Lap ke hoach chi GV-TPT Đội

Chia sẻ bởi Phan Nguyen Thai | Ngày 11/05/2019 | 298

Chia sẻ tài liệu: lap ke hoach chi GV-TPT Đội thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác Đội
Yêu cầu của GV-TPT
Biết lập KH, vững nghiệp vụ CTĐ
Năng động sáng tạo, hiểu rõ đối tượng GD và LLt tham gia GD
Có phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức HĐ
Hoàn thành mọi nhiệm vụ, thu hút q/c tham gia
Gần gũi với h/s, yêu nghề, yêu trẻ
Am hiểu sâu và rộng nhiều lĩnh vực
...


Hiệu quả giáo dục của tổ chức Đội phụ thuộc rất lớn vào:
- Tinh than trach nhiem.
....
- Năng lực, phương pháp làm việc khoa học của người giáo viên - TPT Đội.
- Giáo viên - TPT Đội Phai n?m v?ng phương pháp xây dựng kế hoạch công tác Đội.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài 5, học viên phải đạt được những yêu cầu sau:
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa, vai trò của kế hoạch công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Trình bày được cấu trúc, nội dung kế hoạch, quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch công tác Đội
- Phân loại được kế hoạch công tác Đội
- Thực hành được việc lập các kế hoạch công tác Đội và vận dụng được trong thực tiễn.
Khái quát về nội dung
1. Những vấn đề chung về kế hoạch công tác của giáo viên - TPT Đội (ý nghĩa, vai trò của kế hoạch, phân loại kế hoạch)
2. Phương pháp xây dựng kế hoạch công tác Đội
3. Quy trình xây dựng kế hoạch công tác Đội
4. Hướng dẫn lập kế hoạch công tác Đội
5. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch công tác Đội
Nội dung
1. Những vấn đề chung về kế hoạch công tác của giáo viên - Tổng phụ trách Đội
1.1 . ý nghĩa, tác dụng
-Xây dựng kế hoạch công tác Đội chức năng tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội của người giáo viên - TPT Đội trong trường phổ thông.
- Tập trung sự chỉ đạo của mình vào các mục tiêu chính. đồng thời kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, xử lí các tình huống
- Kế hoạch công tác Đội là một phương tiện hữu hiệu giúp giáo viên - TPT Đội hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Thứ nhất, kế hoạch công tác Đội giúp giáo viên - TPT Đội nhìn rõ toàn bộ những nội dung công việc phải hoàn thành trong một thời gian nhất định: năm, học kì, tháng, tuần,giúp cho người giáo viên - TPT Đội xác định được các nội dung công việc chủ yếu, phân phối Công vi?c phù hợp
Thứ hai, giáo viên - TPT Đội là người đại diện cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm cao nhất về công tác Đội TNTP trong nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục của Đội. Để các hoạt động của Đội đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên - TPT Đội phải tham mưu với chi bộ, lãnh đạo Hội đồng trường đưa kế hoạch công tác của Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Thực hiện được điều này, sẽ giúp vai trò, vị trí của tổ chức Đội được nâng cao, đồng thời tạo điều kiện vận động, phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường ủng hộ, tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
1.2 Phân loại kế hoạch
Có nhiều loại kế hoạch mà giáo viên - TPT Đội phải xây dụng và thực hiện trong một năm học như: kế hoạch công tác Đội theo năm học, kế hoạch theo học kì, kế hoạch theo tháng, kế hoạch tổ chức một hoạt động Đội, kế hoạch công tác của giáo viên - TPT Đội,.chúng ta có thể tiếp cận theo cách phân loại sau:
- Phân loại theo thời gian: gồm kế hoạch dài hạn (năm học), ngắn hạn (học kì, tháng, tuần,.)
- Phân loại theo nội dung: Kế hoạch tổng thể công tác Đội, kế hoạch chuyên đề (kinh phí, hoạt động).
Như vậy các loại kế hoạch giáo viên - TPT Đội thường sử dụng là:
+ Kế hoạch công tác Đội năm học
+ Kế hoạch công tác Đội của liên đội
+ Kế hoạch công tác Đội của chi đội
+ Kế hoạch cho một hoạt động Đội
+ Kế hoạch công tác của giáo viên - TPT Đội
+ Kế hoạch tổ chức đại hội Đội
+ Kế hoạch tổ chức, thực hiện một công việc lớn của Đội (phát động thi đua, kết nạp đội viên, thực hiện chương trình RLĐV).
2. Các căn cứ xây dựng kế hoạch công tác Đội
Để xây dựng một bản kế hoạch, giáo viên - TPT Đội cần căn cứ vào các yếu tố sau:
Mục tiêu của kế hoạch (công việc, nhiệm vụ,.)
