Le hoi Tay Nguyen
Chia sẻ bởi Nguyễn Viết Tuấn |
Ngày 10/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Le hoi Tay Nguyen thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Lễ hội Cúng Đất làng của người Ba Na ở Kon Tum và
Con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc còn gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc... mà trình độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, vòng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ - Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, tình huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng...
Lễ Cúng Đất Làng là Lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.
Nguồn tin: Kon Tum
Ada, lễ hội tạ ơn mùa của người Pakô
Ada là lễ hội ăn mừng mùa vụ của người Pakô. Sự kiện thường được tổ chức vào tháng 10, tháng 11 năm âm lịch.
Là lễ hội của cộng đồng làng, để làm ada, già làng cùng các vị gia trưởng phải họp để định ngày cùng đưa ra "chỉ tiêu" đóng góp tùy theo mức được mùa cúng như năng lực kinh tế của dân làng.
Người Pakô trước đây thường sống trong những nhà dài, trong đó gồm nhiều bếp, nghĩa là nhiều hộ gia đình, thường quây quanh một sân lớn được dùng cho các sinh hoạt chung (của làng). Lễ cúng được tổ chức trước hết ở từng nhà. Mỗi bếp (hộ) mang lễ vật của mình đến trưng dọn ở moong - gian (buồng) ở chính giữa mỗi ngôi nhà dài dùng làm nơi cúng tế, tiếp khách và là chỗ ngủ (bắt buộc) cho những thanh niên chưa cưới vợ - để cúng. Như để tượng trưng cho linh hồn của những loài được cúng vọng, mỗi bếp trưng ra ở đây đủ các loại giống lúa và các loại cốc được trồng khác như kê, bắp, đậu, mè... cũng như các loại hoa màu khác như sắn, lang, đu đủ chuối... để vái mời dự hưởng những lễ vật được dâng cúng.
Nhưng người Pakô không chỉ tri ân mùa màng với những gì họ gieo trồng trên đất. Và lễ tạ ơn mùa màng của họ phần chính là để tạ ơn đất trời, nắng mưa, dông gió, sông suối, núi rừng, cây cối và cả ma quỷ.
Điều cầu mong chính ở cúng ada ấy là mỗi nhà mỗi bếp cũng như cả làng được bình yên, con người được mạnh khỏe, mùa vụ năm tới được bội thu. Và để làm tin, họ đã xin thần linh làm chứng trong cách cầu xin tựa như cách khấn âm dương của người miền xuôi: dùng hai nửa miếng trúc ngắn (khoảng 30cm) nắm thảy xuống, nếu cả hai cùng nằm ngửa là việc cầu xin đã được như ý, nếu không họ sẽ làm cho đến kỳ được nhưng không được quá 5 lần!
Người Pakô không có nhà làng nên sân làng được dành cho các sinh hoạt của cộng đồng, trong đó có việc bày biện lễ cúng cũng như đặt trụ đâm trâu. Với ada xong lễ cúng ở mỗi nhà, chủ nhà cũng như mỗi chủ bếp lại mang lễ vật đến sân làng để cùng già làng cúng lễ. Ngoài cồng chiêng (như lễ cúng ở nhà), lễ cúng ở sân làng còn dùng các loại nhạc cụ khác như kèn ống, kèn sừng trâu, đàn, phách gõ hòa tấu vang lên để lễ cúng thêm phần long trọng. Người nhà này đến thăm nhà kia được các chai, avó tiếp ở moong. Vừa uống rượu vừa ăn và vừa chuyện trò rôm rả. Trong cái tiệc vui đó nói như lời cư dân, nồng ấm hơn cả khi họ chia nhau miếng thịt con thú rừng săn bẫy được, họ thấy yêu thương nhau hơn và mối kết đoàn càng được thắt chặt hơn, chốn quê với cái rừng cái núi như càng đẹp hơn với họ. Nhưng ada sẽ đông vui náo nhiệt hơn nếu có khách mời đến từ các làng lân cận, trong đó có khách riêng của từng bếp từng nhà và khách của làng. Cái "chỉ tiêu" mà làng định ra trong lần họp tổ chức ada chính là mức đóng góp vật thực (cơm-xôi-rượu-thịt) của mỗi bếp cho mỗi nhà cũng như của mỗi nhà cho làng để đãi khách đến chung vui.
