Kỹ thuật nuôi đà điểu

Chia sẻ bởi Phan Ut | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Kỹ thuật nuôi đà điểu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu Ostrich
(Theo tài liệu của trung tâm nghiêng cứu gia cầm Thuỵ Phương , Viện chăn nuôi quốc gia )
I/ đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của đà điểu Ostrich :
Theo phân loại động vật , đà điểu thuộc lớp chim , bộ struthioniformes, phân bộ struthiones, gia đình struthionidas.
Đà điểu có nhiều loại khác nhau : đà điểu châu phi , đà điểu Bắc Mỹ , đà điểu Úc , đà điểu Tân Tây Lan . Trong đó , đối tượng chúng ta chọn nuôi thường là đà điểu châu Phi (Ostrich) và đà điểu Úc (UREA). Loài được giới thiệu ở đây là Ostrich , có thể coi là đối tượng nuôi có hiệu quả nhất trong các loại kể trên .
Đà điểu Ostrich là loài chim chạy lớn nhất trên trái đất , sống ở Nam bán cầu vùng cận nhiệt đới , thích nghi với vùng cao nguyên tương đối khô cằn, có thảm cỏ cung cấp thức ăn , có tầm nhìn rộng để dễ phát hiện và chạy trốn kẻ thù .. Tuy vậy , khi được thuần hoá chúng có khả năng thích nghi rộng từ 50 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam với tất cả các loại địa hình , khí hậu , sinh thái khác nhau . Nhiệt độ môi trường biến thiên từ -30 -400C đều không có ảnh ưởng gì đến chúng
Đà điểu trưởng thành con trống đứng cao 2,1-2,75 m , nặng 120-145kg , con mái cao 1,75- 1,9 m , nặng 95-125kg. Từ khi mới nở đến lúc 1 năm tuổi , đà điểu trống và đà điểu mái màu lông xám như nhau . Từ 10-11 tháng tuổi trở đi , màu sắc con trống có sự thay đổi , rõ nhất là lông cánh và lông đuôi có màu trắng , còn nàu sắc lông của con cái vẫn giữ nguyên màu xám tro để dễ ẩn mình trong lúc đẻ và ấp trứng .
Trong điềug kiện hoang dã , đà điểu thành thục khi đạt 3-4 năm tuổi . Khi nuôi trong trang trại , chúng thành thục sớm lúc 2-3 năm tuổi . Đà điểu mái thành thục sớm hơn đà điểu trống 5-6 tháng tuổi . Đà điếu mỗi năm đẻ 40-60 trứng , mổi trứng nặng 1,2-1,5 kg , 0,8-1 kg , con nở ra nặng 0,8-1kg, sau 10-12 tháng tuổi đạt 100-110kg/con . Qua thực tế , 1năm từ một mái mẹ có thể sinh sản được 20-25 con non . Sau 10-12 tháng nuôi đạt 2000-2500 kg thịt hơi . Nếu so sánh bò, lợn hay gia cầm thì hiệu suất sản xuất thịt hơi từ đà điểu mẹ là cao nhất . Thới gian khai thác 1 đà điu mẹ từ 40-50 năm và cho được 90-110 tấn thịt trong khi đó 1 đời bò là 2,1-2,5 tấn , lợn 4,5-7,7 tấn , gà 240 kg.
II/ các sản phẩm từ đà điểu Ostrich :
1/ Thịt : mềm , hàm lượng dih dưỡng cao , màu đỏ xẫm hơn thịt bò và đặc biệt hầu như không có gân , giàu prôtêin (20,5-21%), colecsterol rất thấp 58mg/100g, khoáng tổng số 1,14%, mỡ trong cơ chỉ có 0,48%, nó được đánh giá là thịt
sạch của thế kỷ XXI với giá trị bán trên thị trường thế giới là 25-30 USD/kg.
2/ Da : ngoài sản phẩm chính là thịt , các sản phẩm khác của đà điểu đều được con người sử dụng . Đặc biệt là da , nó đẹp và bền hơn da cá sấu , do trong cấu trúc của da có chứa một loại mỡ đặc biệt nên không bị gảy , nứt , cứng và khô. cho nên giá một 1m2 da đà điểu lên tới 400 USD . Tại thị trường Mỹ , giá một tấm da rộng 1,2-1,4 m2 là 550-580 USD , một đôi giày bằng da đà điểu giá 2000 USD .
3/ Lông : lông tơ đà điểu không những là đồ trang sức mà còn dùng cho mốt quần áo cao cấp . Tại châu Âu , một kg lông giá 100 USD , một kg lông tơ giá 2000 USD . Lông đà điểu không tạo dòng tĩnh điện , vì vậy , nó được sử dụng nhiều trong công nghệ tin học làm bàn chải lau chùi máy vi tính và các thiết bị chính xác khác .
