Lê Thánh Tông
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Hoàng |
Ngày 10/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Lê Thánh Tông thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
LÊ THÁNH TÔNG:
(tên húy: Lê Tư Thành; 1441 - 97), vua và nhà thơ Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527). Là người thông minh, ham học hỏi, thông hiểu kinh, sử, tập, luật, thi, hoạ, nổi tiếng uyên bác. Lên ngôi năm 1460. Trị vì 38 năm với các niên hiệu Quang Thuận (1460 - 69), Hồng Đức (1470 - 97). Từ 1460 đến 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách lớn. Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (1466). Sau khi mở mang bờ cõi xuống phía nam, đặt thêm đạo Quảng Nam (1471). Ở các đạo cũng như 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) duy trì chế độ người đứng đầu và do vua trực tiếp chỉ đạo nhằm đảm bảo chính quyền thống nhất từ trên xuống dưới. Từ 1465 đến 1467, ban bố nhiều điều luật về quân sự, tổ chức lại quân đội. Năm 1483, chủ trì biên soạn bộ "Luật Hồng Đức" nổi tiếng của quốc gia Đại Việt; ban hành 24 điều giáo huấn, cổ vũ thuần phong mĩ tục của dân tộc, vv. Về kinh tế, lập 42 sở đồn điền ở các địa phương; khuyến khích nghề nông, ban bố phép quân điền để nông dân có ruộng cày cấy và giúp nhà nước ổn định việc thuế má, lao dịch. Giáo dục thi cử thời kì này rất phát triển với 12 khoa thi hội, 501 tiến sĩ (9 trạng nguyên). Cho đặt lệ xướng danh và vinh quy bái tổ. Năm 1484, cho dựng bia tiến sĩ (xt. Bia tiến sĩ). Về văn hoá, văn học, Lê Thánh Tông cũng có nhiều đóng góp lớn. Là người tổ chức biên soạn nhiều bộ sách quý như "Thiên Nam dư hạ tập", "Đại Việt sử kí toàn thư", vv... Khuyến khích việc dùng văn Nôm, thành lập Hội tao đàn mà nhà vua là chủ soái. Lê Thánh Tông sáng tác nhiều và rất đa dạng về thể loại. Thơ Nôm gồm nhiều bài trong "Hồng Đức quốc âm thi tập", "Lê triều danh nhân thi tập". Văn Nôm tương truyền có bài "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn". Văn chữ Hán có bài phú "Lam Sơn lương thuỷ", vv... Thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông được ghi chép trong các thi tập: "Châu cơ thắng thưởng thi" (1467 - 74), "Chính tây kỷ hành" (1471), "Văn minh cổ xuý" (1491), "Quỳnh uyển cửu ca" (1494), vv. Là một ông vua thi sĩ có phong cách riêng và cũng đồng thời là một tác gia có phong độ nhất của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ 15.
Dưới thời Lê Thánh Tông trị vì, đất nước trở lên giàu có, biên giới mở mang, chế độ phong kiến được củng cố vững chắc, nhân dân an cư lạc nghiệp, văn hoá giáo dục phát triển, đạo Nho trở thành quốc giáo. Ông là một nhà vua "văn võ song toàn".
(tên húy: Lê Tư Thành; 1441 - 97), vua và nhà thơ Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527). Là người thông minh, ham học hỏi, thông hiểu kinh, sử, tập, luật, thi, hoạ, nổi tiếng uyên bác. Lên ngôi năm 1460. Trị vì 38 năm với các niên hiệu Quang Thuận (1460 - 69), Hồng Đức (1470 - 97). Từ 1460 đến 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách lớn. Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (1466). Sau khi mở mang bờ cõi xuống phía nam, đặt thêm đạo Quảng Nam (1471). Ở các đạo cũng như 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) duy trì chế độ người đứng đầu và do vua trực tiếp chỉ đạo nhằm đảm bảo chính quyền thống nhất từ trên xuống dưới. Từ 1465 đến 1467, ban bố nhiều điều luật về quân sự, tổ chức lại quân đội. Năm 1483, chủ trì biên soạn bộ "Luật Hồng Đức" nổi tiếng của quốc gia Đại Việt; ban hành 24 điều giáo huấn, cổ vũ thuần phong mĩ tục của dân tộc, vv. Về kinh tế, lập 42 sở đồn điền ở các địa phương; khuyến khích nghề nông, ban bố phép quân điền để nông dân có ruộng cày cấy và giúp nhà nước ổn định việc thuế má, lao dịch. Giáo dục thi cử thời kì này rất phát triển với 12 khoa thi hội, 501 tiến sĩ (9 trạng nguyên). Cho đặt lệ xướng danh và vinh quy bái tổ. Năm 1484, cho dựng bia tiến sĩ (xt. Bia tiến sĩ). Về văn hoá, văn học, Lê Thánh Tông cũng có nhiều đóng góp lớn. Là người tổ chức biên soạn nhiều bộ sách quý như "Thiên Nam dư hạ tập", "Đại Việt sử kí toàn thư", vv... Khuyến khích việc dùng văn Nôm, thành lập Hội tao đàn mà nhà vua là chủ soái. Lê Thánh Tông sáng tác nhiều và rất đa dạng về thể loại. Thơ Nôm gồm nhiều bài trong "Hồng Đức quốc âm thi tập", "Lê triều danh nhân thi tập". Văn Nôm tương truyền có bài "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn". Văn chữ Hán có bài phú "Lam Sơn lương thuỷ", vv... Thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông được ghi chép trong các thi tập: "Châu cơ thắng thưởng thi" (1467 - 74), "Chính tây kỷ hành" (1471), "Văn minh cổ xuý" (1491), "Quỳnh uyển cửu ca" (1494), vv. Là một ông vua thi sĩ có phong cách riêng và cũng đồng thời là một tác gia có phong độ nhất của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ 15.
Dưới thời Lê Thánh Tông trị vì, đất nước trở lên giàu có, biên giới mở mang, chế độ phong kiến được củng cố vững chắc, nhân dân an cư lạc nghiệp, văn hoá giáo dục phát triển, đạo Nho trở thành quốc giáo. Ông là một nhà vua "văn võ song toàn".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)