Lập kế hoạch

Chia sẻ bởi Phan Thi Thu Thao | Ngày 03/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: lập kế hoạch thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Sau bài học học viên nắm được:
Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch giáo dục trẻ MN
Các bước lập kế hoạch giáo dục trẻ nhà trẻ
Các bước lập kế hoạch giáo dục trẻ mẫu giáo
Mục tiêu
Nội dung
Các loại kế hoạch giáo dục
Cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm
Lập kế hoạch giáo dục cho nhà trẻ (24-36th)
Lập kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Các loại kế hoạch giáo dục
Kế hoạch năm học: Bao quát chương trình GD trong 1 năm học, gồm mục tiêu, nội dung/hệ thống chủ đề, các sự kiện được thực hiện trong năm học.
Kế hoạch tháng/kế hoạch chủ đề: là sự cụ thể hóa các nội dung GD nhằm đáp ứng với mục tiêu GD theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi của trẻ trong 1 tháng hoặc 1 chủ đề cụ thể.
Kế hoạch tuần, ngày: là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá trải nghiệm, vui chơi của trẻ (ở các lĩnh vực phát triển) vào các ngày trong tuần và các thời điểm trong ngày nhằm triển khai một, hai nội dung của tháng/của chủ đề
Cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục
CT GDMN
Điều kiện thực tế của địa phương. Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hóa và MT tự nhiên của địa phương
Điều kiện thực tế của lớp
Khả năng và nhu cầu của trẻ
Kế hoạch năm học
I/ Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
II/ Kế hoạch hoạt động của lớp:
a. Mục tiêu phát triển của lớp:
CSGD trẻ thật tốt nhằm hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ theo 5 mặt cụ thể như sau:

Kế hoạch năm
1) Phát triển thể chất: (VD)
Cân nặng: 40 trẻ ở kênh A
Tạo cơ hội đê thỏa mãn nhu cầu VĐ của trẻ, giúp phát triển cơ thể cân đối, hài hòa thông qua các bài tập vận động.
Thực hiện các vận động đi, chạy, nhảy, ném...đúng tư thế,phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng phối hợp tự VĐ, phối hợp các giác quan và vận động.
Thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ (đánh răng, rửa mặt; rửar tay bằng xà phòng; Có nề nếp, thói quen, hành vi trong sinh hoạt: ăn, ngủ, vui chơi.
Nhận biết và tránh nơi nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bản thân (không nghịch ổ điện, không chơi gần hồ, không chơi vật sắc nhọn, đi bộ trên vỉa hè...), biết gọi người lớn khi đau bụng mệt.
Nhận biết và phân nhóm một số loại thức ăn thông thường.

Kế hoạch năm
2/ Phát triển nhận thức
3/ Phát triển ngôn ngữ
4/ Phát triển TC - KNXH
5/ Phát triển thẩm mỹ
b) Nội dung hoạt động
Dự kiến các chủ đề trong năm học và thời gian thực hiện



Kế hoạch năm
c) Dự kiến thực hiện các chủ đề trong năm học

* Các chủ đề phát sinh
Sự kiện nảy sinh trong quá trình khám phá chủ đề, các sự kiện gần gũi với cuộc sống của trẻ mang tính chất thời sự (Lở đất xảy ra ở vùng núi phía Bắc, lũ lụt xảy ra ở miền Trung,... ) hay chỉ là một điều mới mẻ được trẻ trong lớp quan tâm,(VD: bố của bạn đi công tác xa, mẹ sinh em bé, mẹ mới mua con mèo, sinh nhật một bạn ở lớp,.....).
Cách tổ chức nay không chỉ mang lại hứng thú mà còn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Trẻ có cơ hội áp dụng những kiến thức, kĩ năng của mình vào hoàn cảnh thực tế trong cuộc sống thật của trẻ.
Kế hoạch năm
Ví dụ: “Sự kiện bão lụt ở miền Trung”

