Làm văn trong sách ngữ văn nâng cao

Chia sẻ bởi Lê Phi Hùng | Ngày 09/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Làm văn trong sách ngữ văn nâng cao thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:



về phần làm văn trong
sách ngữ văn nâng cao THPT



người trình bày: đỗ ngọc thống


Những điểm mới
của chương trình Làm văn trong sgk Ngữ văn nâng cao
1. Tích hợp với tiếng Việt và Đọc văn
Làm văn là một bộ phận không tách rời của chương trình Ngữ văn.
Làm văn cùng với Đọc văn là hai hoạt động quan trọng nhất của việc dạy học ngữ văn trong nhà trường THPT. Đây chính là mối quan hệ giữa đọc-hiểu, tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản.
Cả hai hoạt động này đều cần đến năng lực tiếng Việt, nhờ vào năng lực tiếng Việt
2. Đổi mới quan niệm về kiểu bài
CT cũ chia các kiểu bài vừa theo phương thức biểu đạt, vừa theo thao tác. Kết quả là có khá nhiều kiểu bài nhỏ, khó phân biệt...
Chương trình và sách giáo khoa Làm văn mới chia kiểu bài theo phương thức biểu đạt. KQ có 6 kiểu văn bản: TS, MT, BC,TM, NL và ĐH. Bài văn nào cũng cần vận dụng tổng hợp các phương thức BĐ và các thao tác NL.
Căn cứ vào nội dung cần bàn luận và làm sáng tỏ để chia ra hai loại: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
3. Cấu trúc đồng tâm và nâng cao
Lớp 10: ôn lại các kiểu văn bản đã học ở THCS và học thêm một số nội dung mới.
Lớp 11: tập trung mở rộng, nâng cao các tri thức và kĩ năng về các thao tác NL.
Lớp12: Tổng kết và ôn luyện quy trình hoàn thiện một văn bản NL.
Văn bản điều hành thì học nối tiếp không lặp lại: Lớp X: kế hoạch cá nhân, Quảng cáo; XI: Phỏng vấn, Bản tin và Tiểu sử; XII: Tổng kết và Đề cương diễn thuyết ;
4. Đổi mới quan niệm về đề văn
Trong quan niệm truyền thống, một đề văn nghị luận thường có ba phần: phần dẫn , phần yêu cầu kiểu bài, phần giới hạn vấn đề
Đề văn mới chủ yếu là nêu vấn đề, đề tài cần bàn bạc và làm nổi bật; còn các thao tác thì HS tuỳ vào cách làm, tuỳ vào kiểu văn bản cần tạo lập.
Bên cạnh đề yêu cầu rõ theo truyền thống có thêm đề mở nhằm khuyến khích HSG
Đề mở và cách lập ý
Đề mở là đề không nêu rõ yêu cầu về thao tác hay kiểu văn bản. Tùy vào vấn đề mà vận dụng cho phù hợp.
Đối với văn miêu tả, tự sự thường triển khai bằng cách trả lời các câu hỏi: Cái gì? ở đâu? vào lúc nào? với ai? Diễn ra thế nào? kết thúc ra sao? Có cảm nghĩ gì ?
Với văn nghị luận: là gì? nghĩa là như thế nào? Tại sao? đúng hay sai? Thể hiện trong VH và CS như thế nào? có ý nghĩa gì?...
5. Tăng cường văn nghị luận xã hội
Trong chương trình trước đây thường quan niệm khá cực đoan hoặc quá coi trọng NLXH hoặc quá thiên về NLVH.
Vai trò và tính ứng dụng của văn nghị luận xã hội rất lớn.
Chương trình Ngữ văn mới đã điều chỉnh tăng cường văn nghị luận xã hội, cả ở phần đọc văn và phần làm văn nhằm cân đối hai loại văn nghị luận.
6. Bổ sung bằng các ND tự chọn
Tự chọn TLV có từ THCS ( lớp 8 &9) .
Làm văn THPT có 6/30 chủ đề tự chọn NV:
Những yêu cầu cơ bản của một bài văn hay (X)
Phương pháp phát triển ý cho bài văn (X)
Luận điểm và lập luận trong văn nghị luận (XI)
Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng (XI)
Các dạng đề văn NL: tìm hiểu và phân tích(XII)
Đọc sách, ghi chép và tích luỹ kiến thức (XII)
Xem file: CT Tu chon NV THPT
7. Đổi mới phương hướng dạy LV
Coi trọng kĩ năng hình thành ý, sinh ý; biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận; bíe thuyết phục, biết phản bác và bảo vệ ý kiến của mình, linh hoạt và sáng tạo
Tập trung hình thành và rèn luyện quy trình và cách thức viết một đoạn văn, bài văn.
Không lấy số lượng ( bài viết dài ) mà chú ý nội dung chân thực, chống sao chép; chú ý sửa về diễn đạt và trình bày ( chính tả, chữ viết, câu cụt, dùng từ?) ( xem tiếp slide sau)
...Đổi mới phương hướng dạy Làm văn
Tiếp tục theo định hướng tích cực hoá người học: khuyến khích tự thể hiện, tự bộc lộ cá nhân
Đổi mới đồng bộ: Chương trình- SGK- Phương pháp dạy học- Kiểm tra đánh giá...
Dạy theo hướng tích hợp giữa Đọc văn- Tiếng Việt và Làm văn.
Dạy cho HS biết chủ động và linh hoạt trong việc làm bài văn: chủ động suy nghĩ, chủ động thể hiện và trình bày?
Chú ý các tình huống thiết thực để vận dụng...
Đổi mới phương hướng dạy làm văn
Tư tưởng chủ đạo: Chống lại thói sao chép văn mẫu, minh hoạ cho những điều có sẵn. "Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho HS diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói"?
( Phạm Văn Đồng, "Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện", NCGD, số 28, 11/1973.)
8. Thực hành viết đoạn và bài văn nghị luận
Cả năm 9 bài (6 bài viết thường kì, 1 bài kt văn học và 2 bài kt tổng hợp). Có bài kiểm tra 1 tiết, có bài 2 tiết, mỗi học kì có 1 bài viết ở nhà.
Luyện tập viết các đoạn văn gắn với mỗi thao tác nghị luận đang học.
Mỗi bài kiểm tra sách nêu lên từ 4-6 đề để HS và GV tham khảo, lựa chọn.




