Lâm nghiệp cơ bản. chương 1

Chia sẻ bởi Trần Thị An | Ngày 23/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: lâm nghiệp cơ bản. chương 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Sư Phạm & Ngoại Ngữ
Lâm nghiệp cơ bản



Chương 1
Một số kiến thức cơ bản về rừng
1 Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm về lâm nghiệp
1.1.1. Sự ra đời của lâm nghiệp
1.1.2 Vai trò của lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một trong nhiều ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Đối tượng sản xuất, kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng bao gồm rừng và đất rừng.
Cung cấp lâm, đặc sản, giữ đất, giữ nước, và phòng hộ.”Rừng là tài nguyên quý báu của đất nứơc, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.Có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc

a/ Vai trò cung cấp
_Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội:gỗ, lâm sản ngoài gỗ
_Cung cấp động vật, thực vật phục vụ nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp dân cư
_cung cấp nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp, xây dựng
_Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
_Cung cấp lương thực cho chế biến thực phẩm
b/ Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái`
_Phòng hộ đầu nguồn:giữ nước, giữ đất, điều hòa dòng chảy,chống xói mòn rửa trôi,giảm lũ lụt, hạn hán
_Phòng hộ ven biển:chắn gió, chắn sóng, chống cát bay, xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đông ruộng
_Phòng hộ khu đô thị khu công nghiệp:làm sạch không khí,giảm thiểu tíếng ồn, điều hòa khí hậu
_Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư:giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất
_Bảo vệ khu di tích lịch sử:nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch,
Là đối tượng nghiên cứu, dự trữ nguồn gen quý hiếm
c/ vai trò xã hội
_ là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, xóa đói giảm nghèo
_ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc:nơi dự trữ lương thực,ẩn nấp,cất dấu vũ khí
1.1.3 Khái niệm
_ lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng,chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội của rừng
= là ngành sản xuất vật chất có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
chức năng khai thác và sử dụng,vận chuỷên và chế biến,
là một khoa học quản lý các loại rừng nhằm sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ổn định, bền vững
Nguyên lý lâm học: là việc nghiên cứu những quy luật sinh thái, sinh trưởng, phát triển và diệt vong của hệ sinh thái rừng
Kĩ thuật lâm sinh: là việc ứng dụng các nguyên lý lâm học vào trong thực tiễn dựa trên các yếu tố kinh tế_xã hội. Là kĩ thuật tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác rừng. Là việc ứng dụng sinh thái rừng trong tái sinh phục hồi rừng, đề suất các biện pháp tác động vào rừng nhằm duy trì và phát triển bền vững những lợi ích của rừng, đáp ứng mục tiêu kinh tế-xã hội
1.2 Rừng và các thành phần của rừng
1.2.1 khái niệm về rừng
1/ Rừng là tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm 1phạm vi không gian nhất định ở mặt đất trong khí quyển
2/Rừng là 1bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó gồm 1tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật, thực vật, vsv. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài
__Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm 1 tổng thể các loại cây gỗ, cây bụi, cây cỏ động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau,và hoàn cảnh bên ngoài
___ Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu
1.2.2 Các thành phân của rừng
1/ thành phần không sống
Chất vô cơ o2, h2o, co2…tham gia vào chu trình tuần hoàn muối khoáng
Chất hữu cơ: protein, axit amin, gluxit, lipit
Chế độ khí hậu: bức xạ, nhiệt độ
2/ Thành phần sống
Sinh vật tự dưỡng: chủ yếu là cây xanh, chuyển hóa quang năng thành hóa năng nhờ quang hợp. Cây gỗ có vai trò tích lũy sinh khối tạo ra sản lượng rừng.
