Kỹ thuật nuôi Dê P2

Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Kỹ thuật nuôi Dê P2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
GVHD: VÕ VĂN TOÀN
SVTH: Phạm Thị Ngọc Mỹ
Nguyễn Thị Thy Nga
Trần Thị Bảo Ngà
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nguyễn Ngọc Nhiên
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH _ KTNN
2
CHUỒNG TRẠI
KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG
THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN THỨC ĂN
KỸ THUẬT CHĂM SOC VÀ NUÔI DƯỠNG
CÔNG TÁC THÚ Y
NỘI DUNG
GIÁ TRỊ VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DÊ
3
I./ NUÔI DÊ Ở ViỆT NAM
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam phát triển nhanh, số lượng dê nuôi trong cả nước hơn 650.000 con trong đó 72% phân bố ở miền Bắc, 25,5% phân bố ở miền Nam. mô hình nuôi dê phổ biến ở các địa phương, có trang trại lên đến hàng trăm con.
Năm vừa qua giá bán thịt dê liên tục tăng, giá bán thịt hơi từ 50.000đ/kg(thịt hơi), 105.000đ – 110.000đ/kg thịt.Chăn nuôi dê có nhiều lợi thế như :
Vốn đầu tư ban đầu thấp
Quay vòng vốn nhanh
Tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp
Được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay việc nuôi dê ngày càng được chú trọng và góp phần vào phát triển kinh tế của người nghèo,ở nhiều địa phương con dê được coi là con vật của người nghèo.
4
I KHÁI QUÁT CHUNG
Dê là loài gia súc nhai lại nhỏ thuộc:
Loài dê(Capra)
Họ phụ dê cừu(capra rovanae)
Họ sừng rồng (Boridae )
Bộ phụ nhai lại (Ruminantia)
Bộ guốc chẵn (Artiodactyta)
Lớp có vú (manmalian).
5
Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống.
Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...).
Cả dê cái và dê đực đều có râu.
HÌNH DẠNG BÊN NGOÀI
6
ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
Sự sinh trưởng phát triển của dê tuân theo quy luật và giai đoạn,nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý và môi trường.
Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn so với dê cái. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất ,giai đoạn 18-24 tháng cường độ sinh trưởng của dê thấp dần,giai đoạn 24-30 và 30-36 tháng tuổi dê bước vào dần tăng tuổi trưởng thành,cường độ sinh trưởng thấp hẳn và thay đổi không rõ rệt.
ĐẶC ĐIỄM SINH HỌC
7
Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh (hơn cả bò, trâu..)
Đa số các loài dê đến 6-8 tháng tuổi là đến tuổi động dục. Thời gian dê mang thai khoảng 140 ngày.
SINH SẢN
8
DÊ CỎ
MỘT SỐ GiỐNG DÊ chính Ở NƯỚC TA
DÊ ĐỊA PHƯƠNG
9
DÊ BÁCH THẢO
10
Dê Jumnapari(dê Ấn Độ)
11
Dê beetal (dê Ấn Độ):
12
1/ Chọn dê cái giống:
Khi chọn giống dê ta phải chọn qua đời trước (dòng, giống dê qua bố mẹ, ông bà).
Sau đó là chọn lọc qua bản thân cá thể con giống như qua ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và cuối cùng là chọn lọc qua đời sau của chúng.
II./ Kỹ thuật chọn giống dê
13
* Những đặc điểm ngoại hình của dê cái giống sữa tốt nên chọn làm giống:
1- Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.
2- Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.
3- Lưng thẳng.
4- Sườn tròn và xiên về phía sau.
5- Có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả năng tiêu hoá tốt.
6- Hông rộng và hơi nghiêng đảm bảo cho dê có bầu vú gắn chặt vào phần bụng.
II./ Kỹ thuật chọn giống
14
7- Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau, là loại vú da.
8- Khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú.
9- Những núm vú to dài từ 4-6cm treo vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước.
10- Thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú.
II./ Kỹ thuật chọn giống dê
* Những đặc điểm ngoại hình của dê cái giống sữa tốt nên chọn làm giống:
15
11 - Gân sữa (tĩnh mạch) chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước. Gân sữa gấp khúc thì dê nhiều sữa.
Ở dê cái tơ gân sữa thường lặn dưới da, phải lấy tay sờ mới thấy.
12- Chân trước thẳng, cân đối.
13- Hàm dài khoẻ.
II./ Kỹ thuật chọn giống dê sữa
16
Ngoại hình:

Dê đực có đầu ngắn, rộng.