Yêu cầu, tính chất nhiệm vụ, công việc
Nguồn nhân lực, nguồn lực cho việc hoàn thành kế hoạch
Thời gian cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch
Người, cơ quan chủ trì, phụ trách công việc
Các lực lượng phối hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở đã có những dữ liệu, thông số của kế hoạch, giáo viên - TPT Đội tiến hành xây dựng kế hoạch theo một quy trình đã được định sẵn.
3. Quy trình xây dựng kế hoạch công tác Đội
Bước1: Xác định mục tiêu, dự thảo kế hoạch, thu thập, xử lí thông tin
Trên cơ sở kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác Đội của Ban Chấp hành Đoàn, HĐĐ cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường, nhiệm vụ chính trị của địa phương, điều kiện của liên đội, giáo viên - TPT Đội dự thảo kế hoạch, trong đó cần xác định rõ các nội dung sau:
- Mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch
- Nội dung, quy mô, hình thức, phương pháp, thời gian, tiến độ thực hiện của kế hoạch
- Tổ chức thực hiện kế hoạch (thời gian thực hiện, người, bộ phận phụ trách từng nội dung và toàn bộ kế hoạch)
Sau khi đã dự thảo kế hoạch, giáo viên - TPT Đội cần xin ý kiến tư vấn, góp ý, tham gia ý kiến của các chuyên gia, giáo viên, phụ trách chi đội, cha mẹ học sinh, đặc biệt là của chi bộ, Hội đồng trường, Ban Chấp hành Đoàn, HĐĐ cấp trên, ban chỉ huy liên đội, chi đội về dự thảo kế hoạch. Tiến hành xử lí các thông tin đã nhận được sau khi được phân tích, lựa chọn.
Bước 2: Xây dựng, điều chỉnh, hoàn chỉnh kế hoạch
Sau khi đã xử lí các thông tin, giáo viên - TPT Đội cần điều chỉnh, hoàn chỉnh kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch đưa kế hoạch của Đội trở thành kế hoạch mang tính pháp chế, thành kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.
Hình thức thể hiện của kế hoạch có thể sử dụng theo các hình thức chủ yếu sau:
+ Kế hoạch viết bằng văn xuôi: thưòng dùng để viết kế hoạch năm học, quý tháng.
+ Kế hoạch viết bằng kẻ bảng: thường dùng cho các hoạt động theo nội dung chuyên đề, chủ điểm, kế hoạch tuần, ngày, tết.
+ Biểu đồ, hiển thị: thường dùng cho việc lập kế hoạch trong các hoạt động thi đua phát triển đội viên...
Bước 3: Tuyên truyền phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch
Để kế hoạch nhanh chóng được triển khai thực hiện đến các cấp lãnh đạo, đến đội ngũ phụ trach chi đội, đến các chi đội, giáo viên - TPT Đội phải đặc biệt chú ý tới bước tuyên truyền, triển khai thực hiện kế hoạch.
Hình thức triển khai kế hoạch có thể tiến hành theo các hình thức sau:
- Hội nghị triển khai kế hoạch
- Họp đội ngũ cán bộ phụ trách chi đội, phụ trách Sao, cán bộ Đội
- Gửi văn bản kế hoạch đến các cấp lãnh đạo, các liên chi đội, đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, các ngành, các đơn vị có liên quan
- Thông qua hệ thống thông tin mạng nội bộ (LAN), bản tin, phát thanh, báo tường, khẩu hiệu của nhà trường, của liên đội.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch là một nội dung quan trọng trong việc lập kế hoạch của giáo viên - TPT Đội, đây chính là bước thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch, đồng thời cũng là bước đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác Đội của các chi đội, năng lực thực tế của đội ngũ Ban chỉ huy Đội, phụ trách chi đội, Phụ trách Sao, phụ trách nhi đồng.
Kiểm tra đánh giá nên tiến hành theo các phương pháp kiểm tra thực tế, kiểm tra theo báo cáo, kiểm tra theo trong tiến độ thực hiện công việc theo kế hoạch, kiểm tra theo cùng một đối tượng, trên cùng một phạm vi, thường xuyên hoặc đột xuất. Đồng thời nên thành lập tổ hoặc nhóm, đoàn gồm nhiều thành phần có liên quan tham gia kiểm tra.
4. Hướng dẫn lập kế hoạch công tác Đội
4.1 Lập kế hoạch năm học
4.1.1 ý nghĩa
- Kế hoạch công tác Đội năm học là một trong những dạng kế hoạch quan trọng và cơ bản nhất của người giáo viên - TPT Đội, nó chi phối và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi của toàn liên đội
- Kế hoạch công tác Đội năm học là cơ sở để quyết định các loại kế hoạch công tác khác như: kế hoạch công tác cá nhân của giáo viên - TPT Đội, kế hoạch hoạt động của liên đội, kế hoạch hoạt động của đội ngũ phụ trách chi đội, của các chi đội.
