Ky thuat viet cau hoi trac nghiem khach quan
Chia sẻ bởi Huỳnh Cao Hoàng Vũ |
Ngày 02/05/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Ky thuat viet cau hoi trac nghiem khach quan thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tân Bình : 10/2008
BCV : Huỳnh Cao Hoàng Vũ
Kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
Chuyên đề
Các hình thức trắc nghiệm
1. Câu Đúng – Sai (Đ – S)
2. Câu nhiều lựa chọn
3. Câu hỏi ghép cặp (Ghép đôi)
4. Câu điền khuyết, câu trả lời ngắn
1. Câu Đúng – Sai (Đ – S), câu 2 lựa chọn
a) Cấu trúc : Một khẳng định/mệnh đề phải xác định đúng hay sai và phần HS trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S)
b) Ví dụ : Đường trung tuyến của một tam giác phân chia tam giác ấy thành hai tam giác bằng nhau.
Đúng (Đ)
Sai (S)
c) Ưu điểm và nhược điểm :
- Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm
- Người soạn không cần tìm ra phần trả lời cho học sinh chọn
- Độ may rủi cao (50%) do đó dễ khuyến khích người trả lời đoán mò
d) Những lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm
- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý.
- Những câu phát biểu mà tính chất (Đ), (S) phải chắc chắn có cơ sở khoa học.
- Tránh những câu phát biểu trích nguyên văn từ SGK
- Tránh dùng các từ : thường thường, đôi khi, một số người, …
- Lựa chọn những câu phát biểu sao cho một người có khả năng TB không thể nhận ra ngay là (Đ) hay (S) mà không cần suy nghĩ.
2. Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn :
a) Cấu trúc : gồm 2 phần
* Phần gốc (câu dẫn): là một câu hỏi (kết thúc là dấu hỏi) hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất)
* Phần lựa chọn : có thể 3, 4, 5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là câu trả lời (cho câu có dâu hỏi) hay là câu bổ túc (cho phần còn bỏ lửng).
b) Ưu và nhược điểm :
- Độ mai rủi thấp
- Nếu soạn đúng qui cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao
- Có thể khảo sát kết quả học tập của một số đông học sinh
- Mất nhiều thời gian và phải tuân thủ theo các bước soạn thảo câu trắc nghiệm.
c) Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Số câu lựa chọn từ 4 đến 5 câu
- Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.
- Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ một vấn đề và soạn đáp án (Đ) trước
- Hạn chế dùng dạng phủ định như “ngoại trừ”, “không”. Nếu dùng thì phải in đậm, in nghiêng .
- Không để HS đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của phần lựa chọn.
c) Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Các "phần câu lựa chọn" hoặc các "câu lựa chọn" phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp.
- Vị trí đáp án được đặt ở một vị trí ngẫu nhiên
- Tránh câu nhiễu sai một cách rõ rệt
- Hạn chế dùng phương án : "Các câu trên đều đúng" hoặc "Các câu trên đều sai"
- Có 4 bước soạn mồi nhử (câu nhiễu)
- Các bước soạn mồi nhử (câu nhiễu)
+ B1 : Ra câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để HS tự viết câu trả lời
+ B2 : Thu các bài của HS và loại bỏ câu trả lời đúng và chỉ giữ lại các câu trả lời sai
+ B3 : Thống kê, phân loại các câu trả lời sai và ghi tần số xuất hiện của từng loại câu sai.
+ B4 : Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao nhất làm mồi nhử
3. Loại đối chiếu cặp đôi (ghép đôi)
a) Cấu trúc : gồm 3 phần
- Phần chỉ dẫn cách trả lời
- Phần gốc (cột 1) gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, ….
- Phần lựa chọn (cột 2) gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, số, ….
b) Chú ý khi soạn câu trắc nghiệm
- Không nên đặt số câu lựa chọn ở hai cột bằng nhau vì như vậy làm cho học sinh dự đoán được sau khi biết một số trường hợp.
- Không nên soạn các lựa chọn quá dài làm mất thời gian của học sinh
4. Loại câu điền khuyết :
a) Cấu trúc : có hai dạng
- Dạng 1 : Gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn
- Dạng 2 : Gồm những câu phát biểu với một số hay nhiều chỗ để trống mà người trả lời phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn.
b) Chú ý : Nên soạn thảo các câu với phần trống sao cho những từ điền vào là duy nhất đúng, không thể thay thế bằng từ nào khác.
