LE HOI BOI TRAI
Chia sẻ bởi Trần Duy Trường |
Ngày 09/10/2018 |
153
Chia sẻ tài liệu: LE HOI BOI TRAI thuộc Âm nhạc 4
Nội dung tài liệu:
Môn thể thao bơi chải gắn với lễ hội đình, chùa ở nhiều địa phương trong tỉnh như xã Yên Trị (Ý Yên), xã Thành Lợi (Vụ Bản), xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc), xã Hải Thanh, thị trấn Cồn (Hải Hậu), xã Nghĩa Tân, thị trấn Nghĩa Hòa (Nghĩa Hưng), thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh)…
Huyện Nam Trực hiện có hơn 20 đội bơi chải, tập trung ở các xã Hồng Quang, Điền Xá, Nam Hải, Nam Thanh, trong đó riêng thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang có 10 đội bơi chải gắn liền với lễ hội đền Xám được tổ chức hàng năm vào các ngày 17 đến 19-8 (âm lịch). Huyện Xuân Trường là địa phương nổi tiếng có nhiều hoạt động đua chải gắn với lễ hội như đền An Cư xã Xuân Vinh, đền Xuân Bảng thị trấn Xuân Trường, chùa Nghĩa Xá xã Xuân Ninh… trong đó độc đáo nhất là bơi chải đứng tại chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng.Giải bơi chải đứng chùa Keo được tổ chức vào kỳ chính hội diễn ra trong các ngày 13 đến 15-9 (âm lịch). Trong ngày hội, ban tổ chức cuộc thi họp và làm lễ “lấy chân chèo” (tuyển lựa tay chèo của từng đội), trao trang phục cho 15 đội chải tham gia cuộc thi với chặng đường đua gần 30 cây số trên dòng sông Ninh Cơ. Ở giải đua chải hàng năm đều thu hút sự tham gia của người dân thôn quê và những người con quê hương đang sinh sống, làm ăn ở khắp mọi nơi về tham gia, cổ vũ.Mặc dù phần thưởng dành cho đội thắng cuộc chỉ mang tính chất động viên nhưng mỗi khi hiệu lệnh phát ra, các tay chèo dồn sức lên cánh tay theo lệnh cờ sai, theo nhịp trống giục, mõ thúc, sục chèo, đẩy nước đẩy thuyền. Người xem đứng đông nghịt hai bên bờ sông, cổ động viên bơi thuyền theo hoặc chạy theo chải của đội mình để động viên kịp thời trong tiếng trống đánh liên hồi, dồn dập hoà với tiếng reo hò cổ vũ của người xem làm huyên náo, sôi động cả một khúc sông.Ở nước ta, hội bơi trải có ở nhiều nơi, nhưng phần lớn mang tính chất thể thao, giải trí. Riêng dọc sông Lô thì chỉ có ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ) và Tứ Yên (huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc) là có hội bơi trải, nhưng mang đậm ý nghĩa tâm linh, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại. Vì những nơi này đã từng diễn ra những cuộc thủy chiến giữa quân ta chống lại những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Do vậy, lễ hội bơi trải còn là để tái hiện lại những trận đánh trên sông nước, từng đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trước đây, không chỉ hai làng Yên Lập và Yên Lương thi bơi trải với nhau mà còn thi bơi với cả Bạch Hạc, trong đó có một lần trải Yên Lập bị đắm ở ghềnh Mỏ Cú, nhưng không ai bị chết đuối. Mọi người cho là do vua Thuỷ Tề thấy trải Yên Lập đẹp, trai Yên Lập khỏe nên định lấy đi, nhưng vì có Sơn Tinh, tức Thánh Tản Viên phù trợ nên không làm gì được. Ở Tứ Yên, nơi có di tích hồ Điển Triệt, vốn là căn cứ mai phục của nghĩa quân Lý Bí trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, gần đây người dân thôn Yên Phú vẫn còn dùng thuyền lườn để đi lại trên hồ. Thuyền lườn được ghép bằng ba mảnh ván dài, bịt hai đầu hình máng lợn, lúc không cần thì dìm ngâm dưới nước, khi cần lại kéo lên lắc bỏ nước cho nổi. Nguồn gốc của thuyền lườn chính là thuyền độc mộc có từ thời vua Lý Nam Đế đánh quân Lương. Giữa vùng hồ mênh mông và đồng trũng mọc đầy cỏ lác và rong đuôi chó thì thuyền độc mộc rất tiện cho việc luồn lách, tàng ẩn, giúp cho việc đánh thắng giặc. Những chiếc trải ta bơi hôm nay, là sự cách điệu, nâng cao hình ảnh các chiến thuyền thời xưa mà nguồn gốc của nó chính là thuyền độc mộc. Thi bơi trải, do đó còn nói lên tinh thần thượng võ của dân tộc, gợi lại chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền, Lục Đầu Giang thời Trần Hưng Đạo, Đông Bộ Đầu thời Trần Nguyên Hãn...Trong hội bơi trải năm nay, do sự khởi đầu, còn thiếu nhiều điều kiện cần thiết, nhất là về nhân lực, số người tham gia bơi chưa được chuẩn bị đầy đủ cho nên chỉ thành lập được hai đội, mỗi đội gồm 24 tay bơi và một người cầm lái, một đánh trống, một phất cờ, một tát nước, tất cả là 28 người. Đó là đội Rừng Cấm, gồm cán bộ, nhân viên các ban ngành của xã, và đội Hồ Điển Triệt, gồm các thanh niên của 3 thôn: Yên Lập, Yên Kiều, Yên Mỹ. Kết quả, đội Hồ Điển Triệt về nhất,
