con người, sự hình thành xã hội và nhà nước lý tưởng.
NỘI DUNG
Đề cập 2 vấn đề chính : tình trạng tự nhiên và chế độ quân chủ tuyệt đối.
HÌNH THỨC
Bao gồm : 4 phần và 47 chương.
Phần I : Con người [Of Man]
Phần II : Chính quyền [Of Common Wealth]
Phần III : Tín đồ cơ đốc
[Of a Christian Commonwealth]
Phần IV : Vương quốc Bóng tối
[Of the kingdom of darkness]
NHAN ĐỀ - TRANG BÌA
TRUYỆN KỂ
Theo Kinh Thánh, Leviathan được ghi chép là có từ ngày thứ năm sau khi sáng thế;
Theo Sách Cựu Ước, Leviathan là con rồng khuấy đảo đã bị YAHWEH chế ngự;
Theo sách Khải Huyền cũng như trong Cơ Đốc giáo, quỷ hiện hình lên dưới dạng con rắn Leviathan;

Ý NGHĨA
Thuỷ quái Leviathan: hung tợn, bạo ác nhưng cũng đầy quyến rũ.
Tác phẩm Leviathan: phục vụ quyền lực quân vương và sự cai trị độc tôn của giới cầm quyền nhưng đó cũng là một hình thức cần phải xem xét chấp nhận thực hiện để đạt được mục đích .
Ví dụ : Tần Thuỷ Hoàng
Nguồn : Hình ảnh trong phim tài liệu của Simon Bogojevic-Narath năm 2006
NỘI DUNG
PHẦN I : CON NGƯỜI [OF MAN]
Vấn đề cốt lõi : Trạng thái tự nhiên và Khế ước xã hội.
TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Là trạng thái chiến tranh, hòa bình chỉ là một dạng khác của chiến tranh;
Con người là một sinh vật hung tợn và ích kỉ, tuân theo luật tự nhiên để giành quyền sống;
LUẬT TỰ NHIÊN
Mọi người bình đẳng như nhau, ai cũng có quyền ngang nhau trên mọi sự vật, vì vậy, ai cũng có khuynh hướng hại nhau và là mối đe dọa thường xuyên đối với người khác.

PHẦN I : CON NGƯỜI [OF MAN]
KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
Là phương tiện giúp con người đi từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội;
Con người thiết lập ở trên họ một sức mạnh tối cao có nhiệm vụ tạo ra trật tự xã hội và đồng ý từ bỏ và trao tất cả quyền mà họ có vào tay sức mạnh tối thượng này.
XÃ HỘI
Xã hội được thành lập từ nỗi sợ hãi giữa người với người;
Sự tập họp này là bước đầu tiên của việc thành lập Nhà nước và pháp luật.
PHẦN II : CHÍNH QUYỀN [OF COMMON WEALTH]
Phần II của Leviathan đề cập đến Chính quyền và các vấn đề liên quan đến chính quyền.
Chính quyền theo Hobbes nhận định là một trạng thái xã hội không có chiến tranh. Khi đó, Chính quyền tồn tại ngang bằng với thời gian tồn tại của con người. Do đó, nếu Chính quyền sụp đổ thì trách nhiệm thuộc về con người – kẻ tạo ra Chính quyền (chứ không phải vật chất trong Chính quyền).
Hobbes yêu cầu thực tài của đấng minh vương. Nếu nhà vua không đáp ứng được mong mỏi của nhân dân thì người cũng không xứng đáng ở cương vị cầm quyền.

PHẦN III : TÍN ĐỒ CƠ ĐỐC
[OF A CHRISTIAN COMMONWEALTH]


Phê phán sự tin tưởng thái hoá của những tín đồ Cơ đốc vào những gì được ghi trong Kinh Thánh.
Không ai có thể nghe được tiếng nói của Chúa trời vô hình, những điều răn thực sự (quyền lực) phải đến từ giới cầm quyền hữu hình.
When God speaketh to man, it must be either immediately or by mediation of another man, to whom He had formerly spoken by Himself immediately. […] For if a man pretend to me that God hath spoken to him supernaturally, and immediately, and I make doubt of it, I cannot easily perceive what argument he can produce to oblige me to believe it. (chương 32)
PHẦN IV : VƯƠNG QUỐC BÓNG TỐI
[OF THE KINGDOM OF DARKNESS]

Thần quyền của Giáo hội phá huỷ ngấm ngầm vương quyền của đức vua;
Sự phát triển của các loại khoa học chuyên nghiên cứu về ma quỷ;
Thanh trừng những tư tưởng đi ngược lại giáo điều;
Quyền lực và lợi lộc đa phần tập trung vào tay Giáo hội.


TẦM ẢNH HƯỞNG
ĐƯƠNG THỜI : THẾ KỈ XVII – THẾ KỈ XVIII
CHÍNH TRỊ : Nền tảng cho sự cầm quyền của tân vương Charles II; mở đầu cho chế độ quân chủ độc tôn;
TRIẾT HỌC : sáng lập lí thuyết “Khế ước xã hội” mà sau này John Locke tiếp tục đào sâu cũng như việc đặt nền móng cho Rousseau phát triển những nguyên lí của Triết học Khai sáng về sau.



QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
Tình trạng vô chính phủ trong QHQT là nguyên nhân dẫn đến tham vọng bành trướng và thống trị của các quốc gia;
Các quốc gia cần được đặt dưới một quyền lực chung (thế lực bá quyền) để tạo nên một môi trường quốc tế bình đẳng;
Các quốc gia phải chịu sự hạn chế của các quy tắc pháp lí và đạo lí trong QHQT vì họ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ khi là thành viên của một xã hội quốc tế.
Chiến tranh là bằng chứng chủ yếu của quan điểm cho rằng các quốc gia không tạo thành một xã hội


Leviathan tập trung bàn về con người trong trạng thái tự nhiên đi dần đến sự hình thành xã hội thông qua bản khế ước ước và cuối cùng là sự ra đời của nhà nước lí tưởng dưới hình thức quân chủ chuyên chế.
Leviathan có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển của triết học cận đại, nền tảng của trào lưu triết học Khai sáng sau này. Bên cạnh đó, Leviathan còn đặt tiền đề cho khái niệm “vô chính phủ” trong QHQT hiện đại cũng như thiết lập tư tưởng “quân chủ độc tôn” trong cách thức vận động của nhà nước.
KẾT LUẬN
Thomas Hobbes, Leviathan or the matter, forme and power of a commonwealth ecclesiasticall and civil, bản điện tử của Google, 2009;
TS. Đào Minh Hồng, Tài liệu tham khảo môn Lịch sử Quan hệ quốc tế Trung đại, ĐH KHXH&NV, 2007;
Đinh Ngọc Thạch, Tập bài giảng Triết học Tây Âu cận đại, ĐH KHXH&NV;
Lí luận Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, 2008;
Cùng các nguồn tài liệu trên mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Quang Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)