Lễ Phục sinh và Mùa Phục sinh

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Lễ Phục sinh và Mùa Phục sinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Lễ phục sinh
&
Mùa Phục Sinh
Phân biệt Lễ Phục sinh
& Mùa Phục Sinh
Lễ Phục sinh theo đạo Thiên chúa giáo, là lễ mừng Chúa Jésus Christ sống lại sau ba ngày.
Lễ này tiếp theo Tuần Thánh mà người ta tổ chức cho bữa ăn cuối cùng của Chúa Jésus với các Tông đồ (ngày thứ Năm: La Cène) và ngày Chúa chết trên thập tự giá (thứ Sáu). 
Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chủ Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó.
Lễ Phục sinh, người theo đạo Thiên chúa giáo gọi là Pâques, người Do Thái gọi là Pâque, tiếng Anh là Easter, nguồn gốc từ tên Eostre, là nữ thần mùa Xuân 
Theo Thiên chúa giáo:
Jésus trong cuộc hành hương bị nhà cầm quyền Ponce Pilate bắt và đóng đinh trên thập tự giá.
Người  theo đạo Thiên chúa giáo tổ chức  lễ Pâques cho sự chết và sự sống lại của Chúa Jésus.
Họ làm lễ khoảng năm 30 sau CN. Lúc đó những người Do Thái đi hành hương tới Jérusalem. Họ hiến con cừu tại đền rồi cùng ăn với gia đình.
Jésus & Bữa ăn cuối cùng
Bữa ăn cuối cùng với các tông đồ, Chúa Jésus cầm bánh mì và sau khi ban phép, Người bẻ bánh cho họ và nói "Này là thân thể ta". Rồi Người lấy một ly rượu và sau khi ban ơn huệ, người nói với họ rằng: "Này là máu ta, máu của sự liên kết..."
Lễ Phục Sinh Do thái:
Có hai lễ tổ chức vào mùa Xuân:
- Lễ `Hag Ha-Pessa`h: Là lễ cho những  mục đồng. Ngày xưa người Do Thái là dân du mục. Tập tục bôi máu cừu lên cửa trước nhà hay lều hay nhà gỗ để chống những yêu quái và bảo vệ yên ổn cho gia đình. Chữ Pâque của Do Thái có nghĩa là lễ mà cũng có nghĩa con vật mà người ta giết để hy sinh. Con  vật hy sinh từ thời Jésus, vẫn còn tiếp tục và chấm dứt khi đền Jérusamen bị phá hủy năm 70.
- Lễ `Hag Ha-Matsoth: Là lễ mùa màng cho lần gặt hái đầu năm. Bánh mì không men có tên là bánh mì azyme. Sau đó các lễ này kết hợp với sự di dân của người Do Thái (exode).
Vào thời Pharaon, một phần những người Do Thái bị làm nô lệ  ở Ai Cập. " ἔξοδος " tượng trưng cho sự ra khỏi Ai Cập, sự giải phóng dân tộc Do Thái.
Ngày lễ manh ỹ nghĩa sự giải phóng của dân tộc Do Thái.  Đó là sự vượt qua Biển Đỏ ngăn đôi nước nô lệ và vùng đất hứa. Đó là sự sống lại của dân chúng Israël, như mùa Xuân.
Pâque là sự chiến thắng  của Tự do chống với Nô lệ. Pâque là lễ của sự Giải thoát, của sự Tự do. 


LỄ VƯỢT QUA DO THÁI GIÁO
VÀ LỄ PHỤC SINH
Lễ Vượt qua Do thái giáo (Pessah) tưởng niệm ngày dân Do thái được giải thoát ách nô lệ Ai cập. Từ Híp-ri Pessah có nghĩa «đi qua, vượt qua» nhắc nhớ việc Giavê Thiên Chúa đi qua cửa đánh phạt các nhà của người Ai cập và trừ ra nhà người Do thái. Pessah còn gợi nhớ biến cố vượt biển đỏ. Lễ Vượt qua cũng được gắn liền vào lễ bánh không men.
Người Do thái mừng lễ Vượt qua vào buổi chiều ngày 14 tháng Nisan, tức là ngày cuối cùng trước tuần trăng tròn kế tiếp ngày Phân Xuân.
Lễ Vượt qua kéo dài 8 ngày bắt đầu từ ngày 15 đến ngày 22 tháng Nisan. Thời Đức Giêsu, bữa cơm lễ Vượt qua (Seder) được sửa soạn từ trưa ngày 14 tháng Nisan, và người Do thái không ăn bánh dậy men trong vòng 7 ngày.