Huyện Nam Trực hiện có hơn 20 đội bơi chải, tập trung ở các xã Hồng Quang, Điền Xá, Nam Hải, Nam Thanh, trong đó riêng thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang có 10 đội bơi chải gắn liền với lễ hội đền Xám được tổ chức hàng năm vào các ngày 17 đến 19-8 (âm lịch). Huyện Xuân Trường là địa phương nổi tiếng có nhiều hoạt động đua chải gắn với lễ hội như đền An Cư xã Xuân Vinh, đền Xuân Bảng thị trấn Xuân Trường, chùa Nghĩa Xá xã Xuân Ninh… trong đó độc đáo nhất là bơi chải đứng tại chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng.Giải bơi chải đứng chùa Keo được tổ chức vào kỳ chính hội diễn ra trong các ngày 13 đến 15-9 (âm lịch). Trong ngày hội, ban tổ chức cuộc thi họp và làm lễ “lấy chân chèo” (tuyển lựa tay chèo của từng đội), trao trang phục cho 15 đội chải tham gia cuộc thi với chặng đường đua gần 30 cây số trên dòng sông Ninh Cơ. Ở giải đua chải hàng năm đều thu hút sự tham gia của người dân thôn quê và những người con quê hương đang sinh sống, làm ăn ở khắp mọi nơi về tham gia, cổ vũ.Mặc dù phần thưởng dành cho đội thắng cuộc chỉ mang tính chất động viên nhưng mỗi khi hiệu lệnh phát ra, các tay chèo dồn sức lên cánh tay theo lệnh cờ sai, theo nhịp trống giục, mõ thúc, sục chèo, đẩy nước đẩy thuyền. Người xem đứng đông nghịt hai bên bờ sông, cổ động viên bơi thuyền theo hoặc chạy theo chải của đội mình để động viên kịp thời trong tiếng trống đánh liên hồi, dồn dập hoà với tiếng reo hò cổ vũ của người xem làm huyên náo, sôi động cả một khúc sông.Ở nước ta, hội bơi trải có ở nhiều nơi, nhưng phần lớn mang tính chất thể thao, giải trí. Riêng dọc sông Lô thì chỉ có ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ) và Tứ Yên (huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc) là có hội bơi trải, nhưng mang đậm ý nghĩa tâm linh, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại. Vì những nơi này đã từng diễn ra những cuộc thủy chiến giữa quân ta chống lại những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Do vậy, lễ hội bơi trải còn là để tái hiện lại những trận đánh trên sông nước, từng đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trước đây, không chỉ hai làng Yên Lập và Yên Lương thi bơi trải với nhau mà còn thi bơi với cả Bạch Hạc, trong đó có một lần trải Yên Lập bị đắm ở ghềnh Mỏ Cú, nhưng không ai bị chết đuối. Mọi người cho là do vua Thuỷ Tề thấy trải Yên Lập đẹp, trai Yên Lập khỏe nên định lấy đi, nhưng vì có Sơn Tinh, tức Thánh Tản Viên phù trợ nên không làm gì được. Ở Tứ Yên, nơi có di tích hồ Điển Triệt, vốn là căn cứ mai phục của nghĩa quân Lý Bí trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, gần đây người dân thôn Yên Phú vẫn còn dùng thuyền lườn để đi lại trên hồ. Thuyền lườn được ghép bằng ba mảnh ván dài, bịt hai đầu hình máng lợn, lúc không cần thì dìm ngâm dưới nước, khi cần lại kéo lên lắc bỏ nước cho nổi. Nguồn gốc của thuyền lườn chính là thuyền độc mộc có từ thời vua Lý Nam Đế đánh quân Lương. Giữa vùng hồ mênh mông và đồng trũng mọc đầy cỏ lác và rong đuôi chó thì thuyền độc mộc rất tiện cho việc luồn lách, tàng ẩn, giúp cho việc đánh thắng giặc. Những chiếc trải ta bơi hôm nay, là sự cách điệu, nâng cao hình ảnh các chiến thuyền thời xưa mà nguồn gốc của nó chính là thuyền độc mộc. Thi bơi trải, do đó còn nói lên tinh thần thượng võ của dân tộc, gợi lại chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền, Lục Đầu Giang thời Trần Hưng Đạo, Đông Bộ Đầu thời Trần Nguyên Hãn...Trong hội bơi trải năm nay, do sự khởi đầu, còn thiếu nhiều điều kiện cần thiết, nhất là về nhân lực, số người tham gia bơi chưa được chuẩn bị đầy đủ cho nên chỉ thành lập được hai đội, mỗi đội gồm 24 tay bơi và một người cầm lái, một đánh trống, một phất cờ, một tát nước, tất cả là 28 người. Đó là đội Rừng Cấm, gồm cán bộ, nhân viên các ban ngành của xã, và đội Hồ Điển Triệt, gồm các thanh niên của 3 thôn: Yên Lập, Yên Kiều, Yên Mỹ. Kết quả, đội Hồ Điển Triệt về nhất,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Duy Trường
Dung lượng: 59,50KB|
Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)