Kỹ thuật vận chuyển cá sống

Chia sẻ bởi Trần Văn Nam | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: kỹ thuật vận chuyển cá sống thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Bài báo cáo
Sinh lý động vật thủy sản
Kỹ thuật vận chuyển cá sống
Chủ đề 8
GVHD: Phạm Phương Linh
01
???
Nhóm 8
Mai Văn Dũng
Lê Thị Điển
Hoàng Trường Giang
Vũ Thái Hòa
Lê Công Hoan
Nguyễn Văn Hóa
02
Nội dung chính
Vai trò của việc vận chuyển cá sống trong NTTS
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cá sống
Nhiệt độ
Oxy
Cacbonđioxit
PH
Amoniac hòa tan
Sự cọ xát gây chấn thương
Mật độ
III) Biện pháp khắc phục một số yếu tố ảnh hưởng qt vận chuyển cá
IV) Kỹ thuật vận chuyển cá sống
03
I) Vai trò của việc vận chuyển cá sống trong NTTS
Việc vận chuyển cá sống là 1 việc vô cùng quan trọng, phục vụ cho việc di chuyển đàn cá giống hay đàn cá bố mẹ từ nơi này đến nơi khác, nhằm đáp ứng cho nhu cầu mở rộng địa bàn sản xuất của nghề nuôi cá. Ngoài ra còn đảm bảo nâng cao phẩm chất, giá trị hàng hóa trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
04
II) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cá sống
1) Nhiệt độ
Cá là động vật biến nhiệt
Khi nhiệt độ nước tăng thì cường độ trao đổi chất cũng tăng, nhu cầu O2 tăng thì làm tần số thở và cường độ hô hấp của cá tăng.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá thông qua tác động của nhiệt độ đến độ hòa tan của các chất khí (chủ yếu là CO2 và O2) trong môi trường nước

05
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến phản ứng giữa O2 và hemoglobin. Nhiệt độ tăng làm làm giảm sự kết hợp hemoglobin và O2, đồng thời kích thích sự phân ly Oxyhemoglobin(HbO) thành Hb và O2
Vd:
Ở loài cá Salvelinus fontilalis: khi nhiệt độ nước bằng 3oC thì áp suất riêng phần của Oxy trong nước thu nhận được là P=20mmHg nhưng khi nhiệt độ nước tăng lên 22oC thì áp suất thu nhận la P=50mmHg


=> Khi nhiệt độ tăng thì tần số hô hấp của cá cũng tăng theo để đảm bảo oxy cung cấp cho cơ thể, đồng thời ngưỡng oxy của cá cũng tăng
Salvelinus fontilalis
06
Nhiệt độ tăng làm khả năng hòa tan O2 vào nước kém và làm tăng tính mẫn cảm, khả năng chịu đựng kém với biến động môi trường
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các khí độc tồn tại trong nước như NH3, CH4... có hại cho cá.

Tùy từng loài cá thích nghi ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau mà yếu tố nhiệt độ tác động đến các loài cá đó là khác nhau. ở 1 nhiệt độ nào đó đối với loài này là khoảng chống chịu nhưng với loài kia la khoảng phát triển tốt. Vì thế trong quá trình vận chuyển phải nghiên cứu kỹ ve loài cá mà ta v/c để có được nhưng điều chỉnh thích hợp về nhiệt độ.
07
2) Oxy và áp xuất riêng phần của Oxy
ảnh hưởng đến sự hô hấp
ảnh hưởng đến khả năng bão hòa của Hb trong khoảng nhất định
Sự giảm O2 trong môi trường bão hòa có thể dẫn đến cá bị chết do bọt khí.