Sinh vật dị dưỡng: là sinh vật sống nhờ vào sv khác, chúng sử dụng và phân hủy các chất hữu cơ do sv tự dưỡng sản xuất ra. Gồm 2 nhóm
+Sinh vật tiêu thụ chủ yếu là động vật,ko tạo ra thức ăn, phải ăn thức ăn khác
. Sv tiêu thụ bậc1 . Sv tiêu thụ bậc3
. Sv tiêu thụ bậc2
+Sinh vật phân hủy là sv phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp của sv đã chết, hấp thu năng lượng để nuôi cơ thế, phần còn lại để giải phóng ra các chất vô cơ cung cấp cho sv sx
1.3 Mối quan hệ giữa các thành phần rừng
Trong HST rừng luôn luôn diễn ra quá trình tổng hợp và phân hủy các hợp chất hữu cơ. Thực vật màu xanh chiếm vai trò quan trọng nhất đối với việc tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy sinh khối, tạo ra sản phẩm thực vật của rừng thông qua quang hợp, đồng thời nó là thức ăn của động vật rừng. Vì thế thực vật càng phong phú thì các loại động vật càng phong phú.
Trong hst rừng cũng đồng thời diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ như xác động, thực vật, hoa quả, cành lá rụng và thông qua quá trình hô hấp của thực vật.qua quá trình này sinh khối bị tiêu hao và trả lại cho đất những chất khoáng, mùn làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
---- Mối quan hệ của các thành phần trong hst rừng là mối quan hệ về năng lượng.
1.3.1 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng
Năng lượng đi qua hst tuân theo quy luật nhiệt động học
ql1 “năng lượng ko tự nhiên sinh ra….”
ql2 “khi năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác ko bao giờ được bảo toàn 100% mà thường bị hao hụt một lượng nhất định để biến thành nhiệt năng”
Sinh vật tự dưỡng là sv có khả năng tự mình tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sống.
Chia làm 2 loại:
+ sinh vật quang năng: sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Qúa trình tổng hợp chất dinh dưỡng được thực hiện nhờ diệp lục, h2o. O2 dưới tác dung của ánh sáng mặt trời. Gồm thực vật màu xanh
+ sinh vật hóa dưỡng: sử dụng năng lượng hóa học từ các phản ứng hóa học của các chất vô cơ đơn giản.
- Sinh vật dị dưỡng: nguồn cung cấp năng lượng là các sản phẩm hữu cơ do sinh vật tự dưỡng tổng hợp lên
**** nguồn gốc nguồn NL hst rừng
1/ nguồn NL mặt trời là chủ yếu, tuy nhiên thực vật chỉ sử dụng khoảng 0,1%.
2/ hơn 50% NL liên kết tạo từ phản ứng quang hợp được sử dụng để hô hấp, phần còn lại để tạo thành cơ thể và thức ăn cho sv tiêu thụ khác.
3/ NL được truyền qua các sv thuộc các bậc khác nhau.mỗi sv được coi là một mắt xích.tập hợp các mắt xích tạo thành chuỗi thức ăn.nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn.
4/ sau mỗi bậc DD NL lại bị hao hụt 80-90% do tỏa nhiệt.phần còn lại được truyền vào bậc kế tiếp.
Hệ số truyền NL là tỉ lệ giữa phần mà bậc sau kế tiếp nhận được so với phần NL trước khi truyền của bậc trước đó.
HS truyền NL ở HST trên cạn < dưới nước
***** Mối quan hệ của dòng NL trong HST rừng
Bắt đầu là NL thì kết thúc cũng là NL
chuỗi DD càng ngắn thì sv càng gần với điểm khởi đầu thì NL thu nhận càng lớn
Trong lưới thức ăn, nếu chuỗi thức ăn liên hệ qua lại càng chặt chẽ, phức tạp thì quần xã sv càng phong phú về loài.
Nếu thay thế mắt xích thức ăn này mắt xích khác có họ hàng gần nhau thì cấu trúc của chuỗi thức ăn đó ko or ít thay đổi.
Các chuỗi thức ăn thường ko ổn định mà thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thức ăn của các loài ở các giai đoạn sống khác nhau.
Số cấp bậc DD trong hst bị giới hạn bởi giá trị NL.ko vượt quá 5-6 bậc.
