Kỹ thuat nuoi Đà Điểu p2

Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Kỹ thuat nuoi Đà Điểu p2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU
GVHD: TS. VÕ VĂN TOÀN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Lớp Nông học B- K31

TRƯƠNG THỊ DIỄM HƯƠNG
NGÔ ANH KHOA
TÔ THỊ MỸ LỆ
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
NGUYỄN VĂN LONG
2
NỘI DUNG CHÍNH
II. CHỌN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG
III. CÁCH BỐ TRÍ CHUỒNG TRẠI
IV.THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN THỨC ĂN
V. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
VI. CÔNG TÁC THÚ Y
VII. GIÁ TRỊ VÀ THỊ TRƯỜNG
I.GIỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG
3
Hơn 100 năm trước, người châu Phi đã thuần dưỡng đà điểu với mục đích nuôi lấy thịt.
Ngày nay,đà điểu được nuôi khắp thế giới( tại cả những nước khí hậu lạnh như Thụy Điển).Ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Australia… đã phát triển ngành chăn nuôi đà điểu theo hướng công nghiệp hóa nhằm khai thác nguồn thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao,ngoài ra còn lấy da,lông phục vụ thời trang, mỡ chế biến mĩ phẩm.
Ở Việt Nam, kể từ năm 1995,bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn đã đưa 100 trứng đà điểu đầu tiên giống châu Phi về nước và giao cho trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương(Viện chăn nuôi Quốc gia )
ấp nở và nuôi thử nghiệm được 38 đà điểu con
4

Đến nay,số lượng đà điểu đã tăng lên trên rất nhiều và đang hứa hẹn khai sinh ra 1 ngành chăn nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cho đất nước ta.
Hiện nay đà điểu được nuôi ở Việt Nam chủ yếu là từ các nước Châu phi
5
I.GiỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GiỐNG
1.Nguồn gốc:
6
Struthio comelus (Đà điểu Châu Phi)
7
Giống đà điểu Rhae (Đà điểu Châu Mĩ )
8
Đà điểu Châu úc: 2 giống
Casuarius(đà điểu đầu mào)
Dromiceus( Emu)
9
Con trống có dáng cao lớn, lông đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ màu trắng chân và mỏ chuyển màu đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn. Con mái và con trống non có màu nâu xám với các mảng màu trắng .


2.Đặc điểm hình thái
10
Bộ lông của chúng mềm khác với lông vũ của các loài chim bay.
Mắt to, lông mi của chúng đen, rậm để che cát bụi.
Chúng đứng trên hai ngón chân, ngón lớn tương tự như móng guốc giúp cho khả năng chạy của chúng.
11
3.Sinh trưởng ,phát triển và sinh sản
Đà điểu trưởng thành và thành thục sinh dục ở độ tuổi 2-4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng.
12
Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ múa gọi bạn tình.
Con trống sẽ dùng tiếng kêu đặc trưng hoặc âm thanh khác để đánh nhau, chiếm lãnh thổ,quyến rũ hậu cung có từ 2-5 con mái.
13
14
Đà điểu đẻ trứng.
Trứng được con mái ấp vào ban ngày, con trống ấp vào ban đêm, bởi vậy màu lông khác nhau để tránh bị phát hiện khi đang ấp trứng.
Sinh sản từ tháng 3,4 đến tháng 8 tùy vùng địa lý Con mái sẽ đẻ những quả trứng đã thụ tinh trong một cái tổ chung đơn lẻ, đây là các hốc đơn giản được đào ở mặt đất sâu 30-60cm.
15
Trứng nặng 1.3-1.4kg, dài 15cm, rộng 13cm.
Là loại trứng lớn nhất và có phôi lớn nhất, màu trắng nhạt, bóng láng.
16
Thời gian ấp trứng 35-45 ngày. Đà điểu con mới nở đã mở mắt và 1,2 tiếng sau thì đã chạy nhảy.
Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm mỗi tháng.
Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45kg.
17

