LE KHAC HUNG DE TAI SANG KIEN KINH NGHIEM
Chia sẻ bởi Lê Khắc Hùng |
Ngày 02/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: LE KHAC HUNG DE TAI SANG KIEN KINH NGHIEM thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN HÈ 2010
BỘ MÔN: TOÁN
GV :LÊ KHắC HùNG TRƯờNG THCS TRUNG CHíNH NÔNG CốNGTHANH HOá
2
HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (PPDH) MÔN TOÁN THCS HIỆN NAY:
1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;
2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
3
Do đặc trưng của môn toán, viêc dạy học cần chú ý:
Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới
Thực hiện vừa giảng vừa luyện, kết hợp ôn tập, từng bước hệ thống hóa kiến thức
Rèn luyện các kĩ năng cơ bản của phân môn :
ĐẠI SỐ
HÌNH HỌC
4
1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỔI MỚI:
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
4. Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò
5
BIỆN PHÁP THƯC HIỆN
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên, giáo viên cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan,...) đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học hiện đại. Hai xu hướng sau đây đang được vận dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả, thích hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
6
1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2. Dạy học hợp tác nhóm nhỏ
7
Để thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, điểm xuất phát là tạo ra tình huống có vấn đề (tốt nhất là tình huống gây được cảm xúc và làm cho học sinh ngạc nhiên)
1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
8
MỜI THẦY (CÔ) THẢO LUẬN THEO NHÓM
TÌM RA CÁC CÁCH THƯỜNG DÙNG
TRONG DẠY HỌC PH&GQVĐ !
CHO VÍ DỤ
9
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn.
CÁC CÁCH THƯỜNG DÙNG
2. Lật ngược vấn đề.
3. Xem xét tương tự.
4. Khái quát hóa
5. Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới
6. Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới
7. Tìm sai lầm trong lời giải
10
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn.
Ví dụ 1
Hình thành quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Một em bé đang đứng ở khoảng giữa của một cầu thang. Nếu quy ước lên 2 bậc viết là +2, xuống 3 bậc viết là -3. Hãy nêu nhận xét về số bậc lên xuống của em bé trong các trường hợp sau:
1. Lên 2 bậc rồi lên tiếp 3 bậc.
2. Xuống 2 bậc rồi xuống tiếp 3 bậc.
3. Lên 2 bậc rồi xuống 2 bậc.
4. Lên 2 bậc rồi xuống 3 bậc.
Từ đó dẫn đến việc phát hiện ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
11
Hình thành quy tắc chuyển vế
Quan sát lời giải sau:
Từ x - 2 = - 3 ta được x = -3 + 2
Từ x + 4 = 3 ta được x = 3 - 4
GV: "nhận xét gì về dấu của một số hạng khi chuyển số hạng đó từ vế này sang vế kia của đẳng thức?"
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi… "phải đổi dấu số hạng đó: dấu + thành dấu – và dấu – thành dấu +."
GV: "đó chính là nội dung của quy tắc chuyển vế."
Ví dụ 2
12
2. Lật ngược vấn đề.
Đặt vấn đề nghiên cứu mệnh đề đảo sau khi chứng minh một tính chất, một định lí.
Ví dụ 1
Hình thành định lí đảo của định lí Pitago
Đặt vấn đề: “Trong tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông”.
Vậy ngược lại “Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó có là tam giác vuông không?”
13
Ví dụ 2
Hình thành tỉ lệ thức
Từ tỉ lệ thức ta suy ra đẳng thức a.d = b.c.
Vậy từ đẳng thức a.d = b.c ta có thể suy ra tỉ lệ thức nào?
Ví dụ 3
Hình thành phép trừ
Cho hai số tự nhiên a và b ta có thể tìm được tổng của chúng. Ngược lại, biết một số tự nhiên c, ta có thể tìm được hai số a và b sao cho a + b = c không?
Ví dụ: tìm hai số a và b sao cho a + b = 3.
Trường hợp đặc biệt, c = 0, ta có khái niệm số đối
14
3. Xem xét tương tự.
Ví dụ:
Hình thành hằng đẳng thức bình phương của một hiệu hai biểu thức:
Từ hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng hai biểu thức” có thể suy ra hằng đẳng thức “bình phương của một hiệu hai biểu thức” không?
15
4. Khái quát hóa
Ví dụ
Hình thành hằng đẳng thức n phương của một hiệu hai biểu thức. Từ: “bình phương của một hiệu hai biểu thức”
có thể dự đoán: “ Lập phương của một hiệu hai biểu thức”
16
5. Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới
Ví dụ 1:
Hình thành phương pháp giải toán bằng phương trình
Giải bài toán:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn”.
