Lao
Chia sẻ bởi Phạm Hồng Thắng |
Ngày 27/04/2019 |
149
Chia sẻ tài liệu: Lao thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trần Bửu NgọcHuỳnh Thị Phương DiễmĐặng Nguyên Quỳnh ThưĐỗ Hữu PhátBùi Huy ThôngPhạm Hữu NgọcLê Thị Ngọc HânTrần Nguyễn Ngọc TânTrần Thị Hoài TrangLê Đỉnh PhươngBùi Thạch Hãn
Laos... Laos...Laos
ĐẤT NƯỚC LÀO
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào là một nước có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Nó giáp giới nước My-an-ma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Cambodia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây.
Thủ đô là thành phố Viêng Chăn.
Diện tích : 236.800 km2.
Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê-Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là mùa mưa trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng Năm đến tháng Mười Một, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư năm sau.
Trước thế kỷ 14, lịch sử Lào không được ghi chép rõ ràng, chủ yếu là theo truyền thuyết, theo đó thì vào khoảng thế kỷ thứ 7 (năm 658) "Khun Lo" lập nước tại Mường-xoa (Luông Pha-bang ngày nay). Sáu người em của Khun Lo chia nhau cai trị các tiểu vương quốc lân cận.
Vào thế kỷ thứ 14 (năm 1353) vua Phà ngừm thống nhất các Tiểu vương (Hủa-phăn, Mương-phương, Viêng chăn, Chăm-pa-xắc...) thành Vương quốc Lạn-xạng (Triệu voi), đây là thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào.
Giữa thế kỷ 16, vào thời vua Xệt-tha-thi-lát đã rời đô từ Luông pha-bang về Viêng chăn (1556). Năm 1713 Lạn-xạng bị chia thành 3 vương quốc là Luông Pha-bang, Viêng chăn và Chăm-pa-xắc.
Từ 1893-1945, Pháp đô hộ Lào. Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Lào It-xa-la đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập ngày 12/10/1945.
Từ 1953-1974: tiến hành kháng chiến chống Mỹ.
Ngày 2/12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật đổ chế độ quân chủ lập hiến. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.
Khoảng một nửa dân cư là dân tộc Lào là nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên.
Các dân tộc sinh ở Lào : Hơ-mông (Mèo), Yao (Miên), Thái đen, Dao, người gốc Tây Tạng-Miến Điện, Môn-Khơ-me, người gốc Việt nam và Trung Quốc thiểu số.
Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đanh sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái lan (Isan).
Tôn giáo chính là Phật giáo dòng Tiểu thừa (Theravada), cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Thiên chúa và đạo Hồi.
Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của nhóm ngôn ngữ Tày (Tai language). Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.
Nhà sư Lào
Âm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.
Một di tích của nền văn hóa Lào còn lại đến ngày nay là Cánh đồng Chum.
Cánh đồng chum
Múa dân tộc
Một ngôi làng ở Lào
Món ăn truyền thống
Thổ cẩm
Trang phục dân tộc ở Lào
Lào là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Về nông nghiệp, lực lượng lao động chính là dân Lào, và điều đó giải thích cho việc hơn 50% sản phẩm gia dụng đều thô sơ. Lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu; ngoài ra, còn trồng thêm bắp, khoai lang, và các loại rau cải khác.
Về thương mại gồm có các vụ mùa thu hoạch cà phê, cây thuốc lá , mía và cây bông vải. Cây thuốc phiện và cannabis-một loại cây hoa vùng nhiệt đới - được trồng bất hợp pháp ở vùng Tây Bắc, giáp ranh biên giới với Thái Lan và Myanmar, một phần của khu "Tam Giác Vàng".