Thông thường con trống sẽ chăm sóc con non.
Tuổi thọ từ 30-70 năm, trung bình là 50 năm
18
II.CHỌN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG
1. Chọn giống
- Chọn đực giống: Chọn hình thể cân đối, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn và linh hoạt; thể trạng không béo quá hoặc gầy quá, hai ngón chân khoẻ mạnh, ngay ngắn, cơ quan sinh dục phải lớn, dài, cong về bên trái, chiều dài trung bình 25cm.
19
- Chọn cái giống: thân hình cân đối, khỏe mạnh, lông bóng mượt,có màu nâu xẫm đặc trưng,chân khỏe
20
- Mùa sinh sản: Đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau và thường đẻ từ 2-7 giờ tối, vì vậy phải theo dõi nhặt trứng, tránh để chúng giẫm vỡ. Đà điểu đẻ từng đợt từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-10 ngày sau đó tiếp tục đẻ lại.
- Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với cái để chúng quen nhau. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6-9 giờ và chiều từ 14-16 giờ, ít khi diễn ra vào buổi tối. Con trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày
2. Ghép và phối giống:
21
III.CÁCH BỐ TRÍ CHUỒNG TRẠI
1 .Yêu cầu chuồng trại
Khu chuồng nuôi phải có sân chơi với kích thước 5 x 80 - 100 m. Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, nền sân ngoài thảm cỏ phải có chỗ lót cát để tắm cát làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng ngoài da. Đà điểu cũng rất thích tắm mưa nếu không có đệm cát nước mưa sẽ làm sân lầy bùn và bộ lông đà điểu bẩn dễ gây bệnh tật. Sân chơi có trồng cây làm bóng mát cho đà điểu trú nắng.
22
2. Điều kiện yên tĩnh :
Hệ thần kinh đà điểu rất nhậy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như đề phòng hiểm hoạ, nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chân thương, rách da hoặc gẫy cổ rồi chết.
23
3. Đề phòng các vật lạ :
Vì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá, mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này, dễ gây chấn thương đường tiêu hoá.
24
4. Máng ăn, máng uống


Đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ được đóng với kích thước 0,3 x 0,25 x 1,0 m. Máng ăn được cố định ở độ cao 0,7 - 0,8 m để đà điểu không dẫm đạp và ăn dễ dàng. Đảm bảo 4 - 5 con/1 máng ăn.
Sử dụng bồn cao su đựng nước cho đà điểu uống, sử dụng nước máy hay nước giếng khơi, nước đủ để đà điểu uống tự do, mỗi ngày thay nước mát tránh nước nóng dưới ánh nắng mặt trời nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì.
25
5. Phân nhóm và mật độ nuôi
Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 15 - 20 con, mật độ nuôi đảm bảo 4 m2 nền chuồng/con và 10 m2 sân chơi/con.
26
26
Trại đà điểu ở xã Cát Trinh- Phù cát
27
IV.THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN THỨC ĂN
Bao gồm:
- Thức ăn xanh gồm các rau : xà lách, bắp cải, rau muống, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau lấp …
- Thức ăn tinh: ngũ cốc ,củ quả…

28
Ngoài ra có thể cho đà điểu ăn cám, bổ sung thêm bột xương ,bột sò…
Nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.
29
29
Ảnh Khoa cho đà điểu ăn thức ăn tinh
30
Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể.
- Từ 2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-90kg, thức ăn từ 500 - 1.655 - 2.000 g/ngày.
- Thành phần dinh dưỡng: tăng lượng cỏ,ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, Ca, P, Lizin... đạt 10 tháng tuổi.

31
- Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ nuôi thịt dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn tăng trọng thấp.
- Không nên cho đà điểu ăn nhiều đạm dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt
32
Dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời.
Vệ sinh chuồng trại, dọn thức ăn thừa,máng ăn, máng uống…
33
33
V. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
Đây là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi Đà điểu. Để nâng cao thu nhập cũng như chất lượng Đà điểu thì chúng ta cần chú ý để thực hiện thật tốt.
34
1.Đà điểu trống:
Có ý nghĩa trong việc nhân giống.
Thông thường ghép 1 trống với 2 mái hoặc 2 trống với 5 mái.
Đà điểu trống phải hiền lành để tránh làm hại đến con trống khác và con mái.
Cho ăn với chế độ thích hợp, không được nuôi quá béo