Trong buổi trò chuyện đầu giờ cô hỏi trẻ “Hôm qua con làm gì”
Có nhiều trẻ trả lời nhưng có 1 trẻ nói: “Con xem tivi, thấy nước ngập cả mái nhà và có cả người khóc nữa”.
Cho trẻ xem1 đoạn băng về bão lụt ở miền Trung (nếu có). Cho trẻ nói lại một số hình ảnh trong đoạn băng và trả lời câu hỏi “Tại sao khi bị nước ngập thì có người lại khóc?” (Giúp trẻ trả lời không phải theo suy nghĩ chủ quan của trẻ như trên mà dựa vào theo những điều trẻ QS được từ đoạn băng).
Cô có thể hỏi trẻ: “Bây giờ chúng ta sẽ làm gì để bày tỏ tình cảm của mình đối với những người/ các bạn nhỏ đang gặp khó khăn ở miền Trung?”. Cho một trẻ nói ý định của mình. Cô ghi lại các hoạt động của trẻ ra một tờ giấy to. Cho trẻ thực hiện ý định đó bằng cách vẽ tranh, làm bưu thiếp, viết thư, làm quà tặng, quyên góp...hoạt động này kéo dài một hay hay vài ngày (tùy theo khả năng của trẻ ) sao cho trẻ có thể hoàn thành dự định của mình.
Kết thúc hoạt động: cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình, trình bày chia sẻ và nhận xét các sản phẩm (ý nghĩa và tác dụng đối với những người đang gặp khó khăn do bão lũ) phân loại các sản phẩm và thảo luận những sản phẩm nào sẽ gửi cho các bạn đang gặp khó khăn ở miền Trung?
Lưu ý: Khi xuất hiện sự kiện” thì việc thực hiện này có thể thay thế cho một phần kế hoạch chủ đề đã được lập hoặc thực hiện xen kẽ vào trong thời gian chủ đề đang thực hiện.
c) Biện pháp thực hiện:

* Lưu ý:
Cuối kế hoạch phải có ký tên của GV và duyệt của BGH.
Kế hoạch năm
Lập kế hoạch Giáo dục cho nhà trẻ
24-36 tháng
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM
Yêu cầu:
Được XD ngay từ đầu năm học
XD trên cơ sở:
+ NDCTGD nhà trẻ 24-36 th
+ Dựa vào khả năng, nhu cầu của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương
+ Các ND được tích hợp theo chủ đề, tên CĐ phải gần gũi với trẻ.
+ Trong năm học có khoảng 7-10 CĐ
Kế hoạch giáo dục cho trẻ ở độ tuổi này có thể được xây dựng theo tháng như đối với trẻ 18-24 tháng và cũng có thể xây dựng theo hướng tích hợp các nội dung giáo dục theo chủ đề như ở lớp mẫu giáo
Lập kế hoạch chủ đề
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chủ đề
Giai đoạn 3: Đánh giá thực hiện chủ đề
Kế hoạch giáo dục theo tháng / chủ đề
Tháng / chủ đề: Nhóm: Trường:
Xác định mục tiêu (CTGDMN mới)
Ví dụ : Mục tiêu chủ đề “Bé và gia đình”
Biết tên gọi, tuổi, giới tính, một số sở thích của bản thân
Biết tự xúc cơm, rửa tay, mặc quần áo, cất đồ chơi, tự đi vệ sinh khi có nhu cầu
Biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, vâng dạ với người lớn, không giành đồ chơi của bạn
Biết thực hiện yêu cầu của người lớn
Mạng nội dung
Bé và các bạn
Bé biết nhiều thứ
Lớp học của bé
Bé và các bạn
Mạng hoạt động