4.1.2 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch công tác Đội năm học
- Nhiệm vụ giáo dục của ngành giáo dục và của nhà trường trong năm học
- Nhiệm vụ, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội cấp trên. Nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc điểm tình hình của liên đội trong năm học
- Kết quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học trước của liên đội, những ưu khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công và chưa thành công trong việc tổ chức các hoạt động Đội
4.1.3 Nội dung chủ yếu của kế hoạch công tác Đội năm học
- Xác định được những mục tiêu cơ bản, những trọng tâm của công tác Đội năm học
- Thể hiện được toàn diện những mặt công tác Đội rõ những mục tiêu chủ yếu, không dàn trải, đồng thời nêu bật được những biện pháp, phương pháp quan trọng, những điều kiện khách quan, chủ quan để thực hiện những nội dung công việc trong kế hoạch.
- Thể hiện rõ những nội dung công tác Đội thông qua các mặt:
+ Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập văn hoá, khoa học và công nghệ
+ Giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.
+ Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường
+ Giáo dục thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc.
+ Xây dựng Đội vững mạnh
- Nêu rõ các nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả cao nhất các hoạt động Đội, câc mặt công tác, các nhiệm vụ đề cập trong kế hoạch năm học như: đội ngũ cộng tác viên, nguồn nhân lực tham gia, nguồn kinh phí, cơ sử vật chất, điều kiện phương tiện cho các hoạt động Đội.
Như vậy một bản kế hoạch cần phải đề cập đầy đủ các nội dung sau:
- Đặc điểm tình hình năm học, tình hình của liên đội
- Mục tiêu trọng tâm của năm học
- Nội dung công việc cần làm
- Người phụ trách chính
- Lực lượng tham gia trực tiếp, lực lượng phối hợp
- Cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện, phương tiện cần thiết
- Địa điểm, thời gian, tiến độ công việc
- Dự kiến kết quả đạt được
- Nhận xét, đánh giá
- Cấp xây dựng kế hoạch
- Phê duyệt của cấp có thẩm quyền
4.2. Xây dựng kế hoạch một hoạt động cụ thể
4.2.1 ý nghĩa
Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục đội viên chủ yếu thông qua các hoạt động Đội, đây chính là con đường biến mục đích hoạt động của Đội thành nhu cầu tự thân của mỗi đội viên. Chính vì vậy, mỗi hoạt động của Đội cần được xây dựng thành kế hoạch hoạt động với phương pháp, nội dung, hình thức phù hợp và mỗi giáo viên - TPT Đội phải thành thạo việc xây dựng một kế hoạch hoạt động Đội.
4.2.2 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động Đội
- Chương trình, kế hoạch công tác Đội của, HĐĐ cấp trên, của địa phương, của nhà trường, của liên đội trong năm học
- Trình độ, khả năng, đặc điểm, nhu cầu của đội viên
- Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện của liên đội
- Khả năng của đội ngũ phụ trách Đội, đội ngũ cán bộ Đội và của giáo viên - TPT Đội
4.2.3 Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức một hoạt động Đội
- Mục tiêu của hoạt động
- Những nội dung chủ yếu của hoạt động (các hoạt động nhỏ)
- Địa điểm, thời gian
- Tiến độ công việc
- Người phụ trách, người kiểm tra, đánh giá
- Lực lượng tham gia, lực lượng phối hợp
- Điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất
- Dự kiến thời gian hoàn thành
- Các phương án dự phòng
- Cấp xây dựng kế hoạch
- Cấp phê duyệt kế hoạch
4.2.4 Một số chú ý khi xây dựng một kế hoạch hoạt động của liên đội
- Giáo viên - TPT Đội phải nắm vững mục đích, yêu cầu, mục tiêu giáo dục, các chủ đề giáo dục, đặc điểm cá nhân, nguyện vọng của đội viên.
- Điều kiện cụ thể của liên đội, chủ trương nghị quyết của Đoàn, HĐĐ cấp trên và nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường, của địa phương
- Sau khi xây dung kế hoạch, phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải được triển khai thực hiện trong kế hoạch hoạt động của nhà trường
- Một kế hoạch hoạt động Đội là cơ sở để giáo viên - TPT Đội thiết kế hoạt động Đội, do vậy, giáo viên - TPT Đội khi xây dung kế hoạch cần kết cấu hoạt động theo mức độ phát triển của một hoạt động: phần mở đầu, phần phát triển, phần kết thúc hoạt động.
4.3 Kế hoạch công tác của giáo viên - Tổng phụ trách Đội
4.3.1. ý nghĩa
- Kế hoạch công tác của giáo viên - TPT Đội đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả, chất lượng công tác của giáo viên - TPT Đội, đến chất lượng hiệu quả công tác Đội của liên đội, đến các phong trào thi đua của nhà trường phổ thông.