về phần làm văn trong
sách ngữ văn 10 nâng cao

Những nội dung ôn lại và nâng cao
1. Các kiểu Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm
thuyết minh và nghị luận đều được ôn lại qua thực hành, không học lại lý thuyết ở THCS.
2. Nâng cao :
Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB đòi hỏi cao hơn, nhuần nhuyễn hơn.
Luôn gắn với các nội dung tác phẩm ở phần đọc-hiểu văn bản.
Kĩ năng viết: tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt và trình bày yêu cầu cao hơn.
Những nội dung mới
1. Các phương pháp giúp người viết lập ý
Quan sát và thể nghiệm đời sống
Đọc , tích luỹ kiến thức
Lập ý theo các yêu cầu khác nhau
Liên tưởng và tưởng tượng
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
Tóm tắt chuyện theo nhân vật chính
2. Một số kiến thức nâng cao
Kết cấu của bài văn thuyết minh
Đề văn nghị luận
Luận điểm của bài nghị luận
Những điểm khác so với CT chuẩn
1. Số tiết học
2. Nội dung nhiều hơn: một số nội dung cụ thể chỉ có ở Ngữ văn Nâng cao, VD: Quan sát phải gắn với thể nghiệm; Lập ý theo các yêu cầu khác nhau; Đọc, tích luỹ kiến thức...
3. Yêu cầu cao hơn. Yêu cầu về tìm ý và lập dàn ý; về diễn đạt và trình bày, Biết chỉ ra và lí giải nội dung và nghệ thuật của văn bản.
4. Thực hành nhiều hơn: viết đoạn văn, bài văn, phân tích đề, lập dàn ý...
5. Tích hợp với đọc văn: nhiều vb hơn, nhiều vấn đề llvh (đọc hiểu văn bản vh, và đọc hiểu vbvh trung đại)




một số vấn đề cụ thể
cần lưu ý





những nội dung chính về Tập làm văn trong sách ngữ văn THCS cần giới thiệu cho GV THPT


