LE QUY DON NHA BAC HOC DAU TIEN VN
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến |
Ngày 10/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: LE QUY DON NHA BAC HOC DAU TIEN VN thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Lê Quý Đôn
Ông nổi tiếng là một nhà bác học thời Lê Mạc, sáng tác rất nhiều thơ văn nói về lịch sử, địa dư, văn hóa nước ta. Ông sinh năm 1726, tại xã Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường. Ông vốn là con trưởng của Trung Hiếu Công Lê Phú Thứ, làm chức Hình Bộ Thượng Thư, đời vua Lê Dụ Tôn. Ngay từ thưở nhỏ đã nổi tiếng là thông minh và có trí nhớ dị thường. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ Giải Nguyên kỳ thi Hương. Năm 27 tuổi, đời vua Lê Hiển Tôn, nhằm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 13 (1752), ông đỗ Bảng Nhãn. Ông được bổ làm Hàn Lâm Thị Thư năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753). Năm Cảnh Hưng thứ 21 (1790), ông được cử đi sứ sang Trung Hoa. Hai năm (1769-1770), ông có dự việc trừ dư đảng của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa - Nghệ An. Vào năm Cảnh Hưng thứ 36, ông được cử Tổng Tài Quốc Tử Quán, coi việc tục biên quốc sử với Nguyễn Hoàn. Sau đó, ông được bổ vào Thuận Hóa làm Tham Thị, cùng với Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại Tây Sơn. Lê Quý Đôn làm đến chức Công Bộ Thượng Thư. Ông mất năm Giáp Thìn (1784). Thọ 59 tuổi. Ông sáng tác những tác phẩm bằng Quốc âm và bằng Hán văn rất nhiều. Về Quốc âm có: Bài thơ Rắn đầu biếng học. Bài Kinh nghĩa, đề mục là Vãng chi nhữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử, nghĩa là: Mầy về nhà chồng, phải kính phải răn, chớ trái lời chồng. Bài văn sách hỏi về câu: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bỏ công trang điểm má hồng răng đen. Về Hán văn có: Dịch Kinh phu thuyết, lời bàn nông nổi về Kinh Dịch, gồm có 6 quyển. Thư Kinh diễn nghĩa, giảng nghĩa Kinh Thư, gồm 3 quyển. Quân thư Khảo Biện, xét và bàn các sách, gồm 1 quyển. Thánh Mô Hiền Phạm Lục, chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền, gồm 12 quyển. Toàn Việt Thi Lục Sưu tập các thi gia nước ta từ đời Lý đến đời Hậu Lê, 15 quyển. Vân Đài Loại Ngữ, chia loại các lời nói ở nơi đọc sách, 4 quyển. Hoàng Việt Văn Hải, Sưu tập các bài văn hay, 1 quyển. Lê Triều Thông Sử, 1 quyển. Phủ Biên Tạp Lục, 6 quyển. Bắc Sứ Thông Lục, 4 quyển. Kiến Văn Tiểu Lục, 12 quyển. Quế Đường thi tập, 1 quyển. Liên Châu Thi Tập, 4 quyển. Quế Đường Văn Tập, 4 quyển. Sau đây là một bài tiêu biểu về văn thơ của Lê Quý Đôn: Rắn Đầu Biếng Học Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen lời nói dối, Lằn lưng cam chịu tiếng roi da. Từ nay Châu, Lỗ luôn chăm học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. Bài Kinh Nghĩa Đầu bài: Vãng chi nhữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử. Nghĩa là: Mầy về nhà chồng, phải kính phải răn, chớ trái lời chồng. Bài làm Khuyên con giữ đạo làm dâu, bà già nghĩ đà đến lắm vậy. Phù con dại cái mang, lẽ xưa nay vốn thế. Khuyên con phải kính trọng chồng, há chẳng phải đạo lắm ru! Mẹ đưa con ra cửa, ý nghĩ rằng: trong phối định ba giường đạo cả, thực là muôn hóa chi theo ra: mà hôn nhân hai họ giao vui, há để một lời chi trách đến. Mẹ đưa con ra, mẹ càng nghĩ lắm con ạ! Con, con mẹ, dâu người vậy! Hoặc lời ăn tiếng nói chi ra tuồng, tức lành đồn xa, dữ đồn xa, bảo rằng con chi còn nhỏ. Dâu dâu người, mà con, con mẹ vậy! Hoặc trong nhà trong cửa chi có chuyện, lúc yêu nên tốt, ghét nên xấu, rồi ra trách mẹ chi không răn. Về nhà chồng phải kính phải răn, chớ có trái lời chồng con nhé! Lúc ở nhà nhờ mẹ nhờ cha, về nhà chồng, nhờ con, nhé! Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời, chớ bắt chước người xỏ chân lỗ mũi chi lăng nhăng. Nhủ nầy con, nhủ nầy con: đi đến nơi về đến chốn, việc nhà việc cửa cho siêng năng, hỏi thì nói, gọi thì thưa, thờ mẹ thờ cha cho phải lễ. Kính lấy
