Làm sạch nước mía-phạm văn thảo
Chia sẻ bởi Phạm Văn Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
117
Chia sẻ tài liệu: làm sạch nước mía-phạm văn thảo thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Làm Sạch Nước Mía
Bằng
Phương Pháp Sulfit Hóa
GVGD: Phan Thị Ngọc Hạnh
* Phương pháp Sulfit hóa kiềm mạnh
- Khống chế ở hai điểm pH = 7; pH = 11 là điểm đẳng điện và điểm ngưng tụ keo, nhằm loại bỏ nhiều chất không đường, nhưng hiệu quả tẩy màu không cao.
- Cho SO2 và vôi đồng thời để tránh hiện tượng chuyển hóa và phân hủy đường, nhưng khó khống chế trị số pH trong nước mía, dễ sinh ra hiện tượng quá kiềm và quá acid.
* Phương pháp Sulfit hóa kiềm nhẹ
- Khống chế trị số pH của hổn hợp trong khoảng 8-9, để tách loại muối của các oxyt kim loại ra khỏi hổn hợp nước mía, tăng hiệu quả làm sạch.
- Cho vôi trước sau đó mới cho SO2 vào sau, với một lượng vôi số định cho sẵn, nên không thể nâng cường độ SO2 lên quá cao để tránh hiện tượng tạo thành Ca(HSO3)2 hòa tan.
- Gia vôi trước tạo môi trường kiềm tương đối cao sẽ làm đường khử bị phân hủy tạo thành những chất màu và các acid hữu cơ.
* Phương pháp Sulfit hóa acid
- Sử dụng để sản xuất đường trắng.
- Xông SO2 trước, cho vôi sau, khống chế ở pH thấp để nâng cao hiệu quả tẩy màu. Ở pH này một số các chất keo mang điện tích trung hòa, kết tụ lại với nhau tạo thành mảng nhỏ.
- Trong môi trường acid, kết tủa CaSO3 tạo thành rắn chắc, giúp quá trình lắng, loại bỏ được phần lớn chất không đường.
- Trong môi trường acid mạnh , Saccorose bị chuyển hóa tương dối lớn, giảm hiệu suất thu hồi đường.
Phương pháp sunfit hóa thường sử dụng khí SO2 xông vào nước mía và có thể chia làm 3 dạng sau:
Trung hòa 1
Cho vôi kiềm cao
Lọc
Nước mía trong
tính kiềm
Trung hòa 2
Gia nhiệt 2
Lắng trong
Chè trong
Bốc hơi
Xông SO2 chè đặc
pH = 6.2-6.4
Gia nhiệt 1
Nước mía hỗn hợp
Nước bùn
SO2, Ca(H2PO4)2
Bùn
Gia vôi sơ bộ
pH= 6.4-6.6
H3PO4, Ca(OH)2
SO2, Ca(OH)2
Ca(OH)2
Mật chè
Sơ Đồ Công Nghệ Phương Pháp Sunfit Hóa Kiềm Mạnh
Điều Kiện Công Nghệ Các Phương Pháp Sunfit Hóa
Lượng vôi: lượng vôi cho vào 2 vị trí (gia vôi sơ bộ và trung hòa) có những tác dụng tốt, làm trung hòa acid của nước mía và ngưng tụ keo trước khi đun nóng, làm ức chế và tiêu diệt được vi sinh vật phát triển trong môi trường nước mía. Trung hòa giữa acid với kiềm và loại ra được nhiều keo để ngưng tụ cùng.
Do đó phải đưa ra lượng vôi dùng thích ứng với pH từ 6.4 ÷ 6.6 và 7.0 ÷ 7.3 nên lượng vôi dùng khoảng 0.2 ÷ 0.3% so với lượng mía ép.
Nhiệt độ: là yếu tố quyết định sự phản ứng và tạo kết tủa nên phải chọn thông số nhiệt độ cho phù hợp từng giai đoạn để đạt được mục đích của quá trình làm sạch nước mía. Cụ thể:
+ Tăng nhanh quá trình phản ứng hóa học.
+ Tăng nhanh quá trình ngưng tụ keo, tạo kết tủa rắn chắc.
+ Tăng nhanh tốc độ lắng.
Vì vậy ta phải chọn nhiệt độ gia nhiệt lần 1 là 60 ÷ 650C, gia nhiệt 2 là 100 ÷ 1050C.
Trị số pH: đây là trị số khống chế theo chỉ tiêu, nó rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm sạch và thu hồi đường. Nên chọn pH trung hòa là 7.4 ÷ 7.6.
Xông SO2 ở giai đoạn đầu tạo kết tủa cùng sữa vôi để kéo theo các chất phi đường cùng kết tủa. Còn xông SO2 lần 2 để tẩy màu chè đặc, làm giảm độ nhớt chè đặc tạo điều kiện tốt cho nấu đường.
Nồng độ SO2: đối với từng loại mía, từng vùng canh tác mà yêu cầu nồng độ SO2 không giống nhau. Các nhà máy đường thường dùng nồng độ SO2 trong khoảng 8 ÷ 10ml dung dịch iốt N/32. Lượng lưu huỳnh tiêu hao khoảng 0.05 ÷ 0.06% so với trọng lượng mía.