1.3.2 Chu trình sinh địa hóa trong hst rừng
là sự chuyển ra chuyển vào của các nguyên tố khoáng giữa hệ sinh thái và lưu động trao đổi giữa các tầng khí quyển, thổ quyển…và giữa sv với nhau.
Động lực tuần hoàn vật chất là năng lượng, vật chất là thể mang NL.
Tuần hoàn vật chất và lưu động NL trong hst có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau
Tiến hành ở 3 cấp bậc:
a/ trong nội bộ cơ thể sv: tuần hoàn hóa học sv
Chất DD lưu động trong nội bộ cơ thể sv.thực vật ko chỉ hấp thụ mà còn qua lá, rễ để chuyển dịch DD đến nơi cần thiết trong cơ thể.
b/ trong nội bộ hst- chu trình sinh địa hóa
Loài sản xuất sơ cấp hấp thụ chất DD từ trong môi trường để kiến tạo bản thân, qua các cấp bậc của loài tiêu dùng và các loài phân hủy đưa chất DD trở về môi trường-gọi là tuần hoàn hh sinh địa. Tức là chỉ trao đổi nguyên tố hóa học trong nội bộ hst
Vd:đạm được cây hút lên từ đất thông qua phân hủy cành lá rụng tích lũy vào các bộ phận, khi các bộ phận này chết nó lại mang theo đạm vê đât
*** Đặc điểm chung của chu trình là tuyệt đại đa số DD có thể bảo lưu có hiệu quả, tích lũy trong hệ thống cơ thể, tuần hoàn của nó thường tuân theo con đường nhất định. Có 2 con đường :
Thông qua khuẩn rễ và hệ rễ ko có khuẩn rễ hấp thu tròn dung dịch đất
Hấp thụ trực tiếp của vi khuẩn, khuẩn rễ từ trong chất hữu cơ đang phân hủy.
c/ tuần hoàn ở giữa các hst với nhau
Vật chất tiến hành lưu động giữa các hst khác nhau gọi là tuần hoàn hóa học địa cầu, tức là sự trao đổi nhau về nguyên tố hóa học giữa các hst. Loại này có phạm vi biến hóa lớn. Gồm :tuần hoàn nước, tuần hoàn loại thể khí, tuần hoàn loại trầm tích.
Trong hst tất cả tuần hòan vật chất đều là hoàn thành dưới sự thúc đấy của nước, túc ko có nước ko có sự sống.
Trong tuần hoàn thể khí kho tồn trữ vật chất là khí quyển và biển.
Kho tồn trữ vật chất có liên quan tới nham thạch, đất,nước là tuần hoàn trần tích. Có tốc độ chậm.
2. Sự hình thành HST rừng
2.1. khái niệm hệ sinh thái rừng
HST rừng là hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng(cây gỗ, bụi, thảm tươi, hệ động vật, vsv) và môi trường vật lý của chúng.
Gồm : cá thể, quần thể, quần xã và hst.mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng, giữa chúng với các sv khác trong quần xã
2.2 Nhóm nhân tố tạo nên HST rừng
Gồm 5 nhóm nhân tố:
+) địa hình-địa lý
Nhóm nhân tố cao nhất trong thứ bậc phát sinh quần xã: vĩ độ, kinh độ, hường phơi, độ dốc…có tác dụng gián tiếp đến QTr phát sinh hst rừng, làm thay đổi các nhóm nhân tố sinh thái khác:khú hậu thủy văn, đá mẹ, thổ nhưỡng…
+) khí hậu thủy văn
Là nhóm nhân tố chủ đạo quyết định hình dạng và cấu trúc của hst.
Vd: rừng ở vùng ôn đới chủ yếu là rừng 1loại cây,cây lá kim; rừng nhiệt đới do nhiều loại cây hợp thành, cây lá rộng
+) nhân tố khu hệ thực vật
Là nhóm quyết định đến thành phần loài cây tham gia vào hst rừng. Nguồn gốc thực vật khác nhau sẽ hình thành hst rừng khác nhau.
+) Nhân tố đá mẹ thổ nhưỡng.