Oxy là yếu tố quan trọng nhất và cần phải chú ý nhiều nhất cho quá trình vận chuyển của cá bởi cá có thể nhịn ăn trong 1 thời gian dài nhưng không thể ngừng thở trong 1 thời gian rất ngắn nên cần đặc biệt chú ý tới yếu tố này
08
3) Ảnh hưởng của CO2 trong nước
CO2 có hoạt tính sinh lý rất mạnh, thường xuyên được tạo ra trong quá trình phân giải chất hữu cơ của cơ thể và là sản phẩm khi vật chất hữu cơ trong môi trường nước phân hủy.
Vd
ở cá chép khi nồng độ CO2 là 60mg/l thì tần số hô hấp tăng, [CO2]=202mg/l cá mất thăng bằng, [CO2]=257mg/l cá nằm nghiêng mình, ngửa bụng, mê man.
09
4) ảnh hưởng của PH
Đối với từng loài cá, có 1 khoảng PH thích hợp, trong phạm vi khoảng này ngưỡng oxy của cá thấp nhất. Khi PH thay đổi vượt qua phạm vi thuận lợi trên đây thì ngưỡng oxy của cá tăng lên rõ rệt.
VD
Cá chép cỡ 0,5kg/con
khi PH = 7 ngưỡng oxy =0,11mg/l nhưng khi PH=6 thì ngưỡng oxy là 0,22mg/l
Cá chép
10
5) ảnh hưởng của khí amoniac hòa tan
Amoniac là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của động vật sống và là sản phẩm của quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong nước dưới sự tác dụng của vi khuẩn.
Trong nước amoniac có thể tồn tại dưới dạng khí hay dạng ion
NH3 + H2O  NH4OH
NH3 có ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá thông qua tác động lên hô hấp xà hệ thần kinh
11
Trong quá trình vận chuyển, hàm lượng NH3 trong nước biến động nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng no hay đói của cá khi đưa vào vận chuyển, chất nước vận chuyển, lượng vi khuẩn phân giải vật chất hữu cơ trong nước, nhiệt độ và PH cao hay thấp, thời gian vận chuyển lâu hay mau
Xác định được các yếu tố này thì chúng ta sẽ có những điều chỉnh thích hợp để cho hàm lượng NH3 trong môi trường vận chuyển là thấp nhất
Nhu cầu oxy và hàm lượng tới hạn CO2, NH3 ở 1 số loài cá nuôi (to =28-300C) (Nguyễn Duy Hoan, 1982)
12
Khi vận chuyển cá sống, nếu dụng cụ vận chuyển hoặc mật độ vận chuyển quá cao thì sự cọ sát va chạm giữa cá với nhau và giữa cá với dụng cụ vận chuyển làm cá bị tổn thương, yếu đi, tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập qua các vết thương tổn gây chết và làm giảm tỷ lệ sống sau vận chuyển
6) Sự va chạm gây tổn thương cho cá
13
Mật độ
Yếu tố mật độ làm ảnh hưởng rất nhiều tới các yếu tố khác trong quá trình vận chuyển cá như: sự cọ sát gây chấn thương ở cá, oxy và áp suất riêng phần của oxy trong nước, CO2, PH, lượng khí amoniac và các khí độc hại
14
Cần tính toán hợp lý giữa tỷ lệ của môi trường vận chuyển và sự thích nghi của mỗi loài cá để từ đó đưa ra được các thông số mật độ vận chuyển thích hợp
Ngoài ra còn 1 số các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cá sống như:
Ảnh hưởng của áp suất
Cá ở trạng thái no hay còn bùn đất còn ở mang, da cá
Cá đang ở trạng thái nổi đầu
Cá vừa bắt ở sông suối hồ nước
Độ mặn
15
III) Biện pháp khắc phục 1 số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cá sống
Đảm bảo chất lượng cá
Giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển
Giảm sự tạo thành NH3 và CO2 trong nước chứa cá