Nguồn cung cấp cá sông cũng bổ sung thêm vào ngân sách quốc gia. Rừng bao phủ hơn một nửa diện tích đất nước; cây gỗ tếch và lac (gôm lắc) được khai thác, nhưng sản phẩm bị giới hạn bởi công cụ vận chuyển thô sơ và sự thiếu thốn trong công nghiệp, trong khi thiếc vẫn được khai thác và các quặng khoáng sản khác (như thạch cao, vàng, gemstone-đá ngọc ) vẫn chưa được khai thác rộng rãi.
Ngoài ra, Lào còn có tiềm năng lớn về thuỷ điện, và mặc dù chưa được phát triển, nhưng điện là nguồn xuất khẩu chủ yếu. Lào còn có những mặc hàng xuất khẩu chính khác như gỗ liêm, các sản phẩm về gỗ, thiếc, tơ lụa và quần áo, và cà phê. Từ khi phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng, bắt đầu xảy ra việc thiếu hụt vốn trong việc tiếp tục ngoại thương với nước ngoài. Dẫn đầu trong lãnh vực các nuớc ngoại thương với nhau là Thái lan, Việt Nam và Nhật Bản. Trong sự cố gắng mở rộng nền kinh tế quốc gia, một bộ luật đầu tư nước ngoài đã được thông qua vào năm 1989; việc đó đã được mở rộng tự do xa hơn vào năm 1994.
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng, có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định; chủ yếu là do sản xuất còn yếu; nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu (trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước, Lào chiếm 20%, nước ngoài chiếm 80%).
GDP năm 2003 tăng 5,9%, thu nhập bình quân 356 USD/người/năm; dự kiến năm 2004 đạt 6,2%, Xuất nhập khẩu đạt 907 triệu USD trong đó xuất đạt 351 triệu USD, Nhập 556 triệu USD.
Đại hội Đảng 7 (tháng 3/2001) đề ra mục tiêu chung đến năm 2020, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, đời sống nhân dân tăng gấp 3 lần hiện nay. Đến năm 2010 GDP bình quân tăng 7-8%/năm, phấn đấu cơ bản giải quyết tình trạng nghèo khó của nhân dân, đất nước có một số cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và nhân lực cơ bản là tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tiền ở Lào
Tuy tục Việt buộc phải chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ dựng vợ gả chồng song không phải mùa nào cũng được. Thông thường người mình làm đám cưới vào mùa đông và trước khi tàn mùa xuân, có lẽ vì khí trời lạnh ở miền Bắc, mát ở miền Nam ? Tháng bảy là tháng mưa ngâu với tích đau buồn giữa Ngưu Lang và Chức Nữ ( theo truyền thuyết Tàu ) nên người mình kiêng theo, tránh chuyện tổ chức lễ trăm năm, trừ trường hợp bất khả kháng.
Người Lào có lệ chỉ cưới gả nhau vào những tháng chẳn. Tháng sáu là tháng tốt nhất vì nhằm mùa Bun Bang Phay tức lễ cầu mưa. Tháng sáu cũng là tháng cuối cùng vì qua tháng bảy là mùa đồng áng, còn tháng tám lại nhằm mùa Khậu Vặt Sá tức mùa cấm phòng của chư tăng ni hệ tiểu thừa kéo dài mãi đến trăng tròn tháng 11. Khoảng thời gian nầy ngườI Lào tuyệt đối Kha-lăm ( kiêng cữ), nên đành chờ tháng 12 vậy. Ngày tốt, người Lào chọn 15 ngày trước khi trăng tròn, ngụ ý duyên phận vợ chồng son sẽ ngày càng lên cao, càng nẩy nở sáng tỏ như trăng.
Sau khi đôi bên nhà trai, nhà gái đã thoả thuận mọi việc, hai họ ấn định ngày nghênh hôn ( đón dâu). Ngày nầy thường được chọn vào những ngày và giờ được coi là tốt, theo âm lịch, những ngày giờ thuận lợi cho tuổi cô dâu và tuổi chú rể, tên chữ là giờ Hoàng Đạo. Ngày và giờ Hoàng Đạo của cộng đồng việt nam hải ngoại ( trừ tại Lào và Thái Lan), xin nhắc lại, chỉ được nhân chia trừ cọng theo đơn vị … cuối tuần !