4/ Các sản phẩm khác : ngoài các sản phẩm kể trên , vỏ trứng , móng vuốt có thể làm đồ trang sức , tác phẩm nghệ thuật .
II/ Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt :
Sau10-12 tháng tuổi , đà điểu theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa để đạt hiệu quả kinh tế cao . Trọng lượng giết mổ pải đạt 85-110kg/con .
1/ Yêu cầu chuồng trại :
Khu chuồng với chủ yếu là sân chơi với khích thước 5x60-120m tuỳ theo điều kiện có thể nuôi 12-15 con , đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng , nền sân ngoài thảm cỏ phải có chổ lót cát để đà điểu tắm cát làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng . Đà điểu cũng rất thích tắm mưa , nếu không có nền cát, nền sân đấ�t bùn lầy lội sẽ làm cho lông đà điểu bị bẩn , dễ sinh bệnh .sân chơi cần có cây cho bóng mát để đà điểu tránh nắng , trong thời gian này , chủ yếu đà điểu ở ngoài trời nên sân chơi đối vớu nó là rất quan trọng . Ngoài ra cần bố trí lán hoặc chổ có mái che rộng 3-5 m2 để đặt máng ăn .
2/ Điều kiện yên tĩnh :
Hệ thần kinh của đà điểu rất nhạy cảm , nếu có tác nhân gây hoảng sợ , chúng sẽ chạy toán loạn, giẫm đạp lên nhau hoặc va vào các chướng ngại vật khác gây rách da , chấn thương hay gảy cổ rồi chết .
3/Đề phòng vật lạ :
Vì đà điểu là loài ăn tạp nên trong khu vực nuôi phải dọn sạch các vật như gạch , đá , mảnh thuỷ tinh , túi bóng , các vật nhọn . để tránh chúng ăn phải các thứ này dễ làm chấn thương đường tiêu hoá .
4/ Chế độ dinh dưỡng :
Chế độ dinh dưỡng từ sau 3 tháng đến 12 tháng được chia như bảng 1 :
Đặc biệt là ở đà điểu 4-6 tháng tuổi nhu cầu đạm và các vitamin phải được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo cho sự phát triển. Tăng trọng ở cuối giai đoạn này đạt 12-13kg/tháng.
Đà điểu có hệ vi sinh vật ở manh tràng giúp chúng tiêu hoá xơ thô đạt tới 60% . Vì vậy , nên bổ xung rau , cỏ xanh tự do để giảm giá thành . Rau cỏ non băm nhỏ 3-4cm cho dễ ăn , cho ăn trong máng riêng hoặc đổ lên trên thức ăn tinh .
Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều , tăng trọng nhanh có thể giết mổ lúc 10 tháng tuổi .
Thức ăn xanh cho đà điểu có thể là lá bắp cải già , cỏ ghinê , cỏ voi non , rau muống , rau lấp . nếu sân chơi hoặc có bãi chăn thả rộng có bãi cỏ tự nhiên thì không cần thiết phải bổ xung thức ăn xanh , đà điểu có thể tự nhặt cỏ mà ăn .
sân chơi/con .
5/ Máng ăn , máng uống :
Máng ăn bằng gỗ , được đóng với kích thước 0,3x0,25x1m , được cố định ở độ cao 0,7-0,8 m để đà điểu không dẫm đạp và ăn dễ dàng hơn . Bảo đảm 4-5 con/1máng ăn .
Dùng bồn cao su đựng nước cho đà điểu uống , sử dụng nước máy hay nước giếng, nước đủ cho đà điểu uống tự do , mỗi ngày thay nước và rửa máng 1 lần . Đà điểu không uống nước nóng , do đó cần duy trì nước mát và tránh làm cho nước nóng dưới ánh sáng mặt trời .
sổ tay nghiệp vụ- Ngô Nguyễn Ngọc Luân- Nông Học K29 .
6/ Phân nhóm và mật độ nuôi :
Tuỳ theo diện tích chuồng mà có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi , mỗi nhóm từ 15-20 con ,mật độ nuôi đảm bảo 1-2m2 nền chuồng /con và 15m2 sân chơi/con .
7/ Giới thiệu khẩu phần ăn thâm canh để giết mổ lúc 10 tháng tuổi :
Để rút ngắn thời gian nuôi , có thể triển khai nuôi với khẩu phần ăn được giới thiệu ở bảng 2 :
Chú ý : Việc sử dụng quá nhiều sơ trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm hiệu suất chuyển hoá thức ăn . Thức ăn xanh cồng kềnh nên hạn chế thức ăn tinh cũng như dinh dưỡng thu nhận thấp dẫn đến tăng trọng thấp .
Công thức chăn nuôi đà điểu lthâm canh lấy thịt (bảng 3)


Quay lại mục lục
sổ tay nghiệp vụ- Ngô Nguyễn Ngọc Luân- Nông Học K29 .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ut
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)