Lập luận trong văn nghị luận

Chia sẻ bởi Trần Thị Tuyết | Ngày 26/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Lập luận trong văn nghị luận thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 89




Làm văn:
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN




A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh phải đạt được:
I. Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở trung học cơ sở như: Khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
II. Kĩ năng:
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Viết được một đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.
III. Tư tưởng, thái độ.
- Thông qua bài học, hình thành cho các em sự yêu thích đối với môn học.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC.
I. Giáo viên:
1. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy học, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng.
2. Dự kiến phương pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm.
- Phương pháp gợi mở, phương pháp hỏi đáp, phương pháp diễn giảng, phân tích.
II. Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách học tốt.
- Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Em hãy cho biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận và bố cục dàn ý của một bài văn nghị luận?
- Gợi ý: * Cách lập dàn ý bài văn nghị luận:
+ Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
* Bố cục dàn ý bài văn nghị luận.
+ Dàn ý bài văn nghị luận gồm có ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh và mở rộng vấn đề).
2. Tạo tâm thế tiếp nhận:
Các em đã biết là đích của văn bản nghị luận là thuyết phục được người nghe, người đọc. Muốn vậy, văn bản nghị luận phải có hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Bài học ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.
3. Dạy bài mới.




Hệ thống thao tác việc làm của giáo viên và học sinh.
 Nội dung cơ bản
Dự trù ghi bảng.

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
TT1: GV mời Hs đọc sách giáo khoa.
TT2: Qua bạn đọc và theo dõi SGK em hãy cho biết mục đích của lập luận là gì?




TT3: Vậy thì để dẫn tới mục đích đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng nào?
Hs trả lời.
GV bổ sung: Đó là những cơ sở để khẳng định bọn Vương Thông không hiểu được thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc thất bại.
TT4: Vậy thì qua ví dụ vừa phân tích, em nào có thể cho biết thế nào là một lập luận?
Hs trả lời.
Giáo viên dẫn dắt: Đó là khái niệm về lập luận, vậy thì cách xây dựng một lập luận trong bài văn nghị luận như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu phần II.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần II.
TT1: Dựa vào SGK em hãy cho biết làm thế nào để xây dựng được lập luận?
Hs trả lời.

TT2: Em hãy cho biết trong ví dụ ở SGK, tác giả đã bàn về vấn đề gì?
Hs trả lời.


TT3: Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
Hs trả lời.




TT4: Vậy thì để thể hiện các quan điểm đó, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
Hs trả lời.


TT5: Vậy thì từ ví dụ vừa phân tích, em hãy cho biết thế nào là một luận điểm?
Hs trả lời.
Gv dẫn dắt: Để làm sáng tỏ luận điểm, làm cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)