35
2.Đà điểu mái:Phải chăm sóc tốt
Dinh dưỡng:  đóng vai trò quan trọng đối với năng suất trứng, tỉ lệ phôi và ấp nở. Khẩu phần: protein 16-16,5%; năng lượng ME: 2.600-2.650kcal; Lizin 1,1%; Methionin 0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho 0,45-0,48%; Vitamin A 16.000UI; Vitamin D 3.700UI; Vitamin E 58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ.
Thức ăn xanh gồm cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác. Nên thả Đà điểu ở bãi cỏ xanh để chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh sản cần uống nhiều nước, nước phải mát, phải sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần.
36
36
Thức ăn xanh được khoa xay nhỏ thành đoạn
37
37
3. Đà điểu con
Chăm sóc: Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu thức ăn, nếu không để sẵn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột rồi chết.
Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau quả xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để Đà điểu ăn.
Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày
Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày
Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày
38
Cũng giống như gà, khi bị mắc bệnh Newcastle đà điểu có biểu hiện một số triệu chứng, bệnh tích và thay đổi hàm lượng kháng thể Newcastle trong máu.
VI.CÔNG TÁC THÚ Y
Đồng thời với thực hiện tốt vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi, cần phải phòng văcxin để chủ động tăng cường miễn dịch với bệnh Newcastle cho đà điểu.
- Văcxin phòng Newcastle: Đà điểu từ 3 - 45 ngày tuổi, dùng văcxin Lasota. Đà điểu ³ 60 ngày tuổi dùng văcxin H1.
- Cách phòng: Thông thường mỗi liều văcxin pha loãng vừa đủ 0,2 ml.
1.1.Bệnh Newcastle
39
1.2 Bệnh do nấm
1.2.1. Nấm phổi (Aspergillosis)
- Căn bệnh: Môi trường ẩm, có tinh bột, rơm, cỏ rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Nếu nuôi đà điểu non, nhất là đà điểu sơ sinh - 1 tuần tuổi, chúng nhiễm bào tử nấm do quá trình hô hấp.
- Phòng trị bệnh:
+ Giữ môi trường chăn nuôi sạch, khô ráo.
+ Sử dụng thuốc: Có thể dùng Nistalin liều 25 - 30 mg/Kg trọng lượng cho 1 ngày (dùng 3 ngày).
+ Trường hợp đà điểu đã nhiễm nặng, phải tách riêng để điều trị (liều cao gấp đôi, Nistalin liều dùng cho đà điểu: 50 mg/KgP/ngày). Liệu trình 3 ngày. Thông thường trộn thuốc theo thức ăn (cám). Nếu có điều kiện, nên cho từng con uống đủ định lượng 1 lần/ngày.
40
1.2.2. Nấm ngoài da
Nếu đà điểu sống trong điều kiện chuồng trại ẩm ướt, chúng có thể nhiễm nấm ở kẽ ngón chân: từ kẽ ngón chân lớp thượng bì phát triển thành các hình dị dạng.
Nhiễm bệnh tuy không gây chết nhưng làm đà điểu giảm giá trị kinh tế, đồng thời chúng dễ nhiễm các bệnh kế phát khác.
- Biện pháp giải quyết:
+ Cải thiện điều kiện chăn nuôi để khô ráo, phun thuốc sát trùng, diệt nấm và dùng các chế phẩm trị nấm ngoài da (có thể dùng Nirozal bôi mỗi ngày 2 lần). Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt
41
41
Định kỳ phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại
42
1.3. Xử lý một số trường hợp chấn thương
- Thương tổn ở đà điểu là nguyên nhân gây giảm giá trị kinh tế, nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống gây thiệt hại cho khả năng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt về da và thịt.
- Biện pháp can thiệp:
+ Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau).
+ Xử lý vết thương: cắt sửa, rắc bột kháng sinh (dùng Streptomycin: 1 g), tiếp theo khâu kín vết thương (5 - 7 cm) khâu một mối.
+ Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin: 1 triệu UI/50 KgP/lần (chỉ cần tiêm một lần).
43
43
Đà điểu bị rách da cổ
44
44
45
1.4. Hội chứng rối loạn trao đổi khoáng
- Hội chứng này thường xảy ra ở đà điểu từ 2-4 tháng với các biểu hiện lâm sàng: khớp phát triển không bình thường, ống xương chân cong biến dạng nên đà điểu đi lại khó khăn, xiêu vẹo.
Phòng trị
- Bổ sung kịp thời các loại muối khoáng đa lượng, vi lượng cũng như các vitamin A, D, E vào thức ăn cho đà điểu theo đúng quy định, phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu non
46
- Cho đà điểu non 2-4 tháng vận động ngoài sân chơi, dưới ánh sáng mặt trời theo thời gian nhất định để chúng có thể tự bổ sung các muối khoáng trên mặt đất và tự tạo được vitamin D2 nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu lên da.
- Có thể băng bó làm nẹp cố định tạm thời cho đà điểu non khi chúng bị thoái hoá khớp và xưng chân, đi lại khó khăn. Sau đó sẽ bỏ nẹp khi xương khớp đã phục hồi
47


