Lễ hội Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thùy Thanh Huyền | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Lễ hội Việt Nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ LỄ HỘI Ở NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA KINH TẾ – QTKD
Lớp QTK36

BÀI BÁO CÁO MÔN TIN HỌC CƠ SỞ
1
Nhóm 13
Danh sách thành viên nhóm:
2
Nhóm 13
Lời mở đầu
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống, cùng đóng góp nhiều phong tục tập quán mang bản sắc riêng cho nền văn hóa của đất nước. Trong đó, lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc vừa góp phần làm cho văn hóa đất nước đặc sắc hơn.
Nhóm 13
3
Một số lễ hội ở Việt Nam
Nhóm 13
4
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Là lễ hội quan trọng nhất trong văn hóa người Việt Nam:
Những nét chính về Tết:
Là dịp hội hè vui chơi, dịp sum họp gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn.-
Mùa Tết bắt đầu từ mốc sự kiện đưa ông Táo về trời.
Mâm ngũ quả: là 5 loại trái cây thể hiện ước nguyện của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp.
Cây nêu: cây tre 5-6m, ở ngọn treo vàng mã, cành xương rồng,…treo đèn lồng vào buổi tối.
Tranh Tết, câu đối Tết.
Hoa Tết: miền Bắc hoa đào; miền Trung, miền Nam hoa mai.
Nhóm 13
5
Ầm thực ngày Tết: Bánh truyền thống, mứt Tết.
Tập tục, sinh hoạt ngày Tết: Áo quần mới, dọn dẹp nhà cửa trước Tết, sêu Tết.
Những giai đoạn mừng Tết: Tất Niên, chúc tết, lì xì, xuất hành-hái lộc, thăm viếng họhàng
Nhóm 13
6
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Đây là một lễ hội được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường giữ nước.

Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, thể hiện sức mạnh và niềm tự hào dân tộc, củng cố khối đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn và bản sắc độc đáo của nhân dân ta.
Nhóm 13
7
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về một hướng đến Đền Hùng
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Đền Hùng vẫn là nơi bốn phương hội tụ, nơi con cháu phụng thờ tổ tiên. Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày quốc lễ, biểu tượng của tinh thần dân tộc, cội nguồn của sức mạnh
Nhóm 13
8
LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể vừa tự nhiên vừa nhân tạo.
Lễ hội kéo dài từ ngày 6 tháng giêng đến hết tháng 3.Ngày 6/1 âm lịch là ngày khai hội: múa rồng ở đền Trình, bơi thành múa rồng trên dòng suối Yến.-
Trảy hội không chỉ đi lễ mà còn là dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Nhóm 13
9
LỄ HỘI CÁ ÔNG
Là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào 2 ngày trung tuần tháng 3, thể hiện sự tôn kính thần linh gắn liền với sự hưng thịnh làng cá.-
Đêm đầu tiên: tổ chức lễ cầu an.
Rạng sáng hôm sau: lễ rước trên biển.
Nửa đêm hôm đó: lễ chánh tế.-
Nhóm 13
10
LỄ HỘI XUÂN NÚI BÀ TÂY NINH
Núi Bà cao khoảng 1000m, gồm một cụm núi: Núi Bà, Núi Phụng, Núi Đất…
Hằng năm vào dịp xuân về du khách đổ về hành hương, lễ bái và tham gia du lịch rất đông đúc.
Từ chân núi, khách trẩy hội leo lên đến lưng chừng vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu.
Lên gần đỉnh núi là miếu Sơn Thần, ở đây du khách có cảm giác có nhiều đám mây bay dưới chân mình và ngắm toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng.
Nhóm 13
11
LỄ HỘI CHOL_CHNAM THMÂY
Tổ chức vào ngày 14,15,16 tháng tư (dương lịch).
Nhà cửa được trang hoàng, ai cũng mặc trang phục đẹp và luôn chúc tụng nhau những lời tốt lành.
Mùng 1: đội cỗ lên chùa, liên hoan tại chùa.
Mùng 2: làm lễ dâng cơm vào buổi sáng, buồi chiều “đắp núi cát”
Mùng 3: tắm tượng Phật.
Có nhiều trò chơi: tục tạt nước vào mọi người trên đường, hát đối, múa trồng, múa nến, đốt pháo thăng thiên…
Nhóm 13
12
LỄ HỘI ĐÂM TRÂU
Là một trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Tây Nguyên vào khoảng tháng 13 đến tháng 3 âm lịch hằng năm.
Thường được tổ chức bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng (nhà dài, nhà Rông) kéo dài đến 2-3 ngày.
Dân làng chọn 1 con trâu khỏe được tắm sạch sẽ và ăn uống no nê buộc vào một cây cột cao trên 5m.
Nhằm mục đích tế thần hoặc ăn mừng chiến thắng, ăn mừng các sự kiện.
Người chủ trì lễ hội là một già làng.
Nhóm 13
13
Ngày đầu tiên là ngày hội dựng cột nêu.-
Ngày thứ hai: bắt đầu hành lễ, thường khai hội vào giờ Sửu xế chiều
Già làng đứng bên cạnh trâu khấn váy Trời phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, làm ăn được mùa.
Sau khi khấn váy, cả làng nhảy múa, ca hát theo từng tốp, biểu diễn võ thuật, uống rượu cần…
Các trai làng khỏe mạnh bắt đầu đâm trâu
Con trâu bị giết sẽ được xẻ thịt chia cho các gia đình, phần trâu còn lại được giữ để uống rượu chung tại nhà Rông.
Máu trâu được người làng hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp ở nhà Rông.
Nhóm 13
14
LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG
Cồng chiêng được người Tây nguyên xem là vật thiêng, là phương tiện giao lưu giữa con người với các đấng thần linh.
Văn hóa cồng chiêng được phát triển từ nền văn hóa đồng thau của dân tộc (cách đây 3000 năm).
Cồng là cái có núm và chiêng là cái không núm.
Cồng chiêng được đúc bằng thau, hình tròn, đường kính 20cm đến 65cm, có độ âm vang ổn định và ngân rất xa.
Bộ chiêng có 6 chiếc từ nhỏ đến lớn: Thê, Thơ, Thoàng, Dờn, Rdơm, Vàng.
Nhóm 13
15
Người đánh cồng chiêng luôn di động, còn động tác thì đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng…
Các nhạc công di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.-
Ngày 15/11/2005, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Văn hóa cồng chiêng không thể thiếu trong các lễ hội của Tây Nguyên.
Qua những âm thanh cồng chiêng người nghe có thể biết được ngày vui hay buồn .
Nhóm 13
16
Kết luận
Tóm lại lễ hội là biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa của cộng đồng dù có những lễ hội mang tính toàn quốc, có những lễ hội mang tính vùng miền, địa phương…vì vậy, việc tìm hiểu, kế thừa các sinh hoạt lễ hội cần được sự quan tâm của tất cả mọi người.
Nhóm 13
17
END!
Nhóm 13
18
Cảm ơn Thầy và các bạn
đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thùy Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)