Tổ Toán - Lý - Tin học
BCV : Huỳnh Cao Hoàng Vũ
Kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
Chuyên đề
Các hình thức trắc nghiệm
1. Câu Đúng – Sai (Đ – S)
2. Câu nhiều lựa chọn
3. Câu hỏi ghép cặp (Ghép đôi)
4. Câu điền khuyết, câu trả lời ngắn
1. Câu Đúng – Sai (Đ – S), câu 2 lựa chọn
a) Cấu trúc : Một khẳng định/mệnh đề phải xác định đúng hay sai và phần HS trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S)
b) Ví dụ : Đường trung tuyến của một tam giác phân chia tam giác ấy thành hai tam giác bằng nhau.
Đúng (Đ)
Sai (S)
c) Ưu điểm và nhược điểm :
- Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm
- Người soạn không cần tìm ra phần trả lời cho học sinh chọn
- Độ may rủi cao (50%) do đó dễ khuyến khích người trả lời đoán mò
d) Những lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm
- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý.
- Những câu phát biểu mà tính chất (Đ), (S) phải chắc chắn có cơ sở khoa học.
- Tránh những câu phát biểu trích nguyên văn từ SGK
- Tránh dùng các từ : thường thường, đôi khi, một số người, …
- Lựa chọn những câu phát biểu sao cho một người có khả năng TB không thể nhận ra ngay là (Đ) hay (S) mà không cần suy nghĩ.
2. Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn :
a) Cấu trúc : gồm 2 phần
* Phần gốc (câu dẫn): là một câu hỏi (kết thúc là dấu hỏi) hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất)
* Phần lựa chọn : có thể 3, 4, 5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là câu trả lời (cho câu có dâu hỏi) hay là câu bổ túc (cho phần còn bỏ lửng).
b) Ưu và nhược điểm :
- Độ mai rủi thấp
- Nếu soạn đúng qui cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao
- Có thể khảo sát kết quả học tập của một số đông học sinh
- Mất nhiều thời gian và phải tuân thủ theo các bước soạn thảo câu trắc nghiệm.
c) Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Số câu lựa chọn từ 4 đến 5 câu
- Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.
- Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ một vấn đề và soạn đáp án (Đ) trước
- Hạn chế dùng dạng phủ định như “ngoại trừ”, “không”. Nếu dùng thì phải in đậm, in nghiêng .
- Không để HS đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của phần lựa chọn.
c) Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Các "phần câu lựa chọn" hoặc các "câu lựa chọn" phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp.
- Vị trí đáp án được đặt ở một vị trí ngẫu nhiên
- Tránh câu nhiễu sai một cách rõ rệt
- Hạn chế dùng phương án : "Các câu trên đều đúng" hoặc "Các câu trên đều sai"
- Có 4 bước soạn mồi nhử (câu nhiễu)
- Các bước soạn mồi nhử (câu nhiễu)
+ B1 : Ra câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để HS tự viết câu trả lời
+ B2 : Thu các bài của HS và loại bỏ câu trả lời đúng và chỉ giữ lại các câu trả lời sai
+ B3 : Thống kê, phân loại các câu trả lời sai và ghi tần số xuất hiện của từng loại câu sai.
+ B4 : Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao nhất làm mồi nhử
3. Loại đối chiếu cặp đôi (ghép đôi)
a) Cấu trúc : gồm 3 phần
- Phần chỉ dẫn cách trả lời
- Phần gốc (cột 1) gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, ….
- Phần lựa chọn (cột 2) gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, số, ….
b) Chú ý khi soạn câu trắc nghiệm
- Không nên đặt số câu lựa chọn ở hai cột bằng nhau vì như vậy làm cho học sinh dự đoán được sau khi biết một số trường hợp.
- Không nên soạn các lựa chọn quá dài làm mất thời gian của học sinh
4. Loại câu điền khuyết :
a) Cấu trúc : có hai dạng
- Dạng 1 : Gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn
- Dạng 2 : Gồm những câu phát biểu với một số hay nhiều chỗ để trống mà người trả lời phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn.
b) Chú ý : Nên soạn thảo các câu với phần trống sao cho những từ điền vào là duy nhất đúng, không thể thay thế bằng từ nào khác.
Tổ Toán - Lý - Tin học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Cao Hoàng Vũ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)