Trên đây là những hiểu biết của Nhóm 1 về Lào. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe !
Laos... Laos...Laos
ĐẤT NƯỚC LÀO
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào là một nước có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Nó giáp giới nước My-an-ma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Cambodia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây.
Thủ đô là thành phố Viêng Chăn.
Diện tích : 236.800 km2.
Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê-Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là mùa mưa trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng Năm đến tháng Mười Một, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư năm sau.
Trước thế kỷ 14, lịch sử Lào không được ghi chép rõ ràng, chủ yếu là theo truyền thuyết, theo đó thì vào khoảng thế kỷ thứ 7 (năm 658) "Khun Lo" lập nước tại Mường-xoa (Luông Pha-bang ngày nay). Sáu người em của Khun Lo chia nhau cai trị các tiểu vương quốc lân cận.
Vào thế kỷ thứ 14 (năm 1353) vua Phà ngừm thống nhất các Tiểu vương (Hủa-phăn, Mương-phương, Viêng chăn, Chăm-pa-xắc...) thành Vương quốc Lạn-xạng (Triệu voi), đây là thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào.
Giữa thế kỷ 16, vào thời vua Xệt-tha-thi-lát đã rời đô từ Luông pha-bang về Viêng chăn (1556). Năm 1713 Lạn-xạng bị chia thành 3 vương quốc là Luông Pha-bang, Viêng chăn và Chăm-pa-xắc.
Từ 1893-1945, Pháp đô hộ Lào. Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Lào It-xa-la đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập ngày 12/10/1945.
Từ 1953-1974: tiến hành kháng chiến chống Mỹ.
Ngày 2/12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật đổ chế độ quân chủ lập hiến. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.
Khoảng một nửa dân cư là dân tộc Lào là nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên.
Các dân tộc sinh ở Lào : Hơ-mông (Mèo), Yao (Miên), Thái đen, Dao, người gốc Tây Tạng-Miến Điện, Môn-Khơ-me, người gốc Việt nam và Trung Quốc thiểu số.
Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đanh sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái lan (Isan).
Tôn giáo chính là Phật giáo dòng Tiểu thừa (Theravada), cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Thiên chúa và đạo Hồi.
Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của nhóm ngôn ngữ Tày (Tai language). Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.
Nhà sư Lào
Âm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.
Một di tích của nền văn hóa Lào còn lại đến ngày nay là Cánh đồng Chum.
Cánh đồng chum
Múa dân tộc
Một ngôi làng ở Lào
Món ăn truyền thống
Thổ cẩm
Trang phục dân tộc ở Lào
Lào là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Về nông nghiệp, lực lượng lao động chính là dân Lào, và điều đó giải thích cho việc hơn 50% sản phẩm gia dụng đều thô sơ. Lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu; ngoài ra, còn trồng thêm bắp, khoai lang, và các loại rau cải khác.
Về thương mại gồm có các vụ mùa thu hoạch cà phê, cây thuốc lá , mía và cây bông vải. Cây thuốc phiện và cannabis-một loại cây hoa vùng nhiệt đới - được trồng bất hợp pháp ở vùng Tây Bắc, giáp ranh biên giới với Thái Lan và Myanmar, một phần của khu "Tam Giác Vàng".
Nguồn cung cấp cá sông cũng bổ sung thêm vào ngân sách quốc gia. Rừng bao phủ hơn một nửa diện tích đất nước; cây gỗ tếch và lac (gôm lắc) được khai thác, nhưng sản phẩm bị giới hạn bởi công cụ vận chuyển thô sơ và sự thiếu thốn trong công nghiệp, trong khi thiếc vẫn được khai thác và các quặng khoáng sản khác (như thạch cao, vàng, gemstone-đá ngọc ) vẫn chưa được khai thác rộng rãi.