Có vai trò quyết định trong việc hình thành các hst. Là một trong những nhân tố quyết định sự phân bố của thực vật.
Vd: đá mẹ là đá vôi phong hóa thì thực vật chỉ gồm kim hoa, trò chỉ,trai, nghiến. Nếu đá mẹ là đá phiến thạch anh thì thực vật là vân sam, lãnh sam…
+) sinh vật và con người
Là nhóm có tác động mạnh mẽ tới việc hình thành các hst rừng.
Con người vừa là nhân tố phá hoại vừa là nhân tố tích cực phát triển rừng.
--- bất kì hst nào cũng được hình thànhbởi tác động của 5nhân tố này
3. Các nhân tố cấu trúc rừng
3.1 khái niệm cấu trúc rừng
Là quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo ko gian và thời gian.
Cấu trúc theo nghĩa hẹp là cấu trúc của tầng cây cao.
Theo nghĩa rộng là cấu trúc của hst gồm cả cây cao, cây bụi, thảm tươi, dây leo
3.2 Các nhân tố cấu trúc rừng
3.2.1 tổ thành rừng
Là tỷ lệ các loài cây cao tham gia vào hình thành rừng
Vd:tổ thành rừng là 7giẻ+3lim.tức giẻ chiếm 70% còn lim chiếm 30%.
Gồm 2 loại:
Rừng hỗn loài là rừng hình thành từ nhiều loại cây cao, ít nhất có 2loại cây trở lên.
Rừng thuần loài là rừng được hình thành bởi 1 loài cây gỗ cao,chiếm 95%.có chủ yếu ở nước ta.
Ưu và nhược điểm
rừng thuần loài
Ưu điểm
-Chuyên môn hóa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-có khả năng sử dụng những điều kiện lập địa đặc biệt.
-đề xuất biệ pháp kĩ thuật lâm sinh đơn giản
- Có khả năng cơ giới hóa từ chăm sóc,gây trồng,tỉa thưa.
rừng hỗn loài
ưu điểm
-triệt để không gian dinh dưỡng trên và dưới mặt đất
-có khả năng cải tạo đất do tầng thảm mục phong phú,tác dụng của hệ rễ nông sâu khác nhau
-tính ổn định của quần thể cao, có khả năng chống đỡ với điều kiện bất lợi
-khu hệ động vật và vsv phong phú

Rừng thuần loài
Nhược điểm
/Kinh doanh rừng thuần loài liên tục mang tính chất độc canh sẽ làm cho đất bị thoái hóa.
/tính ổn định của quần thể thể hiện ở khả năng chống đỡ của quần thể với điều kiện bất lợi

Rừng hỗn loài
Nhược điểm
/đề xuất biện pháp kĩ thuật lâm sinh khó khăn do mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây rừng phức tạp, luôn thay đổi theo tg
/khó cơ giới khi thi công các biện pháp kĩ thuật lâm sinh
3.2.2 Phân tầng(cấu trúc tầng thứ)
Là sự sắp xếp theo thời gian phân bố của các thành phần thực vật theo chiều thẳng đứng cả trên và dưới mặt đất.
Hst rừng nhiệt đới thường nhiều tầng hơn rừng ôn đới.
Cây rừng có kích thước khác nhau nên hình thành nên các tầng tán khác nhau. Gồm:
- Tầng cây cao là tầng cây gỗ lớn, phục vụ cho mục đích kinh doanh gồm
+tầng vượt tán
+tầng tán chính
+tầng dưới tán
-tầng cây bụi là tầng cây gỗ nhỏ chỉ sống dưới tán rừng ko vươn được lên tầng cây gỗ lớn. Là một thành phần quan trọng trong hst
-tầng thảm tươi là tầng cây thân thảo sống dưới tầng cây bụi.
-thực vật ngoại tầng là thực vật tham gia vào mọi tầng tán:có loài thân dây leo,cây kí sinh,thực vật phụ sinh.
===tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng ở nước ta có rất nhiều cây có giá trị kinh tế cao, nhưng cũng gây cản trở trong công tác trồng và phục hồi rừng.