Giảm sự cọ sát gây thương vong hoặc làm chết cá khi vận chuyển
Chú ý đến áp suất O2 trong túi chứa cá
Làm sạch bùn đất bám ở mang hoặc da cá
16
IV) Kỹ thuật vận chuyển cá sống
Phương pháp vận chuyển cá sống
Phương pháp vận chuyển kín:
Có bơm O2 vào trong dụng cụ vận chuyển khi đóng gói cá và cá sẽ sử dụng lượng O2 này trong suốt quá trình vận chuyển
Phương pháp vận chuyển hở:
Là phương pháp vận chuyển có sục khí để tăng hàm lượng O2 trong suốt quãng đường vận chuyển. Hoặc không sục khí mà tăng lượng O2 trong dụng cụ vận chuyển bằng cách tăng diện tích mặt thoáng
17
Vận chuyển bằng phương pháp hở
Vận chuyển bằng thúng sơn
Ưu điểm: trang thiết bị đơn giản
Nhược điểm: khối lượng cá ít, đoạn đường ngắn, năng suất thấp và vất vả cho người v/c
Nguyên tắc: lắc để tạo sóng khi v/c, làm không khí hòa tan vào nước đảm bảo nhu cầu O2 cho cá  khi v/c thường xuyên lắc thúng để tạo sóng ngang trên mặt nước.
Mật độ: thay đổi theo cỡ cá, khoảng cách v/c và cỡ thúng
Cá bột: 15-20 vạn con/gánh Cá thịt 4-5 kg/gánh
Cá giống cỡ 10-15gam/con thì 3-4 kg/gánh
18
b) Vận chuyển bằng thùng đèo xe đạp
Ưu điểm: trang thiết bị đơn giản, nhanh hơn pp1
Nhược điểm: mật độ v/c ít hơn pp1 nên năng suất v/c thấp hơn.
Nguyên tắc: tương tự pp1 nhưng khả năng hòa tan O2 và không khí thấp hơn do mặt thoáng của thùng hẹp sóng ngang trên bề mặt bị hạn chế.
Mật độ: tùy theo thời tiết và đoạn đường v/c mà mật độ cá cũng tăng hay giảm theo phạm vi sau:
Cá bột: 4-5 vạn con/thùng
Cá cỡ 4-5 gam/con thì 0,5-1,0 kg/thùng
Cá cỡ 10-15gam/con thì 1,0-1,5kg/ thùng
19
c) Vận chuyển bằng ô tô quây bạt
Ưu đểm: tốc độ v/c nhanh và đi được xa thiết bị đơn giản
Nhược điểm: thao tác vất vả và cần có ô tô
Nguyên tắc: khi xe chạy trên đường dài sẽ tạo sóng trên mặt nước, tăng sự hòa tan O2 không khí vào nước, cung cấp đủ O2 cho quá trình hô hấp của cá
Mật độ: phụ thuộc vào thời tiết mà điều chỉnh
Cá bột: 50-70 vạn con/m3
Cá giống: cỡ 10-15 gam/con thì 90-100kg/m3
Cá cỡ 300-700gam/con thì 120-150kg/m3
Cá cỡ >700gam/con thì 150-160kg/m3
20
2) Vận chuyển bằng phương pháp kín
a) Vận chuyển bằng túi P.E hoặc túi PVC
Thông thường túi vận chuyển cá con có kích thước: 1,0-1,2 × 0,35-0,4 (m). Túi vận chuyển cá lớn có kích thước: 1,4-1,6 × 0,5-0,6 (m).
Chuẩn bị cá: được huấn luyện xong nhốt trong bể. Trước khi đóng túi cần phải cẩn thận đếm cá để định mật độ
Xử lý túi cá trên đường v/c:
Sau khi đóng gói 8h nên tiếp O2
Sau 12h nên thay nước
Sau 24h nên cho cá nghỉ
Khi tiếp O2 phải vuốt hết khí cũ trong túi sau đó bơm O2 như lúc trong túi
Tính toán tỷ lệ sống sau khi kết thúc vận chuyển
21
b) Vận chuyển bằng can, thùng nhựa có tăng áp suất
Tùy theo số lượng cá vận chuyển mà có thể dùng can nhựa cỡ: 3,5; 10; 20 lít hoặc thùng nhựa cỡ 50-100 lít để vận chuyển cá bột, cá hương hoặc cá giống:
Cá bột: 10.000-240.000con/l
Cá cỡ 0,25-1g/con thì 150-200con/l
Cá cỡ 5-10g/con thì 80-100con/l
Thời gian thay nước:
Cá bột: 10h
Cá giống: 15h
Sau 30 h thì nên cho cá nghỉ trong nước sạch từ 8-12h và cho cá ăn ở mức độ phù hợp.
22
Thank you for your listen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)