2. CÁCH ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH
Lễ Phục sinh không vào một ngày nhất định như trường hợp lễ Giáng sinh.
Giáo hội Công giáo vẫn giữ quyết định của công đồng Nicêa năm 325 mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa Nhật tiếp theo tuần trăng tròn mùa xuân.
Với cách tính như thế, nên ngày lễ Phục sinh thay đổi tùy theo năm.
lễ Phục sinh được mừng sớm nhất là Chủ nhật 23.3, hoặc trể nhất là 25.4 với 1 tháng cách biệt nhau.
Ngoài ra vì có cải cách niên lịch, cho nên các Giáo hội Đông phương ngày nay không mừng lễ Phục sinh cùng ngày với Giáo hội Rôma. Đông phương vẫn giữ theo lịch từ thời hoàng đế Julien, trong khi đó các Giáo hội Rôma, Tin Lành, Anh Giáo... theo lịch Gregorien do ĐGH Grêgôriô ban hành vào năm 1582.
Đến nay chưa có một giải pháp thỏa đáng nào được các Giáo hội Thiên Chúa giáo đồng ý để đi đến một ngày mừng lễ Phục sinh thống nhất

Truyền thống
Trứng Pâques
Ngoài những truyền thống tôn giáo kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh “Trứng Pâques”
Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, tổ chức cho cả gia đình
Trứng còn là biểu tượng của thiên nhiên, của sự tái tạo và sống lại.
Đối với người theo đạo Thiên chúa, trứng  biểu tượng cho ngôi mồ của Chúa, từ đó Chúa sống lại , nên đã có một thời nhà thờ cấm ăn trứng trong  mùa chay (Carême), để dành cho lễ Pâques
Truyền thống tặng nhau trứng vào đầu mùa xuân bắt đầu từ thời Cổ đại. Trong rất nhiều nền văn hóa, trứng là biểu tượng cho sự sung túc, đổi mới, sinh sản.
Hình tượng Chúa Jésus
Thế giới kỷ niệm lễ Phục Sinh
Các tín đồ Thiên chúa giáo trên khắp thế giới đã tưng bừng kỷ niệm lễ Phục Sinh, lễ quan trọng nhất trong năm của người Thiên chúa giáo, để mừng sự kiện Chúa Giêsu tái sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (trái) cùng phu nhân Svetlana và Thủ tướng Nga Vladimir Putin (phải) tham dự buổi lễ mừng lễ Phục Sinh tại nhà thờ Đấng cứu thế ở Mátxcơva CHLB Nga
Gia đình Tổng thống Obama xuất hiện trên ban công Truman, trước khi bắt đầu Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng.
lễ Phục Sinh
tại Mỹ
Tổng thống Obama chào hỏi những bạn nhí và khách tham dự Lễ hội.


lễ Phục Sinh tại một số nước
Các phụ nữ Đông Timor ôm cây thánh giá trong buổi cầu nguyện tại nhà thờ Komoro ở Dilli.
Một người đóng giả Chúa Giêsu bước qua người đóng giả ma quỷ biểu trưng cho cái thiện chiến thắng cái ác trong Tuần lễ Thánh ở Texistepeque, El Salvador
Tại Đức
Mọi người xem đốt lửa Phục Sinh tại quận Gatow ở Berlin - một nghi thức truyền thống trong lễ Phục Sinh ở Đức để đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và bước sang mùa xuân.
Lễ Phục Sinh
Tại Việt Nam
Các nghi lễ trong lễ Phục Sinh  tại Nhà thờ Phát Diệm
Thay lời kết
Cùng thờ Chúa Jesu mà còn tranh cãi nhau về “Ngày phục sinh của Chúa”
Tuy thế Lễ Phục sinh vẫn là biểu tượng cho sự tốt lành, mong tiến tới phát triển bình yên.





NST & Bình : Phạm Huy Hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)