Hỏi có mấy con gà, mấy con chó?
Sau khi học sinh giải xong bằng phương pháp giả thiết tạm đã biết, giáo viên đặt vấn đề “phiên dịch” ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ Đại số, từ đó dẫn đến kiến thức mới: “Giải bài toán bằng phương trình”.
17
Ví dụ 2:
Hình thành khái niệm hai phân số bằng nhau (lớp 6)
Đặt vấn đề:
Ở lớp 5 ta đã biết thế nào là hai phân số bằng nhau với tử số và mẫu số là các số tự nhiên.
Thế còn đối với các phân số mà tử số và mẫu số là các số nguyên thì sao, ví dụ: hai phân số có bằng nhau không và làm thế nào để biết điều đó?
Đó chính là nội dung của bài học hôm nay!
18
Ví dụ 3: Hình thành khái niệm phép chia có dư
Sau khi học sinh biết thế nào là phép chia hết, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát: “Hai phép chia sau:
14: 2 và 15 :2 có gì khác nhau?”
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời “số bị chia khác nhau” thì GV “đúng vậy” và còn gì khác nữa?
Nếu học sinh trả lời “số dư khác nhau” thì GV “đúng vậy, chính xác hơn là ở phép chia thứ nhất số dư bằng không còn ở phép chia thứ hai số dư khác không”.
Từ đó giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư.
Nhận xét: GV nên cho học sinh quan sát không chỉ với hai phép chia mà càng nhiều càng tốt trong đó chia ra làm hai loại. Loại có dư và loại không có dư. Biện pháp tổ chức tối ưu là cho làm việc nhóm trong đó mỗi thành viên của nhóm tự cho một phép chia.
19
Ví dụ 3: Hình thành khái niệm phép trừ
Tình huống:
Xét xem có số tự nhiên x nào mà
a) 2 + x = 5 hay không?
b) 6 + x = 5 hay không?
Học sinh tìm giá trị của x:
Ở câu a, tìm được x = 3
Ở câu b, không tìm được giá trị của x.
Nhận xét: ở câu a ta có phép trừ: 5 – 2 = 3
Khái quát và ghi bảng:
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho
b + x = a thì có phép trừ a – b = x.
20
6. Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới
Ví dụ 1: Hình thành phương pháp chứng minh
Bài toán: Cho A = 2000.2000 và B = 1999.2001.
Hãy tìm cách nhanh nhất để so sánh hai phép tính trên.
Bài toán này đòi hỏi học sinh phải phát hiện đặc điểm của các số đã cho:
Nếu đặt 2000 = n thì A = n2
còn B = (n - 1)(n + 1) = n2 - 1.
Như vậy A lớn hơn B một đơn vị.
21
Ví dụ 2: Hình thành phép cộng hai số nguyên khác dấu
Kiểm tra bài cũ: “Cộng hai số nguyên cùng dấu”:
Bài tập 26: “Nhiệt độ hiện tại của phòng là -5°C. Nhiệt độ sắp tới tại đó là bao nhiêu biết nhiệt độ giảm 7°C?”
Sau đó giáo viên đặt vấn đề (vừa phát biểu và dùng phấn sửa dấu trừ thành dấu cộng):
“Vậy nhiệt độ sắp tới là bao nhiêu biết nhiệt độ vẫn giảm 7°C và nhiệt độ hiện tại của phòng là +5°C”
Muốn biết nhiệt độ sắp tới tại phòng là bao nhiêu, ta đặt phép tính gì?
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời: “(+5) – 7” thì GV công nhận là đúng và nói đây là phép trừ hai số nguyên, ta sẽ học sau. Còn cách nào khác không?
Nếu học sinh trả lời: “(+5) + (-7)” thì GV giới thiệu đây là phép cộng hai số nguyên khác dấu vậy kết quả của phép cộng này bằng bao nhiêu, đó là nội dung bài học hôm nay.
GV ghi đầu bài: §5. Cộng hai số nguyên khác dấu.
22
7. Tìm sai lầm trong lời giải
Ví dụ 1: Hình thành quy tắc nhân hai vế của một bất đẳng thức với một số âm.
Bài toán: Chứng minh rằng: “Bất kì số nào cũng không lớn hơn 0”
Thật vậy, giả sử a là một số thực bất kì:
Nếu số a là số âm thì điều đó là hiển nhiên a < 0.
Nếu số a là số không thì a = 0.