VII. GIÁ TRỊ VÀ THỊ TRƯỜNG
48
Thịt Đà Điểu có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vi lượng và khoáng chất:
- Hàm lượng mỡ, cholesterol (thấp 58-60 mg/100g), năng lượng thấp nhưng  giàu protein.
- Hàm lượng axit béo không bão hòa (PUFA) đạt 32,5%.
- Hàm lượng axit béo Omega 3 cao 8% có tác dụng giảm nguy cơ mắc chứng bệnh tim mạch, cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển trí tuệ con người, đồng thời đặc hiệu chống đông máu, viêm cơ.
49


- Về thành phần khoáng chất: Natri trong thịt đà điểu (43 mg/100g) là lợi thế đối với người có chế độ ăn kiêng muối. Hàm lượng sắt (2,3 mg), mangan (0,06mg), đồng (0,1mg), kẽm (2mg/100 g) đều cao hơn ở thịt bò và thịt gà.
50
Vỏ trứng Đà Điểu có kích thước lớn, màu trắng, vàng nên dễ trạm trổ, chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật.
Trứng đà điểu:Hàm lượng cholesterol và đặc biệt là hàm lượng chất omega3 và omega6 tương đương trứng gà. Trứng nặng 1,2-1,7 kg, gồm 1.000g lòng trắng, còn lại 320g lòng đỏ và to gấp 27 - 28 lần quả trứng gà. Lòng đỏ có hàm lượng mỡ thấp (31,8%) có giá trị thực phẩm bổ dưỡng.
51
Tiết Đà Điểu cũng là một sản phẩm rất bổ dưỡng.
- Tiết chiếm 4,81% khối lượng Đà Điểu, còn ít được nghiên cứu.
- Thành phần hoá học chủ yếu trong tiết gồm protein, lipid, vitamin A, B, B2, C, E, acid nicotinic, phosphor, kali, calci, natri, sắt, magnesi, carbohydrat và một số các emzim, hoocmôn… -
- Tập đoàn Intenational Kinh Ostrich- Trung Quốc, từ tiết đà điểu các nhà khoa học đã chiết xuất một số hoocmon đặc hiệu, chất emzim sinh học để sản xuất biệt dược nguồn gốc sinh học giúp tăng cường sinh lực.
52
- Da Đà Điểu tốt hơn da voi, da cá sấu vì mềm mại và có những nang chân lông đặc thù chiếm 40% diện tích tạo thành nhiều hoa văn đặc sắc.
Da chân có các lớp vảy sừng
bò sát tạo ra một kiểu dáng đặc biệt.
Da đà điểu còn không bị các luật lệ quốc tế áp đặt cấm như da động vật sách đỏ quý hiếm được bảo vệ nên rất thuận tiện trong các giao dịch thương mại.
- Giá da Đà Điểu thô đầu năm 2008 là 70-90 USD/tấm. Giá da Đà Điểu chất lượng loại A là 25 USD/0,3 m2 cao hơn khi so sánh với giá da bò bò chỉ 3 USD/0,3 m2.
53
  Lông đà điểu cũng là mặt hàng có giá trị cao. Tại Châu Âu, 1kg lông đà điểu thô, tuỳ theo phân loại, có thể bán với giá trên dưới 100USD. Do lông đà điểu không tạo tĩnh điện, nên ngoài việc dùng để trang trí, ngày nay nó đang được sử dụng nhiều để làm bàn chải khi lau chùi máy vi tính và các thiết bị chính xác khác.
54
55
Thị trường:
Hiện nay đà điểu đang được nuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân.Nhiều hộ nông dân ở Quảng Nam, Khánh Hòa, Bến Tre, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Bắc Ninh,TP HCM… đã rất thành công với mô hình nuôi đà điểu.


Đồi núi phía bắc, có tiềm năng phát triển
chăn nuôi đà điểu
56
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)