Con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc còn gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc... mà trình độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, vòng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ - Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, tình huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng...
Lễ Cúng Đất Làng là Lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.
Nguồn tin: Kon Tum
Ada, lễ hội tạ ơn mùa của người Pakô
Ada là lễ hội ăn mừng mùa vụ của người Pakô. Sự kiện thường được tổ chức vào tháng 10, tháng 11 năm âm lịch.
Là lễ hội của cộng đồng làng, để làm ada, già làng cùng các vị gia trưởng phải họp để định ngày cùng đưa ra "chỉ tiêu" đóng góp tùy theo mức được mùa cúng như năng lực kinh tế của dân làng.
Người Pakô trước đây thường sống trong những nhà dài, trong đó gồm nhiều bếp, nghĩa là nhiều hộ gia đình, thường quây quanh một sân lớn được dùng cho các sinh hoạt chung (của làng). Lễ cúng được tổ chức trước hết ở từng nhà. Mỗi bếp (hộ) mang lễ vật của mình đến trưng dọn ở moong - gian (buồng) ở chính giữa mỗi ngôi nhà dài dùng làm nơi cúng tế, tiếp khách và là chỗ ngủ (bắt buộc) cho những thanh niên chưa cưới vợ - để cúng. Như để tượng trưng cho linh hồn của những loài được cúng vọng, mỗi bếp trưng ra ở đây đủ các loại giống lúa và các loại cốc được trồng khác như kê, bắp, đậu, mè... cũng như các loại hoa màu khác như sắn, lang, đu đủ chuối... để vái mời dự hưởng những lễ vật được dâng cúng.
Nhưng người Pakô không chỉ tri ân mùa màng với những gì họ gieo trồng trên đất. Và lễ tạ ơn mùa màng của họ phần chính là để tạ ơn đất trời, nắng mưa, dông gió, sông suối, núi rừng, cây cối và cả ma quỷ.
Điều cầu mong chính ở cúng ada ấy là mỗi nhà mỗi bếp cũng như cả làng được bình yên, con người được mạnh khỏe, mùa vụ năm tới được bội thu. Và để làm tin, họ đã xin thần linh làm chứng trong cách cầu xin tựa như cách khấn âm dương của người miền xuôi: dùng hai nửa miếng trúc ngắn (khoảng 30cm) nắm thảy xuống, nếu cả hai cùng nằm ngửa là việc cầu xin đã được như ý, nếu không họ sẽ làm cho đến kỳ được nhưng không được quá 5 lần!
Người Pakô không có nhà làng nên sân làng được dành cho các sinh hoạt của cộng đồng, trong đó có việc bày biện lễ cúng cũng như đặt trụ đâm trâu. Với ada xong lễ cúng ở mỗi nhà, chủ nhà cũng như mỗi chủ bếp lại mang lễ vật đến sân làng để cùng già làng cúng lễ. Ngoài cồng chiêng (như lễ cúng ở nhà), lễ cúng ở sân làng còn dùng các loại nhạc cụ khác như kèn ống, kèn sừng trâu, đàn, phách gõ hòa tấu vang lên để lễ cúng thêm phần long trọng. Người nhà này đến thăm nhà kia được các chai, avó tiếp ở moong. Vừa uống rượu vừa ăn và vừa chuyện trò rôm rả. Trong cái tiệc vui đó nói như lời cư dân, nồng ấm hơn cả khi họ chia nhau miếng thịt con thú rừng săn bẫy được, họ thấy yêu thương nhau hơn và mối kết đoàn càng được thắt chặt hơn, chốn quê với cái rừng cái núi như càng đẹp hơn với họ. Nhưng ada sẽ đông vui náo nhiệt hơn nếu có khách mời đến từ các làng lân cận, trong đó có khách riêng của từng bếp từng nhà và khách của làng. Cái "chỉ tiêu" mà làng định ra trong lần họp tổ chức ada chính là mức đóng góp vật thực (cơm-xôi-rượu-thịt) của mỗi bếp cho mỗi nhà cũng như của mỗi nhà cho làng để đãi khách đến chung vui.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Viết Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)