Ông nổi tiếng là một nhà bác học thời Lê Mạc, sáng tác rất nhiều thơ văn nói về lịch sử, địa dư, văn hóa nước ta. Ông sinh năm 1726, tại xã Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường. Ông vốn là con trưởng của Trung Hiếu Công Lê Phú Thứ, làm chức Hình Bộ Thượng Thư, đời vua Lê Dụ Tôn. Ngay từ thưở nhỏ đã nổi tiếng là thông minh và có trí nhớ dị thường. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ Giải Nguyên kỳ thi Hương. Năm 27 tuổi, đời vua Lê Hiển Tôn, nhằm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 13 (1752), ông đỗ Bảng Nhãn. Ông được bổ làm Hàn Lâm Thị Thư năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753). Năm Cảnh Hưng thứ 21 (1790), ông được cử đi sứ sang Trung Hoa. Hai năm (1769-1770), ông có dự việc trừ dư đảng của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa - Nghệ An. Vào năm Cảnh Hưng thứ 36, ông được cử Tổng Tài Quốc Tử Quán, coi việc tục biên quốc sử với Nguyễn Hoàn. Sau đó, ông được bổ vào Thuận Hóa làm Tham Thị, cùng với Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại Tây Sơn. Lê Quý Đôn làm đến chức Công Bộ Thượng Thư. Ông mất năm Giáp Thìn (1784). Thọ 59 tuổi. Ông sáng tác những tác phẩm bằng Quốc âm và bằng Hán văn rất nhiều. Về Quốc âm có: Bài thơ Rắn đầu biếng học. Bài Kinh nghĩa, đề mục là Vãng chi nhữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử, nghĩa là: Mầy về nhà chồng, phải kính phải răn, chớ trái lời chồng. Bài văn sách hỏi về câu: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bỏ công trang điểm má hồng răng đen. Về Hán văn có: Dịch Kinh phu thuyết, lời bàn nông nổi về Kinh Dịch, gồm có 6 quyển. Thư Kinh diễn nghĩa, giảng nghĩa Kinh Thư, gồm 3 quyển. Quân thư Khảo Biện, xét và bàn các sách, gồm 1 quyển. Thánh Mô Hiền Phạm Lục, chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền, gồm 12 quyển. Toàn Việt Thi Lục Sưu tập các thi gia nước ta từ đời Lý đến đời Hậu Lê, 15 quyển. Vân Đài Loại Ngữ, chia loại các lời nói ở nơi đọc sách, 4 quyển. Hoàng Việt Văn Hải, Sưu tập các bài văn hay, 1 quyển. Lê Triều Thông Sử, 1 quyển. Phủ Biên Tạp Lục, 6 quyển. Bắc Sứ Thông Lục, 4 quyển. Kiến Văn Tiểu Lục, 12 quyển. Quế Đường thi tập, 1 quyển. Liên Châu Thi Tập, 4 quyển. Quế Đường Văn Tập, 4 quyển. Sau đây là một bài tiêu biểu về văn thơ của Lê Quý Đôn: Rắn Đầu Biếng Học Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen lời nói dối, Lằn lưng cam chịu tiếng roi da. Từ nay Châu, Lỗ luôn chăm học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. Bài Kinh Nghĩa Đầu bài: Vãng chi nhữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử. Nghĩa là: Mầy về nhà chồng, phải kính phải răn, chớ trái lời chồng. Bài làm Khuyên con giữ đạo làm dâu, bà già nghĩ đà đến lắm vậy. Phù con dại cái mang, lẽ xưa nay vốn thế. Khuyên con phải kính trọng chồng, há chẳng phải đạo lắm ru! Mẹ đưa con ra cửa, ý nghĩ rằng: trong phối định ba giường đạo cả, thực là muôn hóa chi theo ra: mà hôn nhân hai họ giao vui, há để một lời chi trách đến. Mẹ đưa con ra, mẹ càng nghĩ lắm con ạ! Con, con mẹ, dâu người vậy! Hoặc lời ăn tiếng nói chi ra tuồng, tức lành đồn xa, dữ đồn xa, bảo rằng con chi còn nhỏ. Dâu dâu người, mà con, con mẹ vậy! Hoặc trong nhà trong cửa chi có chuyện, lúc yêu nên tốt, ghét nên xấu, rồi ra trách mẹ chi không răn. Về nhà chồng phải kính phải răn, chớ có trái lời chồng con nhé! Lúc ở nhà nhờ mẹ nhờ cha, về nhà chồng, nhờ con, nhé! Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời, chớ bắt chước người xỏ chân lỗ mũi chi lăng nhăng. Nhủ nầy con, nhủ nầy con: đi đến nơi về đến chốn, việc nhà việc cửa cho siêng năng, hỏi thì nói, gọi thì thưa, thờ mẹ thờ cha cho phải lễ. Kính lấy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)