Lập trình Pascal (bài giảng về hàm)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ánh | Ngày 25/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Lập trình Pascal (bài giảng về hàm) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG TRÌNH CON DẠNG HÀM TRONG NGÔN NGỮ PASCAL
Giáo viên: Nghiêm Văn Hưng
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Kiến thức
Sau khi nghiên cứu xong bài này, học viên sẽ:
- Hiểu, trình bày được khái niệm, vai trò và cách sử dụng một chương trình con.
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của hàm (Function) và cấu trúc của chương trình con dạng hàm.
- Biết cách truyền tham số.
Để hiểu những kiến thức trong bài giảng, học viên cần nắm vững kiến thức các bài giảng trước:
- Kiến thức về các kiểu dữ liệu chuẩn, các kiểu dữ liệu có cấu trúc, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp.
- Học viên đã biết cách soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh một chương trình đơn giản.
2. Kỹ năng
Sau khi nghiên cứu xong bài này, học viên sẽ có kỹ năng:
- Viết hàm để giải quyết bài toán.
- Tổ chức một chương trình ngắn gọn, sáng sủa và khoa học.
3. Cách tiếp thu bài của học viên
Học viên cần chú ý nghe giảng, chủ động suy luận, tư duy để giải quyết vấn đề đặt ra.
II. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Cấu
trúc
Thời
gian
Nội dung
Tiến trình bài học




Hoạt động của GV
Hoạt động của HV

Mở đầu
5 phút
 Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được gọi thực hiện từ nhiều vị trí.
Có hai dạng chương trình con là hàm (Function) và thủ tục (Procedure).
- Đặt vấn đề đưa ra khái niệm chương trình con.

- Trình bày về sự phân loại chương trình con.

- Chú ý nghe giảng, tập trung tư duy.
- Liên hệ với các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra.


Phần chính
35 phút
1. Chương trình con dạng Function
1.1. Khái niệm Function
Function là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó.
1.2. Phân loại Function
Có 2 loại:
- Hàm sẵn có trong Pascal.
- Hàm do lập trình viên tự định nghĩa.
1.3. Cấu trúc chương trình con dạng Function
Function [(danh sách tham số hình thức)] : kiểu dữ liệu trả về;

Begin

:= ;
End;

Lời gọi hàm không phải là một lệnh mà chỉ là một bộ phận của lệnh, lời gọi hàm như sau:
Tên hàm (danh sách các tham số thực sự)

Ví dụ tính tổng: S = am + bn + cp + dq

function luythua(x:real; y:integer):real;
var tich:real;
i:integer;
begin
tich:=1;
for i:=1 to y do tich:=tich*x;
luythua:=tich;
end;
… { Gọi hàm } S := luythua(a,m) + luythua(b,n) + luythua(c,p) + luythua(d,q);
2. Cách truyền tham số của chương trình con
Có 2 cách truyền: theo tham trị và theo tham biến.
- Truyền theo tham trị:
+ Trước tham số hình thức không có từ khóa VAR.
+ Tham số thực sự tương ứng là một biểu thức.
+ Giá trị ban đầu của tham số thực sự không thay đổi.
- Truyền theo tham biến:
+ Trước tham số hình thức có từ khóa VAR.
+ Tham số thực sự tương ứng là một biến.
+ Giá trị ban đầu của tham số thực sự bị thay đổi.
Ví dụ: program tham_so;
var x,y,z:integer;
function xuly(a:integer; var b:integer):integer;
begin
a:=a+5;
b:=b*2;
xuly:=a;
end;
BEGIN
x:=10; y:=15; z:=20;
z:=xuly(x,y);
writeln(`x = `,x,` y = `,y,` z = `,z);
readln;
END.
{ Kết quả: x=10, y=30, z=
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)