Cấu trúc tầng ko chỉ thể hiện trên mặt đất mà còn cả ở bộ phận dưới mặt đất.
Do vậy khi chọn cây gây trồng rừng hỗn loài thì lưu ý phối hợp tạo thành nhiều tầng rễ khác nhau để tận dụng ko gian dinh dưỡng dưới mặt đất và tăng cường khả năng chống gió của rừng.
3.2.3 Mật độ cây rừng
Mật độ rừng là số cây gỗ cao có trên 1hecta. Mật độ thuyết minh khả năng tận dụng ko gian DD của quần thể rừng trên mặt phẳng nằm ngang.
Nếu mật độ thưa cây ko tận dụng hết diện tích DD, nếu mật độ dày thì cây cạnh tranh nhau về ánh sáng, chất DD.
Trong cùng 1loại cậy mật độ phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của rừng. Tuổi của rừng càng lớn thì mật độ rừng càng giảm.
Do mật độ giảm khi tuổi rừng tăng lên vì thế có thể tác động điều tiết mật đọ rừng thông qua biện pháp kĩ thuật tỉa thưa rừng,để mở rộng ko gian DD.
3.2.4 Tuổi rừng
Đối với các loại cây có tuổi thọ ngắn như tre lứa có thể dùng trực tiếp số năm để tính tuổi. Đối với những loài câyh có tuổi thọ cao, đời sống dài thì thường dùng cấp tuổi để biểu thị tuổi rừng:5năm, 10năm, 15năm….có các loại rừng sau:
Rừng khác tuổi là rừng có tuổi cây khác nhau về cấp tuổi. Chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng hỗn giao giữa các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
Rừng đều tuổi là có tuổi cây nằm trong cùng một tuổi. Chủ yếu là rừng thuần loài ở nước ta .
+ rừng đều tuổi tuyệt đối:các cây rừng đều cùng 1tuổi
+ rừng đều tuổi tương đối:tuổi các cây rừng đều chênh lệch nhau trong phạm vi một cấp tuổi.
3.2.5 Một số chỉ tiêu cấu trúc khác
Độ tàn che
Độ khép kín là độ che phủ của tầng cây gỗ cao so với diện tích rừng tính bằng phần mười.
Chỉ khi nào độ khép tán >0.3 thì được gọi la rừng.
Độ che phủ rừng
Là độ che phủ của rừng so với tổng diện tích của 1 vùng nhất định, có thể là xã, huyện, vùng tỉnh….
- Mức độ khép tán thể hiện sự giao tán giữa các cá thể.
4. Một số quy luật vận động của rừng
4.1 Tái sinh rừng
a/ Khái niệm tái sinh rừng
-Tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con mới của những loài cây gỗ ở dưới tan rừng hoặc trên đất còn mang tích chất của đất rừng. Thế hệ cây tái sinh này sẽ lớn dần thay thế thế hệ già cỗi, hình thành thế hệ rừng mới.
+ Quan điểm triết học:TSR là quá trình phủ biện trứng.
+ Quan điểm chính trị, kinh tế: là quá trình tái sản xuất mở rộng rừng.
TSR là một đặc thù của HST rừng đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển từ thêa hệ này sang thế hệ khác. Rừng là nguồn tài nguyên có thể tái sinh.
a/ Hình tức tái sinh rừng
1. Tái sinh hạt(tái sinh hữu tính)
cây tái sinh co nguồn gốc từ hạt:có sức sống mạnh, di truyền ổn định, sử dụng kinh doanh rừng gỗ lớn. Bắt đầu từ khi cây ra hoa….nảy mầm và sinh trưởng của cây tái sinh.gọi là rừng hạt
2. Tái sinh trồi(tái sinh vô tính)
chồi mọc lên từ gốc cây chặt, thừa hưởng bộ rễ của mẹ nên sinh trưởng nhanh nhưng gỗ lại mềm hơn._gọi là rừng chồi hạt.