Tai to, dày, dài, cụp xuống.

Thân hình cân đối

Cổ to, ngực nở.

Tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn.

Hai tinh hoàn đều đặn, to.
2. Chọn dê sữa đực giống
17
Dòng giống:
Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4

. Nên chọn dê đực làm giống là con một (tức là lứa đó dê mẹ chỉ đẻ 1 con)

Vì con một bao giờ cũng có thể trọng cao. Khả năng phối giống thụ thai ít nhất đạt từ 85% trở lên.

Chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa cho dê con.
18
Nhân giống thuần chủng
Sử dụng những con đực tốt phối với những con cái trong cùng một giống.
Trong trường hợp này nhất thiết phải sử dụng những con đực phối với những con cái khác bố mẹ và ông bà để tránh đồng huyết.
Kỹ thuật nhân giống dê
19
Nhân giống lai tạo
Tuỳ theo mục đích khác nhau mà người ta có thể tiến hành lai tạo theo các phương thức và cố định chúng ở mức độ lai khác nhau như :
Lai kinh tế(tạo ra F1).
Lai cấp tiến.
Lai luân chuyển
Lai lặp lại...
20
Phối giống
Ngoài việc chọn ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì cho dê giao phối đúng thời điểm là việc làm hết sức quan trọng.
Thời gian động dục kéo dài của dê thường là 36- 40 giờ và thời gian phối giống thích hợp sẽ là 12-30giờ.
Vì vậy nên cho dê phối giống 2 lần trong ngày động dục.
Để dễ dàng kiểm tra dê cái động dục và điều khiển được việc phối giống theo ý định người ta thường sử dụng một vài đực giống để kiểm tra.
Tỷ lệ dê đực/cái thường nên là
21
Mục đích:
Bảo vệ sức khỏe cho dê
Quản lý dê được tốt hơn
An ninh:
Tận thu phân:
III./ Chuồng trại
22
2.Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi dê:
Cao ráo, sạch sẽ:
Giảm thiểu tác động xấu của khí hậu và thời tiết:
Thuận tiện.
Kinh tế.
III./ Chuồng trại
23

Diện tích chuồng:

Diện tích chuồng nuôi dê có thể tính cho các loại dê khác nhau như sau (m2/con):
Nhốt cá thể Nhốt chung
Dê cái sinh sản 0,8-1,0 1,0-1,2
Dê đực giống 1,0-1,2 1,4-1,6
Dê hậu bị 7-12 tháng 0,6-0,8 0,8-1,0
Dê dưới 6 tháng tuổi 0,3-0,5 0,4-0,6