và các bạn
Các HĐ
PTThể chất
Các HD
PTNT
Trò chơi
Các HĐ PT
TC-KNXH
Các HĐ
PTNN
Kế hoạch tuần
Xuất phát từ KH tháng/chủ đề
Lựa chọn các HĐ phù hợp với ND của các lĩnh vực GD
Đảm bảo tích hợp các ND GD và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày
+ Đón trẻ
+ Chơi- tập buổi sáng (gồm chơi tập có chủ định và chơi, HĐ ở các góc)
+ HĐNT
+ Chơi- tập buổi chiều
Cuối ngày nên ghi 1 số nhận xét về việc thực hiện kế hoạch đã đề ra
Gợi ý kế hoạch 1 tuần
Gợi ý các chủ đề
Xây dựng kế hoạch mẫu giáo
Xây dựng kế hoạch chủ đề
Xác định mục tiêu của chủ đề theo các lĩnh vực phát triển (CTGDMN mới)
Xây dựng mạng nội dung phát triển chủ đề
Xây dựng mạng hoạt động (dự kiến) sẽ tổ chức cho trẻ
Xây dựng kế hoạch tuần
Kế hoạch chủ đề
Tên chủ đề:..........................
(.........tuần, từ ngày........ đến ngày................)
Mục tiêu (ghi 5 lĩnh vực)
Chuẩn bị
Mạng nội dung
Mạng hoạt động
Kế hoạch tuần
Kế hoạch ngày
Mục tiêu chủ đề
Những căn cứ để viết mục tiêu cho từng độ tuổi
Trong Chương trình GDMN
+ Mục tiêu
+ Kết quả mong đợi của mỗi lĩnh vực phát triển
+ Mục tiêu cuối độ tuổi
+ Các tiêu chí đánh giá ở phần đánh giá
Thực tế của trường: trẻ, CSVC, điều kiện khác

Mạng nội dung
Mạng ND gồm những nội dung chính liên quan đến chủ đề mà ta muốn cung cấp cho trẻ học hỏi (trả lời câu hỏi “Trẻ sẽ học được gì?”, “Chúng ta muốn dạy gì?”).
+ Đưa ra các nội dung, khái niệm từ đơn giản, gần gũi và mở rộng dần; từ những điều trẻ biết chưa biết, chưa biết biết  biết rõ; tổng thể  chi tiết, phù hợp với độ tuổi và sự hiểu biết của trẻ theo nguyên tắc đồng tâm phát triển.
+Chọn tên cho chủ đề và phát triển mạng ND cần dựa trên đặc điểm, nhu cầu của lứa tuổi và hứng thú của trẻ trong nhóm.
Biểu đạt ND thường bắt đầu bằng các danh từ
Mạng nội dung
BẢN THÂN