Gồm :

+/ Chồi bất định:ko có sẵn trong cấu tạo thân cây, ko có ý nghĩa kinh doanh
+ chồi ngủ: có trong cấu tạo thứ cấp của cây
3. Tái sinh thân ngầm(vô tính)
Đặc trưng cho tre lứa. Cây mọc lên từ thân dưới đất.sau một vài năm cây lại ra hoa để tái sinh bằng hạt_gọi là hiện tượng khuy. Sau khuy cây mẹ sẽ chết.
→ tái sinh vô tính thì chu kì kinh doanh ngắn nhưng chất lượng gỗ xấu còn hữu tính thì tg kinh doanh dài nhưng chất lượng gỗ cao nên tùy theo mục đích kinh doanh mà ta kết hợp cả hai loại tái sinh này.
b/ Phương thức tái sinh
1. tái sinh tự nhiên
Là tạo ra rừng mới bằng khả năng tự nhiên của rừng ko có tác động của con người.
*ưu: có nguồn giống tại chỗ, hoàn cảnh rừng có sẵn, ko phải đầu tư.
*Nhược: ko chủ động điều tiết tổ thành rừng và mật độ cây
*Điều kiện áp dụng: nơi có nguồn giống tự nhiên, ở vùng núi cao, xa xôi, điều kiện nhân lực, kinh tế ko cho phép…
2. tái sinh nhân tạo
Là hình thức tái sinh có sự tác động của con người trong gieo trồng, chăm sóc
Ưu: chủ động chọn giống,điều chỉnh tổ thành rừng, mật độ,có thể tuyển chọn.
Nhược: khó triển khai rộng và đầu tư cao.
Điều kiện áp dụng: nơi có điều kiện kĩ thuật, nhân lực
→ khác trồng rừng
3. Xúc tiến tái sinh tự nhiên:
Là phương thức tái sinh trung gian của 2 phương thức trên.
Tận dụng năng lực gieo trồng sẵn có và có sự tác động tích cực của con người để cấy sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nó diễn ra nhanh hơn tái sinh tự nhiên nhưng ít tốn kém hơn tái sinh nhân tạo.

4.2 Sinh trưởng và phát triển của rừng
4.2.1 Sinh trưởng của rừng
Là sự tăng lên về chiều cao, kích thước, đường kính, thể tích theo tuổi cây.
Là sự biến đổi về lượng nên ảnh hưởng tới sản lượng rừng.
Yếu tố ảnh hưởng tới ST: tính di truyền, địa hình, khí hậu đất đai, quan hệ VSV và biện pháp KT.
→ ST của rừng là ST của quần thể_là sự tăng lên về kích thước của cây và mức độ ảnh hưởng của chúng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh.
Khi có sự cạnh tranh thì dẫn đến sự phân hóa.
Tuổi thành thục khai thác là khi rừng có tốc độ tăng trưởng cao nhất và có thể khai thác được.
4.2.2 Phát triển rừng
Là sự biến đổi về chất lượng của cây rừng như ra hoa kết quả. Là khả năng duy trì nòi giống cho thế hệ sau
ST là biến đổi về lượng_PT là biến đổi về chất. Ko có ST sẽ ko có PT và ngược lại.
Mỗi loại có độ tuổi ra hoa khác nhau. Cây nông nghiệp ngắn ngày chỉ ra hoa 1lần, báo hiệu thời kỳ thành thục của cây. Nhờ vậy mà cây có khả năng tái sinh.
Quá trình phát triển trải qua các giai đoạn:
GĐ rừng non: tính từ lúc hạt giống nảy mầm đến khi rừng khép tán. Tính di truyền chưa ổn định, dễ biến dị, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới. Có mối quan hệ hỗ trợ
GĐ rừng xào: khả năng bíên dị giảm, sinh trưởng chiều cao nhanh, cây bắt đầu ra hoa kết quả. Có mối quan hệ cạnh tranh,tốc độ phân hóa tỉa thưa tự nhiên mạnh mẽ.