Các chi tiết chuồng nuôi dê:
24
2. Nền chuồng:phải phẳng, nhẵn để quét dọn vệ sinh, có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu
3. Sàn chuồng: phải làm bằng vật liệu cứng bền như gỗ, sàn cao so với mặt đất khoảng 40- 60cm.
4. Vách ngăn và cửa: vật liệu làm vách cũng giống như vật liệu làm sàn: gỗ, tre, tầm vông. Kích thước giữa các thang vách cách nhau 8-12cm, có độ cao từ mặt sàn lên 1,2-1,4m
5. Cửa chuồng: Chuồng sàn chia ngăn cửa không cần rộng chỉ đủ cho dê ra vào dễ dàng khoảng 35-40cm, cao 1m, cửa nên làm chắc chắn và dễ thao tác.
6. Mái lợp: Tùy theo kiểu chuồng trại và qui mô đàn có thể lợp 1 mái, 2 mái; mái ngắn hoặc mái dài. Vật liệu lợp mái tùy theo địa phương.
Các chi tiết chuồng nuôi dê:
25
IV./ THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN CHO DÊ
Các loại cây bụi, cỏ mọc tự nhiên ở bãi chăn, trên đồi, đê, các loại lá cây như mít, keo tai tượng, chuối, sầu đông, keo đậu… đều là các nguồn ăn phong phú cho dê.
Phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu … đều có thể làm thức ăn cho dê.
Thức ăn củ quả: khi cho ăn cần thái mỏng để dê dễ sử dụng.
26
Thức ăn tinh: Loại thức ăn này cung cấp protein và năng lượng cao.
Thức ăn khoáng: gồm bột khoáng canxi, bột xương, bột vỏ sò…
Thức ăn thô xanh: chiếm một vị trí rất quan trọng, khoảng
55 – 70% khẩu phần ăn của dê. Cỏ trồng: cỏ voi, cỏ ghine, cỏ ruzi, cỏ stylo, keo dậu… là nguồn thức ăn rất tốt cho dê.
IV./ THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN CHO DÊ
27
IV./ THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN CHO DÊ
28
V/ Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
1. Chăm sóc nuôi dưỡng dê con từ sơ sinh đến cai sữa (90 ngày tuổi)
Dê con sau khi đẻ được lau khô mình, cắt rốn xong, vuốt sạch máu ra phía ngoài và cắt cách cuống rốn 3-4cm.
Cần đưa dê con vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho ấm bên cạnh mẹ.
Sau khi đẻ 20-30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay.
29
Giai đoạn sau 15 ngày đến 45 ngày
Tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa dê mẹ.
Thông thường vắt sữa 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều đối với dê có sản lượng sữa trên 1 lít.
Dê con được cho vào bú dê mẹ ngay sau khi vắt sữa để khai thác hết sữa của con mẹ
30
Giai đoạn từ ngày 46-90 ngày tuổi
Trong giai đoạn này, cần cho dê uống 600 ml sữa, rồi giảm dần xuống 400 ml sữa nguyên chất/con/ngày
Chia thành 2 lần.
Sữa dê nguyên chất hay sữa thay thế cần được hâm nóng 38-400C,
Núm vú bình vú, chai đựng sữa phải rửa sạch tiệt trùng trước và sau khi cho dê bú, lau khô sạch nền chuồng sau khi dê con bú.
31
Những dê con còi cọc, suy dinh dưỡng:

Những dê này cần được cho ăn thêm premix khoáng, sinh tố hoặc loại bỏ giết thịt dê đực không đủ tiêu chuẩn giống để tránh lãng phí.
32
Chăm sóc dê con:
Thường xuyên quét dọn chuồng trại khô sạch,
Cho dê vận động ngoài sân chơi hoặc bãi chăn thả gần chuồng,
Nhất thiết không cho dê con theo mẹ đi chăn ngoài bãi xa trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.
33
Trong thời kỳ dê con theo mẹ, dê thường hay mắc bệnh về đường hô hấp do lạnh nên phải giữ ấm lót ổ cho dc con nằm.
Đặc biệt giai đoạn này dê cảm nhiễm rất mạnh với bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm và lây lan rất nhanh,
Chăm sóc dê con:
34
Cần chọn lọc những dê cái, dê đực sinh trưởng phát dục tốt, có ngoại hình đẹp sau cai sữa để chuyển sang nuôi hậu bị.
Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định để tăng khả năng sinh trưởng phát triển cơ thể hợp lý
Đối với các loại thức ăn mới, các phụ phẩm nông công nghiệp cần tập ăn và tăng dần từ ít đến nhiều để phù hợp với khả năng tiêu hoá của dê.
Cung cấp đủ nước sạch cho dê.
Vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn nước uống sàn chuồng sân chơi của dê
CHĂM SÓC DÊ HẬU BỊ
35
Chăm sóc dê cái mang thai
Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23 ngày) mà không thấy dê động dục trở lại là có thể dê đã thụ thai.
Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động từ 145- 157 ngày)
Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt và có nhiều sữa sau khi sinh.
36
Chăm sóc dê đẻ
- Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được vệ sinh tiêu độc khô, sạch, kín ấm và yên tĩnh.
Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao
Có người trực dê đẻ,
Dê sắp đẻ có những biểu hiện: Dê khó chịu, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng sa, bầu vú căng.
Khi nước ối vỡ ra là dê đẻ. Bình thường thai sẽ được đẩy ra từ từ theo nhịp rặn của dê mẹ.
Thường dê đẻ từ 1 -4 giờ tuỳ theo số lượng thai và vị trí thai.
37
Chăm sóc nuôi dưỡng dê vắt sữa
Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, khẩu phần của dê
Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày cần cho ăn và vắt sữa 2-3 lần/ngày.
Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5 lít/con/ngày)
Tạo điều kiện cho dê vận động ở sân chơi hoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng nuôi 3-5 giờ/ngày
38
Chăm sóc dê đực giống
- Dê đực giống được nuôi nhốt tách riêng khu dê cái vắt sữa.
- Thông thường 1 dê đực năng 50kg 1 ngày cho nó ăn 4 kg cỏ xanh; 1,5 kg lá cây giàu protein, 0,4 kg thức ăn tinh.
- Luôn chú ý bổ sung đủ khoáng đa và vi lượng cho dê
- Thường xuyên cho dê đực vận động tuần 2 lần cùng với việc tắm chải khô cho dê.
- Có sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng đực giống
39
1
4
5
3
1
2
6
Bệnh sán dây
Bệnh đau bụng
Bệnh chướng hơi dạ cỏ
Bệnh đậu dê
Bệnh sốt sữa
Bệnh ngoại khoa
VI/ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DÊ
40
Nguyên nhân và cách lây lan:
Moniezia expansa và Moniezia benedeni là 2 loại sán dây ký sinh ở ruột dê, có thể dài vài mét, thân nhiều đốt. Ve, bét ăn phải trứng sán trong đất, trứng sán phát triển thành ấu trùng sán (Cysticercoids). Dê ăn phải ve, bét có ấu trùng sán.
Khoảng 50 con sán ký sinh có thể làm dê chết.
Triệu chứng: Bệnh thường biểu hiện ở dê trên 6 tháng tuổi, dê còi cọc, xù lông, bụng xệ, chậm lớn...
Điều trị: Dùng Niclosamide, cho uống 50mg/kg thể trọng, có hiệu lực cao và rất an toàn.
Biện pháp phòng bệnh: tốt nhất là không chăn thả dê ở khu vực ẩm thấp, có ve, bét cư trú và định kỳ 6 tháng một lần tẩy sán bằng thuốc hiệu lực cao cho toàn đàn.
1./ BỆNH SÁN DÂY
41
Nguyên nhân: Do bị nhiễm giun sán, ngộ độc hoặc ăn thức ăn, nước uống kém phẩm chất, không đảm bảo vệ sinh...
Triệu chứng: Bệnh thường thấy ở dê con. Đường tiêu hoá đau khiến dê cong gù lưng lại, thở nhiều, đi loạng choạng, hoảng loạn, cơn đau tăng dần đến khi dê chết.
Điều trị: Dê lớn uống 1/4 lít dầu gai hoặc 1 cốc rượu mạnh pha vào 2 cốc nước; mỗi giờ cho uống một lần tới khi hết cơn đau. Trường hợp đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau như mocfin, chữa bằng cách tẩy giun, sán...
2./ BỆNH ĐAU BỤNG
42
Nguyên nhân: Bệnh do cho dê ăn nhiều thức ăn bị ôi, mốc, nhiều nước, ít xơ và dễ lên men sinh hơi hoặc trong thức ăn có nấm độc;
Triệu chứng: Giai đoạn đầu của bệnh, dê mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Bụng, đặc biệt là hông bên trái căng, gõ tay vào nghe như tiếng trống. Lâu dần dê đứng xoạc chân, đi loạng choạng, nhu động dạ cỏ yếu dần và mất hẳn. Giai đoạn cuối cùng, dê chảy dãi, mắt trợn ngược và chuyển động tròn, niêm mạc mắt, mồn tím tái, thể hiện cơ thể thiếu ôxy và sắp chết...