Ngoài ra, Lào còn có tiềm năng lớn về thuỷ điện, và mặc dù chưa được phát triển, nhưng điện là nguồn xuất khẩu chủ yếu. Lào còn có những mặc hàng xuất khẩu chính khác như gỗ liêm, các sản phẩm về gỗ, thiếc, tơ lụa và quần áo, và cà phê. Từ khi phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng, bắt đầu xảy ra việc thiếu hụt vốn trong việc tiếp tục ngoại thương với nước ngoài. Dẫn đầu trong lãnh vực các nuớc ngoại thương với nhau là Thái lan, Việt Nam và Nhật Bản. Trong sự cố gắng mở rộng nền kinh tế quốc gia, một bộ luật đầu tư nước ngoài đã được thông qua vào năm 1989; việc đó đã được mở rộng tự do xa hơn vào năm 1994.
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng, có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định; chủ yếu là do sản xuất còn yếu; nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu (trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước, Lào chiếm 20%, nước ngoài chiếm 80%).
GDP năm 2003 tăng 5,9%, thu nhập bình quân 356 USD/người/năm; dự kiến năm 2004 đạt 6,2%, Xuất nhập khẩu đạt 907 triệu USD trong đó xuất đạt 351 triệu USD, Nhập 556 triệu USD.
Đại hội Đảng 7 (tháng 3/2001) đề ra mục tiêu chung đến năm 2020, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, đời sống nhân dân tăng gấp 3 lần hiện nay. Đến năm 2010 GDP bình quân tăng 7-8%/năm, phấn đấu cơ bản giải quyết tình trạng nghèo khó của nhân dân, đất nước có một số cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và nhân lực cơ bản là tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tiền ở Lào
Tuy tục Việt buộc phải chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ dựng vợ gả chồng song không phải mùa nào cũng được. Thông thường người mình làm đám cưới vào mùa đông và trước khi tàn mùa xuân, có lẽ vì khí trời lạnh ở miền Bắc, mát ở miền Nam ? Tháng bảy là tháng mưa ngâu với tích đau buồn giữa Ngưu Lang và Chức Nữ ( theo truyền thuyết Tàu ) nên người mình kiêng theo, tránh chuyện tổ chức lễ trăm năm, trừ trường hợp bất khả kháng.
Người Lào có lệ chỉ cưới gả nhau vào những tháng chẳn. Tháng sáu là tháng tốt nhất vì nhằm mùa Bun Bang Phay tức lễ cầu mưa. Tháng sáu cũng là tháng cuối cùng vì qua tháng bảy là mùa đồng áng, còn tháng tám lại nhằm mùa Khậu Vặt Sá tức mùa cấm phòng của chư tăng ni hệ tiểu thừa kéo dài mãi đến trăng tròn tháng 11. Khoảng thời gian nầy ngườI Lào tuyệt đối Kha-lăm ( kiêng cữ), nên đành chờ tháng 12 vậy. Ngày tốt, người Lào chọn 15 ngày trước khi trăng tròn, ngụ ý duyên phận vợ chồng son sẽ ngày càng lên cao, càng nẩy nở sáng tỏ như trăng.
Sau khi đôi bên nhà trai, nhà gái đã thoả thuận mọi việc, hai họ ấn định ngày nghênh hôn ( đón dâu). Ngày nầy thường được chọn vào những ngày và giờ được coi là tốt, theo âm lịch, những ngày giờ thuận lợi cho tuổi cô dâu và tuổi chú rể, tên chữ là giờ Hoàng Đạo. Ngày và giờ Hoàng Đạo của cộng đồng việt nam hải ngoại ( trừ tại Lào và Thái Lan), xin nhắc lại, chỉ được nhân chia trừ cọng theo đơn vị … cuối tuần !
Trên đây là những hiểu biết của Nhóm 1 về Lào. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hồng Thắng
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)