Nếu số a là số dương thì ta có: a – 1 < a khi đó nhân cả hai vế của bất đẳng thức này với –a ta được: -a2 + a < -a2 và thêm a2 vào hai vế của bất đẳng thức ta được: -a2 + a + a2 < -a2 + a2 suy ra a < 0.
Vậy trong mọi trường hợp ta đều có a ≤ 0 (đpcm).
Goto slide 7
23
Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn.
1. Dạy học thông qua các
hoạt động của học sinh
24
Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới.
Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, nói chung là các phương pháp có tính chất thuật toán. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các phương pháp có tính chất tìm đoán (ví dụ phương pháp tổng quát của Polya để giải bài tập toán học). Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen,...Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên tạo điều kiện cho học sinh có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm được bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân.
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
25
Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp: thày-trò, trò-trò, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể.
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
26
Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê phán các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu cách sửa chữa sai lầm.
4. Kết hợp đánh giá của thày
với tự đánh giá của trò
Go to slide 5
27
1. Kĩ năng tính toán không dụng cụ và có dụng cụ (bảng số, máy tính bỏ túi), lập bảng, biểu.
2. Kĩ năng thực hiện các phép biến đổi đồng nhất.
3. Kĩ năng giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình.
4. Kĩ năng đọc và vẽ đồ thị của hàm số.
5. Kĩ năng chứng minh: đẳng thức, bất đẳng thức, tính chia hết...
6. Kĩ năng toán học hóa các tình huống thực tế, giải bài toán bằng cách lập phương trình, vẽ đồ thị...
PHÂN MÔN: ĐẠI SỐ
Cần rèn luyện các kỹ năng:
28
PHÂN MÔN: HÌNH HỌC
Cần rèn luyện các kỹ năng:
Sử dụng các ký hiệu trong hình học
Sử dụng được các dụng cụ vẽ hình, đo đạc
Vẽ hình minh họa theo yêu cầu, điều kiện cho trước, nhận biết được các biểu tượng hình học
Đọc được các ký hiệu, hình vẽ
Vận dụng được các khái niệm, định nghĩa, định lý và các tính chất vào giải toán, hiểu được chứng minh định lý và chứng minh được các định lý đơn giản
Biết vận dụng mối quan hệ giữa các yếu tố, đối tượng trong hình vẽ để giải bài tập
Vận dụng các công thức tính toán để giải toán, xác định được hình khai triển của các hình đã biết
Liên hệ được hình học vào thực tế
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN HÈ 2010
BỘ MÔN: TOÁN
GV :LÊ KHắC HùNG TRƯờNG THCS TRUNG CHíNH NÔNG CốNGTHANH HOá
2
HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (PPDH) MÔN TOÁN THCS HIỆN NAY:
1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;
2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
3
Do đặc trưng của môn toán, viêc dạy học cần chú ý:
Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới
Thực hiện vừa giảng vừa luyện, kết hợp ôn tập, từng bước hệ thống hóa kiến thức
Rèn luyện các kĩ năng cơ bản của phân môn :
ĐẠI SỐ
HÌNH HỌC
4
1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỔI MỚI:
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
4. Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò
5
BIỆN PHÁP THƯC HIỆN
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên, giáo viên cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan,...) đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học hiện đại. Hai xu hướng sau đây đang được vận dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả, thích hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
6
1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2. Dạy học hợp tác nhóm nhỏ
7
Để thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, điểm xuất phát là tạo ra tình huống có vấn đề (tốt nhất là tình huống gây được cảm xúc và làm cho học sinh ngạc nhiên)
1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
8
MỜI THẦY (CÔ) THẢO LUẬN THEO NHÓM
TÌM RA CÁC CÁCH THƯỜNG DÙNG
TRONG DẠY HỌC PH&GQVĐ !
CHO VÍ DỤ
9
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn.
CÁC CÁCH THƯỜNG DÙNG
2. Lật ngược vấn đề.
3. Xem xét tương tự.
4. Khái quát hóa
5. Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới
6. Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới
7. Tìm sai lầm trong lời giải
10
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn.
Ví dụ 1
Hình thành quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Một em bé đang đứng ở khoảng giữa của một cầu thang. Nếu quy ước lên 2 bậc viết là +2, xuống 3 bậc viết là -3. Hãy nêu nhận xét về số bậc lên xuống của em bé trong các trường hợp sau:
1. Lên 2 bậc rồi lên tiếp 3 bậc.
2. Xuống 2 bậc rồi xuống tiếp 3 bậc.
3. Lên 2 bậc rồi xuống 2 bậc.
4. Lên 2 bậc rồi xuống 3 bậc.
Từ đó dẫn đến việc phát hiện ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
11
Hình thành quy tắc chuyển vế
Quan sát lời giải sau:
Từ x - 2 = - 3 ta được x = -3 + 2
Từ x + 4 = 3 ta được x = 3 - 4
GV: "nhận xét gì về dấu của một số hạng khi chuyển số hạng đó từ vế này sang vế kia của đẳng thức?"