Điều trị: Can thiệp kịp thời là rất cần thiết.
Chướng hơi thứ cấp: Can thiệp bằng ống thông dạ cỏ hoặc tháo bỏ dị vật khỏi cuống họng.
Chướng hơi do thức ăn: Cho dê uống 100-200ml dầu ăn, hoặc rượu tỏi. Cho dê hoạt động và chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần sau khi uống dầu hoặc rượu tỏi sẽ làm tăng cường nhu động dạ cỏ và thoát hơi. Trường hợp bệnh nặng phải chọc trôca vào dạ cỏ phía trên hông trái để thoát hơi. Sau đó tiêm kháng sinh 3-5 ngày.
3./ BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ
43
4./ Bệnh đậu dê
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Đậu Dê là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, Bệnh do chủng vi-rút thuộc giống Capripoxvirus, họ Poxviridae gây nên bệnh với các thể từ cấp tính đến mãn tính.
Triệu chứng và bệnh tích
Sốt cao 40-41°C, kéo dài 3-5 ngày. Chảy nước mắt và dịch mũi, kém ăn, nằm một chổ . Trên da mặt xuất hiện các mụn nhỏ như hạt đỗ, hạt ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen 
Điều trị
Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh đậu. 
Bôi các dụng dịch sát trùng lên các mụn đậu: Thường dùng dung dịch Blue Mêthylen 1%
Khi có hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn ở mũi, miệng và viêm khí quản thì điều trị bằng kháng sinh như Ampicilin: dùng liều 30g/kg thể trọng phối hợp với Kamamycin 
Trong thời gian điều trị giữ chuồng khô, sạch sẽ và ấm vào mùa đông.
 Phòng bệnh
Phát hiện sớm dê, cừu bệnh để cách ly và đièu trị.
Tiêm vacxin phòng bệnh cho dê, cừu khi có điều kiện.
Giữ chuồng luôn khô sạch, kính ấm mùa đông và thoáng mát mùa hè.
44
4./ Bệnh đậu dê
45
Nguyên nhân: Do cho dê ăn khẩu phần thiếu hoặc mất cân bằng canxi và phốt pho trong thời gian dài.
Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra ở dê sữa có năng suất cao. Ban đầu dê kém ăn, suy nhược cơ thể, loạng choạng, đi lại khó khăn; sau đó dê dựa vào tường và nằm bệt về một bên, bị tê liệt và co giật, thân nhiệt hạ dưới 38 độ C, mạch đập tăng...
Điều trị: Giai đoạn đầu bị bệnh có thể tiêm tĩnh mạch chậm, 15-30ml/ngày dung dịch canxi clorua (CaCl2) 10%;
Phòng bệnh: Thường xuyên bổ sung đá liếm hỗn hợp muối khoáng
5./ BỆNH SỐT SỮA
46
Nguyên nhân: Do chấn thương cơ học như dẫm phải dây kẽm gai, vật nhọn, trơn trượt, bỏng... làm dê bị què, trầy xước... hoặc các bệnh ngoại khoa khác như u nhọt, viêm nhiễm ngoài da...
Vết thương hở biểu hiện rõ hoặc bộ lông phủ bên ngoài nhưng con vật
thường liễm chỗ bị thương, máu rỉ ra và làm bê bết lông...
Vết thương kín biểu hiện không rõ, lúc đầu sưng, nóng, đau và cứng, về sau thành mủ mềm...
Điều trị:
- Vết thương hở thì cắt lông xung quanh rồi rửa sạch, bôi thuốc sát trùng, nhỏ iốt, mỡ kháng sinh... Bôi xung quanh vết thương crezin, dipterex, hoặc thuốc sát trùng và chống ruồi nhặng khác...
- Vết thương kín thì dán cao, nếu có mủ phải mổ, rửa sạch, sát trùng để phòng ruồi nhặng...
- Vết bỏng thì bôi các loại thuốc phomat, dầu gan cá, mỡ kháng sinh, bỏng axít thì phải rửa bằng nước vôi trong...
U nhọt, viêm nhiễm ngoài da... thì bôi các loại thuốc phomat kháng sinh trị nấm và diệt khuẩn...
6./ BỆNH NGOẠI KHOA
47
Dê là loài động vật cung cấp nhiều giá trị kinh tế.
Nuôi dê :
Để lấy thực phẩm (thịt, sữa...)
Để lấy sữa (sữa dê không chỉ làm thực phẩm mà, các sản phẩm như sữa rửa mặt, sửa tắm,... cũng có thành phần chiết xuất từ sữa dê)
Để lấy lông (làm áo ấm, chăn...), lấy da, lấy sừng (dùng để trang trí trong nhà...), ...
Để làm cảnh.
VII/ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI DÊ
48
48
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi dê, cừu trên thế giới là rất lớn.
Theo thống kê năm 2004 của FAO cho biết, sản lượng thịt các  loại của toàn Thế giới đạt 249.851.017 tấn, trong đó sản lượng thịt dê đạt 4.0910190 tấn (chiếm 1,64 % tổng sản lượng).
Khu vực các nước đang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất (3.903.357 tấn - chiếm 95,4% tổng sản lượng), tập trung chủ yếu ở Châu Á (3.003.742 tấn - chiếm 73,42%).
Nước cung cấp nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1.518.081 tấn), Ấn Độ (473.000 tấn), Pakistan (373.000 tấn).
1./ Thị trường Thế giới
49
49
Những năm gần đây ngành chăn nuôi dê nước ta đã tăng cả về mặt số lượng và chất lượng, thịt dê được xem là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng cholesterol thấp rất tốt cho sức khỏe của con người.