- Giúp giáo viên - TPT Đội hình dung và định hướng trước khối lượng công việc cần phải làm và các nội dung chủ yếu cần sắp xếp thực hiện theo thứ tự nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng một phong cách làm việc khoa học, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với giai đoạn phát triển CNH, HĐH trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
4.3.2. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động Đội
- Điều kiện thực tế của liên đội, của nhà trường, của đội viên
- Nguyện vọng nhu cầu của đội viên
- Chương trình, kế hoạch công tác Đội của Hội đồng Đội cấp trên, của liên đội, nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục, của nhà trường, nhiệm vụ chính trị của địa phương
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Đội, phụ trách Đội và giáo viên - TPT Đội
4.3.3. Nội dung lập kế hoạch công tác của giáo viên - Tổng phụ trách Đội
- Nêu khái quát đặc điểm, tình hình năm học, những thuận lợi và khó khăn chính cần giải quyết
- Mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch công tác của giáo viên - TPT Đội
- Nội dung các nhiệm vụ, các mặt công tác, các hoạt động lớn của liên đội,... trong năm học.
- Các nội dung chủ yếu cần tập trung chỉ đạo
+ Các mặt hoạt động chính của Đội
+ Công tác xây dựng Đội
+ Công tác lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ Đội, phụ trách Đội và giáo viên - TPT Đội
+ Chương trình RLĐV, chương trình rèn luyện dự bị đội viên, chương trình RLPT Đội
+ Các hoạt động lớn của liên đội trong năm học
Bảng tiến độ công tác của GV-TPT Đội








- Kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
+ Dự kiến kết quả đạt được, tiến độ thời gian hoàn thành
+ Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường trong các nội dung công tác, các hoạt động lớn của Đội.
5. Kiểm tra đánh giá việc hoàn thành kế hoạch
Một công việc, một hoạt động, một kế hoạch sẽ có hiệu quả cao hơn nếu giáo viên - TPT Đội thực hiện tốt bước kiểm tra, đánh giá kế hoạch đang và đã thực hiện. Đặc biệt là đối tượng đang thực hiện kế hoạch là các em đội viên ở các chi đội.
Quá trình kiểm tra sẽ giúp giáo viên - TPT Đội tìm, phát hiện, tiếp nhận được những vướng mắc cần tháo gỡ trong việc triển khai kế hoạch ở cấp cơ sở. Đồng thời có phương án xử lí, giải quyết các phát sinh, vướng mắc cho các em.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch còn có ý nghĩa quan trong trong việc nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Đội, của giáo viên - TPT Đội đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường bởi tính pháp chế của kế hoạch mà giáo viên - TPT Đội là người thay mặt cho Hội đồng trường tiến hành việc thực hiện trong toàn bộ giáo viên, học sinh và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Đồng thời kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch còn giúp giáo viên - TPT Đội đánh giá chính xác năng lực đội ngũ cán bộ Đội, phụ trách Đội, phụ trách Sao, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chi đội và tổng kết những cách làm hay, những kinh nghiệm trong công tác Đội, rút ra những bài học bổ ích, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đội trong nhà trường. Biểu dương thành tích đạt được của cá nhân và tập thể Đội để khích lệ, động viên tính tích cực của đội viên, sức mạnh đoàn kết của tập thể và hiệu quả hoạt động của tổ chức đội trong nhà trường.
Kết luận
Để trở thành một người giáo viên - TPT Đội được đồng nghiệp tin yêu, được chi bộ, Hội đồng trường tin cậy, được các em đội viên quý mến, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, người giáo viên - TPT Đội không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ công tác Đội, về phẩm chất chính trị, lòng yêu trẻ, lòng nhiệt tình với công tác Đội, công tác xã hội, mà còn phải biệt xây dựng kế hoạch công tác và có phương pháp, tác phong và thói quen làm việc khoa học, có kế hoạch và tuân thủ theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở các chi đội, của Phụ trách chi đội, cán bộ Đội và của đội viên.
Giai đoạn cách mạng hiện nay đòi hỏi mỗi giáo viên - TPT Đội phải có tác phong làm việc khoa học, có kỉ luật. Vì vậy, mỗi giáo viên - TPT Đội cần không ngừng học hỏi, rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch thành thạo để có thể hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề nhưng đầy vinh quang, tự hào của người giáo viên - TPT Đội.
Câu hỏi và bài tập
1. Phân tích mục đích, ý nghĩa, vai trò, cấu trúc, nội dung, quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch công tác Đội đối với người giáo viên - TPT Đội?
2. Thực hành lập các kế hoạch công tác Đội theo tuần, tháng, học kì, năm học.
3. Tổ chức thảo luận và lập kế hoạch hoạt động Đội theo chủ điểm 3/2, 20/11, 22/12, 26/3, 15/5.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Nguyen Thai
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)