1. Văn bản tự sự
Lớp 6: Đặc điểm của vb tự sự ; chủ đề, bố cục, sự việc, nhân vật, ngôi kể trong vb tự sự; cách viết văn kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.Viết tóm tắt vb tự sự; viết đoạn văn kể chuyện theo chủ đề cho trước; kể lại một truyện dân gian đã học, đã đọc; kể chuyện có thật,kể chuyện sáng tạo
Lớp 8: Tóm tắt vb tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong van bản tự sự. Viết đoạn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm theo các ngôi kể khác nhau.
Lớp 9: Miêu tả và miêu tả nội tâm trong vb tự sự ; nghị luận trong vb tự sự ; đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong vb tự sự ; người kể chuyện trong vb tự sự. Tóm tắt vb tự sự ; viết đoạn văn, bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố lập luận và miêu tả nội tâm.
2. Văn bản miêu tả
Lớp 6:
Đặc điểm của vb miêu tả ; quan sát, so sánh, nhận xét, tưởng tượng trong van miêu tả ; phương pháp làm văn tả cảnh (tĩnh và động), tả người (chân dung và sinh hoạt). Viết đoạn, bài văn tả cảnh, tả người.
Lớp 9:
Miêu tả và miêu tả nội tâm trong vb tự sự
3. Văn bản biểu cảm
Lớp 7:
+ Đặc điểm của vb biểu cảm, cách thể hiện tình cảm trong vb BC, cách tạo lập vb BC.
+ Viết đoạn, bài văn BC về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học, một người hoặc một sự việc có thật trong đời sống.
Lớp 8: Viết đoạn, bài văn tự sự có yếu tố BC theo các ngôi kể khác nhau.
4. Văn bản lập luận
Lớp 7: Đặc điểm và cách tạo lập; luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận ; nghị luận gt và cm. Viết đoạn, bài văn gt hoặc cm một vấn đề xã hội, đạo đức, một nhận định về tp đã học.
Lớp 8: Triển khai luận điểm, luận cứ trong vb NL; BC, TS, MT trong vb NL.
Lớp 9: NL về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện, một bài thơ ; cách làm bài NL về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, về một tác phẩm truyện, một bài thơ .
5. Văn bản thuyết minh
Lớp 8: Giới thiệu về văn TM; các phương pháp TM ; đề văn TM và cách làm bài TM; TM về một thể loại văn học, một phương pháp, một danh lam thắng cảnh. Viết đoạn, bài văn giới thiệu về một thể loại văn học, một phương pháp, một danh lam thắng cảnh.
Lớp 9: TM kết hợp với miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Viết bài văn TM có yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật.
6. Văn bản điều hành

Lớp 6: Đơn từ
Lớp 7: Kiến nghị và Báo cáo
Lớp 8: Tường trình, Thông báo
Lớp 9: Biên bản, Hợp đồng, Thư điện chúc mừng

7. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt được hiểu như là cách thức phản ánh và tái hiện lại đời sống (thiên nhiên, xã hội, con người) của người viết, người nói. Mỗi phương thức biểu đạt phù hợp với một mục đích, ý đồ phản ánh, tái hiện nhất định và được thực hiện bởi một thao tác chính nào đó.
Có thể nói mỗi thao tác chính tạo nên một phương thức biểu đạt và mỗi phương thức biểu đạt chính tạo nên một kiểu văn bản.
Có sáu kiểu văn bản: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Lập luận, Thuyết minh và Điều hành
8. Phương thức biểu đạt và sự kết hợp
Trong thực tế, ít có một văn bản nào lại chỉ dùng một hành động ngôn ngữ duy nhất mà thường là đan xen: trong tả có kể và trong kể có tả ; ngay cả hình thức là đơn từ nhưng trong đó có thể dùng tự sự, miêu tả và cả lập luận nữa.
Như thế một văn bản có thể kết hợp hai hay nhiều phương thức biểu đạt. Tất nhiên mỗi kiểu văn bản như trên đã nói sẽ có một phương thức biểu đạt chính, các phương thức khác tham gia là nhằm làm nổi bật phương thức biểu đạt chính và giúp nội dung cần văn bản thêm sinh động và phong phú.
9. Về văn bản thuyết minh
Trong các kiểu văn bản đã học ở THCS được ôn luyện và nâng cao trong sách Ngữ văn 10, GV cần chú ý nhiều hơn tới kiểu văn bản thuyết minh. Lớp 8 và 9 đã học kĩ:
ã Thế nào là văn thuyết minh?
ã Đặc điểm, yêu cầu, sự cần thiết và tính ứng dụng.
ã Các loại văn thuyết minh và phương pháp thuyết minh
ã Đề bài và cách làm bài văn thuyết minh
ã Các dạng bài thuyết minh cụ thể:
- Thuyết minh một phương pháp
- Thuyết minh một đồ dùng
- Thuyết minh một thể loại
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh, một di tích
10. Phân biệt TM với TS và NL
1. Tự sự là văn bản trình bày sự việc, nhân vật, thường trình bày diễn biến theo một trình tự nhất định ( chuyện gì, ai, xảy ra lúc nào, ở đâu, diễn ra thế nào, kết quả ra sao?)
2. Văn bản nghị luận trình bày ý kiến ý kiến, luận điểm, dùng các thao tác lập luận để thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của mình đã nêu ra.
3. Văn bản thuyết minh chỉ thuần tuý trình bày kiến thức về đối tượng một cách khách quan.
11. Thuyết minh và Miêu tả