Sự tăng giá thịt dê hơi trên thị trường do nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước đang ngày càng tăng, năm 1996 giá thịt hơi chỉ 8000 đ/kg, đến năm 2003 đã tăng lên 23.000đ/kg (cao hơn gần gấp đôi so với thịt lợn (11.000 - 12.000 đ/kg thịt hơi) và đến năm 2005 giá thịt dê lên đến 35.000 đ/kg. Hiện giá dê đang ở mức 50.000-52.000 đồng/kg (hơi), 105.000-110.000 đồng/kg (thịt)

Tập quán sử dụng sản phẩm từ chăn nuôi dê (thịt, sữa) đã được hình thành. Đây là động lực mới, mạnh thúc đẩy mạnh tiến trình cải tạo đàn, tăng qui mô đàn, số lượng đàn và công nghệ chế biến sản phẩm.
2. Thị trường trong nước
50
Thành phần dinh dưỡng của Sữa dê
Nước 86.6 g
Chất đạm 3.6 g
Chất béo 4.2 g
Carbohydrates 4.8 g
Calories 71
Các vitamins
A 120 IU
B1 (Thiamine) 0.05 mg
B6 0.027 mg
Riboflavine 0.12 mg
Niacin 0.20 mg
Folic acid 1.3 mcg
Pantothenic acid 0.35 mg
C 2 mg
Biotin 2 mcg
B12 0.03 mcg
Các khoáng chất :
Sodium 34 mg
Potassium 180 mg
Calcium 129 mg
Magnesium 13 mg
Sắt 0.1 mg
Đồng 0.04 mg
Kẽm 0.30 mg
Phosphorus 14 mg
100 gram Sữa dê chứa
51
Sữa dê có phần bổ dưỡng hơn sữa Bò.
Cung cấp nhiều năng lượng hơn.
Chứa nhiều Vitamin C và D hơn.
Nhiều khoáng chất hơn như: Calcium (cao hơn sữa bò đến 13%), Potassium, Magnesium và Phosphorus.
Ngoài ra Sữa Dê chứa khoảng 15% cholesterol, ít hơn sữa Bò.
Thành phần dinh dưỡng của Sữa dê
52
Calories 149
Chất đạm 19.5 g
Chất béo 7.88 g
Cholesterol 75 mg
Khoáng chất 1.3 g
Calcium 9.5 mg
Sắt 2.0 mg
Vitamins :
A 36 mcg
B1 0.15 mg
B 2 0. 28 mg
Nicotinamide 4.9 mg
B 6 0. 3 mg
Thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
100 gram chứa :
53
Các món ngon chế biến từ thịt dê
Thịt dê nướng
54
Các món ngon chế biến từ thịt dê
Lẫu
thịt Dê
55
Thịt Dê xào
Các món ngon chế biến từ thịt dê
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC THEO BẠN ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)