Bằng
Phương Pháp Sulfit Hóa
GVGD: Phan Thị Ngọc Hạnh
* Phương pháp Sulfit hóa kiềm mạnh
- Khống chế ở hai điểm pH = 7; pH = 11 là điểm đẳng điện và điểm ngưng tụ keo, nhằm loại bỏ nhiều chất không đường, nhưng hiệu quả tẩy màu không cao.
- Cho SO2 và vôi đồng thời để tránh hiện tượng chuyển hóa và phân hủy đường, nhưng khó khống chế trị số pH trong nước mía, dễ sinh ra hiện tượng quá kiềm và quá acid.
* Phương pháp Sulfit hóa kiềm nhẹ
- Khống chế trị số pH của hổn hợp trong khoảng 8-9, để tách loại muối của các oxyt kim loại ra khỏi hổn hợp nước mía, tăng hiệu quả làm sạch.
- Cho vôi trước sau đó mới cho SO2 vào sau, với một lượng vôi số định cho sẵn, nên không thể nâng cường độ SO2 lên quá cao để tránh hiện tượng tạo thành Ca(HSO3)2 hòa tan.
- Gia vôi trước tạo môi trường kiềm tương đối cao sẽ làm đường khử bị phân hủy tạo thành những chất màu và các acid hữu cơ.
* Phương pháp Sulfit hóa acid
- Sử dụng để sản xuất đường trắng.
- Xông SO2 trước, cho vôi sau, khống chế ở pH thấp để nâng cao hiệu quả tẩy màu. Ở pH này một số các chất keo mang điện tích trung hòa, kết tụ lại với nhau tạo thành mảng nhỏ.
- Trong môi trường acid, kết tủa CaSO3 tạo thành rắn chắc, giúp quá trình lắng, loại bỏ được phần lớn chất không đường.
- Trong môi trường acid mạnh , Saccorose bị chuyển hóa tương dối lớn, giảm hiệu suất thu hồi đường.
Phương pháp sunfit hóa thường sử dụng khí SO2 xông vào nước mía và có thể chia làm 3 dạng sau:
Trung hòa 1
Cho vôi kiềm cao
Lọc
Nước mía trong
tính kiềm
Trung hòa 2
Gia nhiệt 2
Lắng trong
Chè trong
Bốc hơi
Xông SO2 chè đặc
pH = 6.2-6.4
Gia nhiệt 1
Nước mía hỗn hợp
Nước bùn
SO2, Ca(H2PO4)2
Bùn
Gia vôi sơ bộ
pH= 6.4-6.6
H3PO4, Ca(OH)2
SO2, Ca(OH)2
Ca(OH)2
Mật chè
Sơ Đồ Công Nghệ Phương Pháp Sunfit Hóa Kiềm Mạnh
Điều Kiện Công Nghệ Các Phương Pháp Sunfit Hóa
Lượng vôi: lượng vôi cho vào 2 vị trí (gia vôi sơ bộ và trung hòa) có những tác dụng tốt, làm trung hòa acid của nước mía và ngưng tụ keo trước khi đun nóng, làm ức chế và tiêu diệt được vi sinh vật phát triển trong môi trường nước mía. Trung hòa giữa acid với kiềm và loại ra được nhiều keo để ngưng tụ cùng.
Do đó phải đưa ra lượng vôi dùng thích ứng với pH từ 6.4 ÷ 6.6 và 7.0 ÷ 7.3 nên lượng vôi dùng khoảng 0.2 ÷ 0.3% so với lượng mía ép.
Nhiệt độ: là yếu tố quyết định sự phản ứng và tạo kết tủa nên phải chọn thông số nhiệt độ cho phù hợp từng giai đoạn để đạt được mục đích của quá trình làm sạch nước mía. Cụ thể:
+ Tăng nhanh quá trình phản ứng hóa học.
+ Tăng nhanh quá trình ngưng tụ keo, tạo kết tủa rắn chắc.
+ Tăng nhanh tốc độ lắng.
Vì vậy ta phải chọn nhiệt độ gia nhiệt lần 1 là 60 ÷ 650C, gia nhiệt 2 là 100 ÷ 1050C.
Trị số pH: đây là trị số khống chế theo chỉ tiêu, nó rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm sạch và thu hồi đường. Nên chọn pH trung hòa là 7.4 ÷ 7.6.
Xông SO2 ở giai đoạn đầu tạo kết tủa cùng sữa vôi để kéo theo các chất phi đường cùng kết tủa. Còn xông SO2 lần 2 để tẩy màu chè đặc, làm giảm độ nhớt chè đặc tạo điều kiện tốt cho nấu đường.
Nồng độ SO2: đối với từng loại mía, từng vùng canh tác mà yêu cầu nồng độ SO2 không giống nhau. Các nhà máy đường thường dùng nồng độ SO2 trong khoảng 8 ÷ 10ml dung dịch iốt N/32. Lượng lưu huỳnh tiêu hao khoảng 0.05 ÷ 0.06% so với trọng lượng mía.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)