Chủ đề Bản thân

Họ tên, tuổi.
Sở thích.
Cơ thể: đầu, thân mình, tay, chân.
5 giác quan của cơ thể.
Tình cảm thể hiện: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi… Khi vui mọi người thường cười, khi buồn mọi người thường khóc.
Rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa,
Bánh mì, cơm, dầu mỡ là thực phẩm giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Chủ đề Bản thân (tiếp)
Cách giữ vệ sinh thân thể: tắm rửa, gội đầu, đánh răng, rửa mặt, rửa tay. Dụng cụ để giữ VS thân thể: gương, lược, bàn chải, thuốc đánh răng, khăn mặt, xà phòng.
Đèn xanh, đỏ và các biển báo giao thông giúp chúng ta phòng ngừa tai nạn giao thông.
Không nói chuyện hoặc đi theo người lạ.
Cần tránh xa những nơi nguy hiểm như hố nước, lửa, hố vôi, bụi rậm….
Xây dựng mạng hoạt động
“Mạng hoạt động” là các hoạt động GD mà GV dự kiến cho trẻ trải nghiệm hàng ngày, hàng tuần dưới hình thức ‘học bằng chơi, chơi mà học’ để tìm hiểu, khám phá các ND của chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trả lời câu hỏi «Cô muốn trẻ làm gì?»
Biểu đạt hoạt động thường bắt đầu bằng các động từ
Chủ đề A
Phát triển
nhận thức
Trò chơi
Phát triển
thẩm mỹ
Phát triển
TC-KNXH
Phát triển
thể chất
Phát triển
ngôn ngữ
ĐD ăn uống
Sưu tầm những vật
liệu khác nhau để tạo
ra bát
Nặn xé dán vẽ
Trò chuyện các loại
bát, ca theo công dụng
Tổ chức góc chơi gia đình
Làm Album
Nghe âm thanh của các
ĐD để đoán chất liệu
Triển lãm các loại bát
Biểu diễn văn nghệ
Làm 1 hành động để
cha mẹ vui
Chọn mặt buồn, mặt cười
Chuẩn bị quà tặng bố mẹ
Xây dựng kế hoạch tuần
Kế hoạch tuần được lập trên cơ sở bố trí các hoạt động GD vào thời gian biểu hàng ngày. Trong 1 ngày, thông qua các hoạt động GD tích hợp xoay quanh chủ đề, trẻ có các cơ hội trải nghiệm với đọc thơ, kể chuyện, làm quen các biểu tượng toán, vẽ, nặn, hát, vận động, VC…. Cùng với hoạt động CSSK và DD hợp lý sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển trẻ toàn diện.
GV dựa vào yêu cầu, nội dung cụ thể của chủ đề nhánh để XD kế hoạch tuần cho phù hợp.
Mức độ chi tiết của kế hoạch hoạt động / bài soạn tùy thuộc vào khả năng của từng GV
- Những hoạt động (như: TDS, hoạt động chơi, dạo chơi) cho cả 1 hoặc 2 tuần chỉ cần soạn một lần. Những lần thực hiện sau bổ sung những điểm thay đổi (nếu có).
- Nếu hoạt động hoặc trò chơi được lựa chọn từ một tài liệu nào đó/ trò chơi quen thuộc/trò chơi dân gian thì ghi tên hoạt động / trò chơi và những điều thay đổi (nếu có) khi thực hiện ở lớp.
Kế hoạch hoạt động ngày
Hoạt động học
Hoạt động học ở mọi lúc mọi nơi
Hoạt động học có chủ đích
Hoạt động học có chủ đích không phân thành “môn” học.
Nội dung học có chủ đích được tích hợp theo chủ đề và được tổ chức một lần trong 1 ngày.
Kế hoạch hoạt động học có chủ đích gồm có 1 nội dung trọng tâm và có thể lồng ghép 1 hoặc 2 lĩnh vực nội dung có tính chất củng cố, bổ trợ phù hợp với chủ đề.
Hoạt động học có chủ đích
Tên hoạt động: .....
(gần gũi với trẻ, phản ánh được ND).
a. Mục tiêu: ............
b. Chuẩn bị: ...........
cần chuẩn bị gì? (ĐDĐC, NVL, địa điểm…)
c. Tiến hành: ...........
HĐ 1
HĐ 2
.......
(và những lưu ý cần thiết, cách mở rộng hoạt động, các nguyên vật liệu thay thế...)
Lưu ý
Trước tiên, BGH nhà trường xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, trong đó dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ thời gian cho từng CĐ cho từng khối lớp (lứa tuổi) và phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho GV trong trường.
Dựa vào kế hoạch năm học, GV xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng và hàng tuần cho lớp mình, bao gồm xác định trên CĐ cho tháng đó, xác định mục tiêu cần đạt được nên trẻ cho chủ đề sẽ học, lựa chọn các hoạt động, sắp xếp lịch tuần, chuẩn bị ĐDDH và tiến hành tổ chức các hoạt động GD hằng ngày theo kế hoạch dự định
Lưu ý
Khi xây dựng kế hoạch GV cần dự đoán các khả năng thực hiện và tính đến các yếu tố sau :
+ Khối lượng thời gian trẻ cần có để tiến hành các HĐ
+ Các hoạt động cần phù hợp và mang tính liên tục, liên kết với nhau.
+ Yêu cầu đa dạng hoạt động và thay đổi không để trẻ ngồi 1 chỗ quá lâu.
Sử dụng 1 số hoạt động hữu ích để quản lí lớp và đưa lớp lại gần nhau như các thủ thuật hay trò chơi.
Chú ý lồng ghép đan xen các nội dung và hoạt động một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh ôm đồm, quá sức của trẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Thu Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)