phương hướng dạy phần làm văn trong sách
ngữ văn 10 nâng cao


Phương hướng dạy Làm văn 10
Các nội dung đã học ở Ngữ văn THCS vừa nêu trên được ôn luyện ở Ngữ văn 10. Ôn lại không có nghĩa chỉ là nhắc lại những gì đã học, lặp lại một cách nhàm chán những kiến thức đã học về các kiểu văn bản ấy ở THCS, mà thực chất là tổng kết và nâng cao; chủ yếu là thông qua thực hành, vận dụng một cách tổng hợp các thao tác trong khi viết một kiểu văn bản nào đó.
Phần Làm văn trong sách Ngữ văn 10, tập 1 chọn văn bản tự sự làm nòng cốt, từ đó luyện tập cho HS cách vận dụng các thao tác tổng hợp trong kiểu văn bản này: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Ngữ văn 10, tập 2 tập trung ôn và luyện tập về văn bản thuyết minh và văn nghị luận cũng với tinh thần trên.
Phương hướng dạy...
Việc nâng cao các kiểu văn bản đã học ở Ngữ văn 10 không chỉ thể hiện ở yêu cầu vận dụng một cách tổng hợp các thao tác, các phương thức biểu đạt trong một văn bản mà còn thể hiện ở yêu cầu tích hợp với các nội dung đọc văn đang học của Ngữ văn 10.
Học tóm tắt tác phẩm tự sự, nhưng không lặp lại những gì đã học ở THCS mà là học tóm tắt truyện theo nhân vật chính.
Để HS có tiềm lực và kĩ năng làm tốt các kiểu văn bản trên, sách Ngữ văn 10 NC tập trung cung cấp cho người học một số vấn đề như liên tưởng, tưởng tượng; quan sát, thể nghiệm đời sống; đọc và tích luỹ kiến thức, biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; lập ý theo các yêu cầu khác nhau...
Tại sao cần trang bị cho HS những tri thức và kĩ năng mới như trên đã nêu ? Bởi vì để viết được bài văn, người viết cần có ý. Nhưng làm thế nào để có ý ? ý cho bài viết không phải tự nhiên mà có, ngồi một chỗ, không chịu quan sát, suy nghĩ, thể nghiệm, lắng nghe tiếng lòng, tình cảm của chính mình; không đọc sách, tích luỹ kiến thức thì không thể có được ý.
Về văn bản điều hành
Khái niệm VB điều hành và ý nghĩa của việc dạy vbđh.
Trung quốc, Australia và bang Massachusetts dạy : Thư tín (thư thương mại, thư riêng, thư điện tử ), Báo cáo, Kiến nghị, Tóm tắt, Nhận xét, Ghi chép, Quảng cáo, Lời giới thiệu, Thông báo, Tóm tắt tiểu sử và tự thuật tiểu sử, Lời chúc mừng ( khi uống rượu hoặc trong các dịp vui), Đơn kiện, Biên bản, Chỉ thị ( huấn thị ), Thỉnh thị, Kế hoạch công tác (tập thể, cá nhân), Điều tra, Tổng kết (tập thể, cá nhân), Hợp đồng, Thư chúc mừng (chia buồn), Thư khởi tố... đó không phải chỉ là vb hành chính.
Việt Nam. Từ Tiểu học: nhắn tin, lập thời gian biểu, viết đơn, điền vào giấy tờ in sẵn, tập đề vào phong bì thư... THCS và THPT tiếp tục dạy VBĐH như trên đã nêu.
Về Kế hoạch cá nhân và Quảng cáo ở lớp 10
Phương pháp làm văn
I. Một số nguyên tắc chung
1) Nguyên tắc mục tiêu: nhận biết, lí giải và tạo lập
2) Nguyên tắc thực hành: nhận biết, lí giải và TL
3) Nguyên tắc sư phạm: Từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, đơn gi?n đến ph?c t?p: k/t, k/n
4) Nguyên tắc khoa học và hệ thống: cơ ban, chính xác; Lặp lại và nâng cao ;Tích hợp và tích cực
5) Nguyên tắc thích hợp và thiết thực : Mục đích thiết thực và thích hợp; đề tài thích hợp và thiết thực; yêu cầu thích hợp và thiết thực .