GĐ rừng trung niên: ST đường kính tăng nhanh, đạt tuổi thành thục tái sinh hay thành thục công nghệ(tuổi cây ST đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất theo sản phẩm chủ yếu). Cường độ phân hóa tỉa thưa giảm.
(4) GĐ rừng gần già: tiếp tục ra hoa kết quả nhưng ST chậm dần. Mối quan hệ cạnh tranh ít.
(5) GĐ rừng già: còn nhiều hoa quả nhưng ST chậm, bước vào GĐ thành thục sinh vật. Ko còn cạnh tranh
(6) GĐ rừng quá giá: ít ra hoa kết quả, ST đình trệ, già cỗi yếu ớt,sâu bệnh…..trong kinh doanh ko nên duy trì GĐ này
→ muốn kinh doanh lấy gỗ thì quan tâm tới QT ST còn kinh doanh giống thì quan tâm tới GĐ phát triển.
4.3 Diễn thế rừng
4.3.1 khái niệm về diễn thế rừng
Là sự thay thế HST rừng này bằng HST khác trong đó tổ thành rừng loài cây cao có sự thay đổi cơ bản.
Vd : cỏ→cây bụi→ cây cao ưa sáng→cây cao chịu bóng.
 rừng là một hiện tượng lịch sử
Nhờ tái sinh rừng mà có diễn thế rừng.

Tái sinh rừng
Là sự thay thế đời cây(con thay mẹ)
Diễn thế rừng

Là sự thay thế loài cây
Giống nhau: Có sự thay thế thành phần cơ bản của HST (cây gỗ) rồi dẫn đến thay đổi cả HST rừng.

Khác nhau:

4.3.2 Nguyên nhân diễn thế
Thuần nội tại: do cạnh tranh giữa loài
Nội tại sinh thái: sự thay đổi hoàn cảnh bên trong có thể có lợi cho loài này nhưng lại cản trở loài khác
Do bên ngoài:
- khí hậu biến đổi: diễn thế biến đổi chậm
- do động vật: ăn phá hủy loài này, xuất hiện loài khác
- do con người: tác động tích cực hay tiêu cực
4.3.3 Các loại diễn thế
Theo chiều hướng diễn thế có2 loại:
_ Diễn thế tiến hóa
QT thay thế HST cũ bằng HST thái mới có cấu trúc phức tạp hơn ổn định hơn, có khả năng tận dụng đk sinh thái và tạo ra lượng sinh khối lớn
_Diễn thế thoái bộ
QT đơn giản hóa cấu trúc, hạ thấp khả năng tận dụng tiềm lực của đk hoàn cảnh và làm giảm năng suất
Đốt rừng,khai thác ko đúng kĩ thuật dẫn đến diễn thế thoái bộ
Bảo vệ rừng tốt thì dẫn đến diễn thế tiến bộ
Theo nguồn gốc có 2loại:
_ diễn thế nguyên sinh
Qt diễn thế dẫn tới việc hình thành một HST tương đối ổn định trên đất chưa từng có thực vật ST bao giờ.
Gồm 4 pha:
Pha di cư:di cư của thực vật tới vùng đất mới
Pha định cư:nảy mầm, sinh trưởng
Pha quần tập: xuất hiện tái sinh có cây con&mẹ
Pha xâm nhập:nhóm này xâm nhập nhóm kia
_Diễn thế thứ sinh
Cơ sở là diễn thế nguyên sinh,bắt đầu từ gđ HST rừng bị tiêu diệt,phá hủy khác do chặt phá, đốt rừng
Phụ thuộc vào đk bên ngoài, tính chất, quy mô, phạm vi tác động
Ở nước ta có 2 loại diễn thế:
Diễn thế trên đất rừng còn nguyên trạng có xu hướng phục hồi HST rừng nguyên sinh ban đầu. Nếu tác động nhiều dẫn đến hình thành rừng thứ sinh
Diễn thế rừng trên đất bị thoái hóa dẫn đến hình thành các trảng cỏ, thảm cỏ, cây bụi

5. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
(sgt)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)