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi… "phải đổi dấu số hạng đó: dấu + thành dấu – và dấu – thành dấu +."
GV: "đó chính là nội dung của quy tắc chuyển vế."
Ví dụ 2
12
2. Lật ngược vấn đề.
Đặt vấn đề nghiên cứu mệnh đề đảo sau khi chứng minh một tính chất, một định lí.
Ví dụ 1
Hình thành định lí đảo của định lí Pitago
Đặt vấn đề: “Trong tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông”.
Vậy ngược lại “Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó có là tam giác vuông không?”
13
Ví dụ 2
Hình thành tỉ lệ thức
Từ tỉ lệ thức ta suy ra đẳng thức a.d = b.c.
Vậy từ đẳng thức a.d = b.c ta có thể suy ra tỉ lệ thức nào?
Ví dụ 3
Hình thành phép trừ
Cho hai số tự nhiên a và b ta có thể tìm được tổng của chúng. Ngược lại, biết một số tự nhiên c, ta có thể tìm được hai số a và b sao cho a + b = c không?
Ví dụ: tìm hai số a và b sao cho a + b = 3.
Trường hợp đặc biệt, c = 0, ta có khái niệm số đối
14
3. Xem xét tương tự.
Ví dụ:
Hình thành hằng đẳng thức bình phương của một hiệu hai biểu thức:
Từ hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng hai biểu thức” có thể suy ra hằng đẳng thức “bình phương của một hiệu hai biểu thức” không?
15
4. Khái quát hóa
Ví dụ
Hình thành hằng đẳng thức n phương của một hiệu hai biểu thức. Từ: “bình phương của một hiệu hai biểu thức”
có thể dự đoán: “ Lập phương của một hiệu hai biểu thức”
16
5. Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới
Ví dụ 1:
Hình thành phương pháp giải toán bằng phương trình
Giải bài toán:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn”.
Hỏi có mấy con gà, mấy con chó?
Sau khi học sinh giải xong bằng phương pháp giả thiết tạm đã biết, giáo viên đặt vấn đề “phiên dịch” ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ Đại số, từ đó dẫn đến kiến thức mới: “Giải bài toán bằng phương trình”.
17
Ví dụ 2:
Hình thành khái niệm hai phân số bằng nhau (lớp 6)
Đặt vấn đề:
Ở lớp 5 ta đã biết thế nào là hai phân số bằng nhau với tử số và mẫu số là các số tự nhiên.
Thế còn đối với các phân số mà tử số và mẫu số là các số nguyên thì sao, ví dụ: hai phân số có bằng nhau không và làm thế nào để biết điều đó?
Đó chính là nội dung của bài học hôm nay!
18
Ví dụ 3: Hình thành khái niệm phép chia có dư
Sau khi học sinh biết thế nào là phép chia hết, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát: “Hai phép chia sau:
14: 2 và 15 :2 có gì khác nhau?”
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời “số bị chia khác nhau” thì GV “đúng vậy” và còn gì khác nữa?
Nếu học sinh trả lời “số dư khác nhau” thì GV “đúng vậy, chính xác hơn là ở phép chia thứ nhất số dư bằng không còn ở phép chia thứ hai số dư khác không”.
Từ đó giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư.
Nhận xét: GV nên cho học sinh quan sát không chỉ với hai phép chia mà càng nhiều càng tốt trong đó chia ra làm hai loại. Loại có dư và loại không có dư. Biện pháp tổ chức tối ưu là cho làm việc nhóm trong đó mỗi thành viên của nhóm tự cho một phép chia.
19
Ví dụ 3: Hình thành khái niệm phép trừ
Tình huống:
Xét xem có số tự nhiên x nào mà
a) 2 + x = 5 hay không?
b) 6 + x = 5 hay không?
Học sinh tìm giá trị của x:
Ở câu a, tìm được x = 3
Ở câu b, không tìm được giá trị của x.
Nhận xét: ở câu a ta có phép trừ: 5 – 2 = 3
Khái quát và ghi bảng:
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho
b + x = a thì có phép trừ a – b = x.
20
6. Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới
Ví dụ 1: Hình thành phương pháp chứng minh
Bài toán: Cho A = 2000.2000 và B = 1999.2001.