II. Lưu ý về ppdh cụ thể
1) Chuẩn bị văn bản (ngữ liệu)
a) Quan điểm mẫu và luyện tập theo mẫu
b) Mẫu trong nhà trường và yêu cầu sáng tạo của HS
c) Khó khăn của việc chuẩn bị và lựa chọn mẫu-
2) Nghiên cứu bài học và tài liệu liệu tham khảo
a) Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài học trong SGK &SGV để nắm chắc những nội dung cơ bản.
b) Đọc các tư liệu mở rộng
c) Xác định hướng thiết kế bài học trên lớp; chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học
3) Tiến trình lên lớp ( ngoài các bước thông thường)
a) Cung cấp thông tin: Giới thiệu văn bản mẫu, ngữ liệu mẫu ( trong SGK hoặc tư liệu mở rộng ngoài)
b) Tổ chức cho HS phân tích và xử lí thông tin: Nêu nhiệm vụ cho HS (quan sát, tìm hiểu, phân tích, so sánh, đối chiếu? văn bản mẫu để rút ra nhận xét của cá HS nhân theo yêu cầu của nhiệm vụ mà GV đặt ra). Tất cả HS trong lớp đều làm việc hoặc chia theo nhóm lớn.
c) Khuyến khích, động viên, gợi mở HS khám phá, phát hiện vấn đề giàu ý nghĩa, độc đáo, mang màu sắc cá nhân, đa dạng và phong phú.
d) Tổ chức cho HS trao đổi và tranh luận về kết quả phân tích của các cá nhân hoặc đại diện các nhóm. GV bổ sung và nêu ý kiến của mình ( nếu thấy cần thiết). HS tự rút ra kết luận.
Ví dụ về giờ lý thuyết
Cung cấp thông tin: đưa văn bản mẫu về vấn đề mà HS sẽ tìm hiểu, chẳng hạn dạy bài Lập luận bác bỏ, GV nêu vb sử dụng lập luận bác bỏ thật tiêu biểu
Xử lí thông tin: Hướng dẫn HS đọc, quan sát văn bản mẫu đã nêu
Khám phá phát hiện: Nêu nhiệm vụ và yêu cầu tất cả HS nhận diện, phân tích, tìm hiểu, phát hiện và rút ra các đặc điểm riêng biệt. Chẳng hạn những dấu hiệu nào chứng tỏ đây là văn bản bác bỏ
Rút ra KL: Tổ chức cho HS trao đổi kết quả để HS tự tìm đến những KL thống nhất. GV chỉ nêu ý kiến của mình một cách bình đẳng, không áp đặt.
Ví dụ về dạy giờ thực hành
Cung cấp thông tin: nêu lên các bài tập, các tình huống và nội dung rèn luyện cụ thể. Chẳng hạn, GV nêu một tình huống cần bác bỏ: Có ý kiến cho rằng tài năng quyết định thành công, lại có ý kiến cho rằng thành công cần phải có thời cơ và may mắn. ý kiến anh chị như thế nào.
Xử lí thông tin: nêu nhiệm vụ và yêu cầu học tập để HS thực hành
Khám phá phát hiện: Tổ chức cho HS phân tích, khám phá, phát hiện những nội dung mới mẻ, các cách hiểu độc đáo, cách tìm ra kết quả...
Rút ra KL: Tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận thống nhất. GV chỉ làm trọng tài, khi cần thiết nêu ý kiến của mình một cách bình đẳng, tránh áp đặt.
Dạy giờ trả bài
Cung cấp thông tin: nêu đề bài văn mà HS đã làm.
Xử lí thông tin: Nêu nhiệm vụ để HS tìm hiểu, phân tích. Chẳng hạn: tìm hiểu vấn đề trọng tâm mà đề cần làm sáng tỏ, hệ thống luận điểm mà đề cần có; Dàn ý hợp lý cho bài viết này nên như thế nào?
Khám phá phát hiện: Khuyến khích HS tìm ra những nội dung, ý tứ mới mẻ có thể bằng cách nêu các câu hỏi gợi dẫn, đưa ra các ý tham khảo?
Rút ra KL: Tổ chức cho HS trao đổi kết quả đã phân tích, tìm hiểu và tự rút ra các kết luận cần thiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phi Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)