Hãy tìm cách nhanh nhất để so sánh hai phép tính trên.
Bài toán này đòi hỏi học sinh phải phát hiện đặc điểm của các số đã cho:
Nếu đặt 2000 = n thì A = n2
còn B = (n - 1)(n + 1) = n2 - 1.
Như vậy A lớn hơn B một đơn vị.
21
Ví dụ 2: Hình thành phép cộng hai số nguyên khác dấu
Kiểm tra bài cũ: “Cộng hai số nguyên cùng dấu”:
Bài tập 26: “Nhiệt độ hiện tại của phòng là -5°C. Nhiệt độ sắp tới tại đó là bao nhiêu biết nhiệt độ giảm 7°C?”
Sau đó giáo viên đặt vấn đề (vừa phát biểu và dùng phấn sửa dấu trừ thành dấu cộng):
“Vậy nhiệt độ sắp tới là bao nhiêu biết nhiệt độ vẫn giảm 7°C và nhiệt độ hiện tại của phòng là +5°C”
Muốn biết nhiệt độ sắp tới tại phòng là bao nhiêu, ta đặt phép tính gì?
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời: “(+5) – 7” thì GV công nhận là đúng và nói đây là phép trừ hai số nguyên, ta sẽ học sau. Còn cách nào khác không?
Nếu học sinh trả lời: “(+5) + (-7)” thì GV giới thiệu đây là phép cộng hai số nguyên khác dấu vậy kết quả của phép cộng này bằng bao nhiêu, đó là nội dung bài học hôm nay.
GV ghi đầu bài: §5. Cộng hai số nguyên khác dấu.
22
7. Tìm sai lầm trong lời giải
Ví dụ 1: Hình thành quy tắc nhân hai vế của một bất đẳng thức với một số âm.
Bài toán: Chứng minh rằng: “Bất kì số nào cũng không lớn hơn 0”
Thật vậy, giả sử a là một số thực bất kì:
Nếu số a là số âm thì điều đó là hiển nhiên a < 0.
Nếu số a là số không thì a = 0.
Nếu số a là số dương thì ta có: a – 1 < a khi đó nhân cả hai vế của bất đẳng thức này với –a ta được: -a2 + a < -a2 và thêm a2 vào hai vế của bất đẳng thức ta được: -a2 + a + a2 < -a2 + a2 suy ra a < 0.
Vậy trong mọi trường hợp ta đều có a ≤ 0 (đpcm).
Goto slide 7
23
Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn.
1. Dạy học thông qua các
hoạt động của học sinh
24
Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới.
Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, nói chung là các phương pháp có tính chất thuật toán. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các phương pháp có tính chất tìm đoán (ví dụ phương pháp tổng quát của Polya để giải bài tập toán học). Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen,...Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên tạo điều kiện cho học sinh có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm được bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân.
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
25
Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp: thày-trò, trò-trò, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể.
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
26
Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê phán các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu cách sửa chữa sai lầm.
4. Kết hợp đánh giá của thày
với tự đánh giá của trò
Go to slide 5
27
1. Kĩ năng tính toán không dụng cụ và có dụng cụ (bảng số, máy tính bỏ túi), lập bảng, biểu.
2. Kĩ năng thực hiện các phép biến đổi đồng nhất.
3. Kĩ năng giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình.
4. Kĩ năng đọc và vẽ đồ thị của hàm số.
5. Kĩ năng chứng minh: đẳng thức, bất đẳng thức, tính chia hết...
6. Kĩ năng toán học hóa các tình huống thực tế, giải bài toán bằng cách lập phương trình, vẽ đồ thị...
PHÂN MÔN: ĐẠI SỐ
Cần rèn luyện các kỹ năng:
28
PHÂN MÔN: HÌNH HỌC
Cần rèn luyện các kỹ năng:
Sử dụng các ký hiệu trong hình học
Sử dụng được các dụng cụ vẽ hình, đo đạc
Vẽ hình minh họa theo yêu cầu, điều kiện cho trước, nhận biết được các biểu tượng hình học
Đọc được các ký hiệu, hình vẽ
Vận dụng được các khái niệm, định nghĩa, định lý và các tính chất vào giải toán, hiểu được chứng minh định lý và chứng minh được các định lý đơn giản
Biết vận dụng mối quan hệ giữa các yếu tố, đối tượng trong hình vẽ để giải bài tập
Vận dụng các công thức tính toán để giải toán, xác định được hình khai triển của các hình đã biết
Liên hệ được hình học vào thực tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Khắc Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)